Tin tức
U nang thừng tinh ở trẻ em: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
- 20/02/2022 | Bệnh thoát vị bẹn ở trẻ em là gì và cách điều trị hiệu quả
- 24/02/2022 | Thoát vị bẹn có nguy hiểm không và dấu hiệu của bệnh là gì?
- 31/12/2023 | Thoát vị bẹn ở người lớn có triệu chứng gì? Nguy hiểm không?
1. Nguyên nhân hình thành u nang
thừng tinh ở trẻ
Nang thừng tinh là bệnh lý bẩm sinh thường xảy ra ở trẻ em nam. Đây là hiện tượng vùng bẹn bìu của trẻ bị phồng to bất thường, xuất phát từ việc ống phúc mạc của trẻ vẫn tồn tại sau sinh và bên trong ống này bị tụ dịch.
Cụ thể, trong quá trình thai nhi phát triển trong bụng mẹ, tinh hoàn sẽ nằm ở vị trí bên trong phúc mạc, bên dưới thận. Dần dần tinh hoàn sẽ từ ổ bụng di chuyển xuống dưới bìu, vỏ phúc mạc cũng sẽ kéo theo tạo nên một ống gọi là phúc tinh mạc. Tinh hoàn sau khi đã hoàn toàn đi xuống bìu thì ống phúc tinh mạc sẽ teo lại, đóng kín tạo thành một dây xơ trước khi trẻ chào đời. Phần đầu xa ống phúc tinh mạc sẽ trở thành một lớp vỏ mỏng, bọc xung quanh tinh hoàn còn được gọi là màng tinh hoàn.
Trong trường hợp ống phúc tinh mạc không được đóng kín lại mà phát triển bất thường thì có 3 khả năng có thể xảy ra:
● Nếu ống phúc tinh mạc có đường kính nhỏ: nước từ ổ bụng sẽ chảy xuống và tích tụ lại thành u nang thừng tinh hoặc tràn dịch màng tinh ở trẻ;
● Nếu đường kính ống này lớn: trẻ sẽ gặp phải tình trạng thoát vị bẹn, tức là các cơ quan trong ổ bụng có thể thoát xuống qua ống này (bao gồm mạc nối lớn, ruột và các tạng khác).
Mô phỏng u nang thừng tinh
Ở những bé trai lớn hơn thì bệnh nang nước thừng tinh có thể xảy ra là do tình trạng viêm hay chấn thương trong bìu, viêm mào tinh hoàn hoặc tinh hoàn bị nhiễm trùng.
2. Dấu hiệu và biến chứng của u nang thừng tinh
2.1. Triệu chứng của u nang thừng tinh
Đa phần những bé trai bị u nang thừng tinh thường sẽ chưa cảm thấy nhức buốt hay đau đớn gì thời gian đầu. Triệu chứng sẽ là trẻ bị sưng hoặc phù nề vùng bìu và tinh hoàn, có thể dễ dàng nhận thấy bằng mắt thường.
Khi u nang phát triển và to dần, trẻ sẽ cảm thấy khó chịu, quấy khóc nhiều vì bìu trở nên to và nặng. Đặc biệt vùng bìu sẽ bị sưng to hơn vào buổi chiều. Nếu các bậc phụ huynh nhận thấy trẻ đột ngột bị đau buốt, sưng nề vùng bìu, nhất là đối với những trường hợp trẻ bị gặp chấn thương ở đây thì hãy đưa trẻ đi khám ngay. Bởi vì đây là tình trạng cấp cứu tiềm ẩn những biến chứng nguy hiểm, đặc bị là nguy cơ bị xoăn tinh hoàn có thể gây hoại tử bộ phận này.
Sau đây là một số đối tượng có nguy cơ cao gặp phải tình trạng này:
● Trẻ sinh non có rủi ro bị u nang thừng tinh cao hơn so với những trẻ sinh đủ tháng đủ ngày;
● Trẻ bị chấn thương vùng háng khi vui chơi hoặc trong sinh hoạt;
● Sản phụ bị viêm nhiễm cơ quan sinh dục khi đang mang thai.
2.2. U nang thừng tinh có thể gây ra những biến chứng gì?
U nang thừng tinh hiếm khi gây ảnh hưởng tới chức năng sinh sản của trẻ nhưng nếu tình trạng này là biểu hiện hoặc hệ quả của các bệnh lý về tinh hoàn thì có thể khiến trẻ gặp phải những biến chứng nghiêm trọng như:
● Viêm nang: khiến tuyến tiền liệt bị khó chịu và đau đớn;
● Viêm đường tiết niệu: trẻ tiểu nhiều lần, tiểu buốt hoặc cố gắng nhưng không ra nước tiểu;
● Thoát vị bẹn: kẹt ruột ở thành bụng, nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến hoại tử ruột và tử vong;
● Nhiễm trùng cơ quan sinh dục: có thể dẫn đến hình thành khối u, thậm chí là ung thư tuyến tiền liệt.
Biến chứng thoát vị bẹn do u nang thừng tinh
3. Điều trị u nang thừng tinh ở trẻ bằng phương pháp nào?
Đôi khi có những trường hợp u nang thừng tinh có thể tự tiêu biến nhưng ở những trẻ đang trong độ tuổi dậy thì, cha mẹ nên cho trẻ đi khám và điều trị bởi vì u nang thừng tinh có thể liên quan đến vấn đề sức khỏe sinh dục của trẻ.
Phẫu thuật là phương pháp thường được chỉ định trong những trường hợp bị u nang thừng tinh, cho dù ở mức độ nhẹ (ngay cả khi u nang không gây khó chịu cho người bệnh) và mức độ nặng
Sau khi kết thúc phẫu thuật, người bệnh sẽ được áp dụng chế độ ăn lỏng hoặc truyền dinh dưỡng để dễ tiêu hóa hơn. Ngoài ra, để giúp giảm tình trạng sưng và phù nề, bác sĩ sẽ kê cho bệnh nhân dùng các thuốc giảm đau, uống hoặc tiêm truyền kháng sinh đường tĩnh mạch trong vòng 1 - 2 ngày đầu.
Phụ huynh cần chú ý theo dõi và thường xuyên thay băng vết thương cho trẻ. Sau khi xuất viện nhớ tái khám định kỳ theo lời dặn để đảm bảo vết mổ hồi phục tốt và tránh các biến chứng có thể xảy ra.
Phẫu thuật là biện pháp thường được chỉ định trong điều trị u nang thừng tinh
4. Cách chăm sóc trẻ sau điều trị u nang thừng tinh
Khi trẻ xuất viện về nhà, phụ huynh cần lưu ý một số cách chăm sóc trẻ sau phẫu thuật cắt u nang thừng tinh:
● Không nên tắm rửa cho trẻ ngay, chỉ nên lau cơ thể trẻ bằng khăn thấm nước ấm;
● Cho trẻ uống nhiều nước;
● Để trẻ mặc trang phục thoải mái, không bận trang phục quá bó thít, quá chật vì sẽ cọ xát vào vết thương;
● Không để trẻ ngồi hoặc cưỡi lên vật cứng, đồ chơi cho đến khi vết thương lành hẳn;
● Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ, không nên kiêng khem quá mức để trẻ có sức đề kháng, giúp bệnh chóng lành.
Nhìn chung, tình trạng u nang thừng tinh hiếm khi diễn tiến nguy hiểm nhưng hoàn toàn có thể xảy ra biến chứng nếu trẻ không được thăm khám và điều trị. Nếu để lâu, u nang thừng tinh có thể gây chèn ép vào các cơ quan lân cận. Phương pháp điều trị thích hợp nhất cho tình trạng này đó là thực hiện phẫu thuật. Do đó, nếu con em bạn đang có các triệu chứng nghi ngờ bị u nang thừng tinh thì hãy đưa trẻ đi kiểm tra càng sớm càng tốt để kịp thời phát hiện và điều trị cho trẻ.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!