Tin tức
Phòng và điều trị bệnh Quai bị
Virus quai bị lây truyền như thế nào?
Virus quai bị lan truyền theo đường hô hấp: qua các bụi nước của hơi thở, truyền trực tiếp từ người bệnh sang người lành. Virus quai bị bám vào niêm mạc mũi, miệng, kết mạc, xâm nhập vào nội tạng qua đường máu.
Người bị quai bị có thể lây nhiễm cho người khác 1 tuần trước khi sung tuyến mang tai và kéo dài 2 tuần sau khi sung tuyến mang tai.
Bệnh quai bị có biểu hiện như thế nào?
Biểu hiện lâm sàng thường gặp nhất của bệnh quai bị là viêm tuyến nước bọt mang tai: sưng đau không nóng đỏ và không hóa mủ. Sốt 380-390C, đau đầu, chán ăn, khó nuốt, khó nói. Lỗ ống Sténon phù nề, đỏ tấy nhưng không bao giờ có mủ.
Bệnh thường diễn biến lành tính: sau 1 tuần, tuyến mang tai giảm đau và nhỏ dần, bệnh nhân hết sốt, các triệu chứng khác cũng lui dần và khỏi hẳn.
Quai bị có biến chứng gì?
Biến chứng viêm tinh hoàn gặp khoảng 30% trường hợp nam giới mắc quai bị ở độ tuổi thanh thiếu niên.
Biến chứng khác: nhồi máu phổi, viêm não, viêm tụy cấp, viêm buồng trứng…
Quai bị ở phụ nữ có thai?
Triệu chứng lâm sàng quai bị ở phụ nữ có thai không có gì khác biệt. Tuy nhiên virus quai bị có thể ảnh hưởng đến thai: gây dị dạng thai, thai lưu, đẻ non…
Phụ nữ mang thai mắc quai bị cần lưu ý những gì?
Quai bị không có thuốc điều trị đặc hiệu. Điều trị chủ yếu là điều trị triệu chứng: hạ sốt, giảm đau, giảm viêm, Vitamin và theo dõi biến chứng.
Trong quá trình điều trị bệnh nhân cần được nghỉ ngơi, vệ sinh răng miệng, đảm bảo chế độ dinh dưỡng.
Sau khỏi bệnh: cần được theo dõi thai định kỳ và khám sàng lọc dị tật bẩm sinh.
Để chẩn đoán quai bị cần làm xét nghiệm gì?
Xét nghiệm máu cơ bản: công thức máu, chức năng gan thận, Amylaza, CRP, tốc độ máu lắng… Siêu âm tuyến mang tai.
Xét nghiệm chẩn đoán xác định: xét nghiệm phát hiện kháng thể chống virus quai bị trong máu: kháng thể IgM và IgG.
Phân lập virus quai bị trong máu, dịch họng, dịch não tủy, nước tiểu.
Miễn dịch huỳnh quang: kết quả sớm 3-4 ngày phát hiện nhanh kháng nguyên virus trong tế bào họng-thanh quản.
Phòng bệnh quai bị
Người bệnh quai bị cần được được nghỉ ngơi. Hạn chế tiếp xúc với người bệnh trong vòng 10 ngày kể từ khi sung tuyến mang tai, khi tiếp xúc cần đeo khẩu trang. Đảm bảo vệ sinh nhà cửa, vệ sinh sàn nhà, đồ chơi của trẻ.
Phòng bệnh chủ động: tiêm phòng vaccine.
Đối với phụ nữ tiêm vaccine quai bị: đảm bảo không có thai khi tiêm phòng và phải áp dụng biện pháp tránh thai tối thiểu 1 tháng sau tiêm phòng.
Nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân về tiêm chủng phòng bệnh, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC với đội ngũ y bác sĩ và điều dưỡng nhi khoa giàu kinh nghiệm, chuyên nghiệp sẽ giúp khách hàng hoàn toàn yên tâm khi đưa ra quyết định tiêm phòng khống chế, phòng trừ các bệnh nguy hiểm cho chính mình và những người thân yêu.
Hiện nay, tại MEDLATEC ngoài việc triển khai dịch vụ xét nghiệm, tiêm vaccine phòng quai bị còn thực hiện tiêm vaccine phòng sởi, Rubella; huyết thanh kháng độc tố uốn ván; vaccine phòng bệnh uốn ván; vaccine phòng bệnh ung thư cổ tử cung; vaccine phòng bệnh viêm gan B (người lớn); vaccine phòng bệnh viêm gan B (trẻ em); vaccine phòng bệnh não Nhật Bản; vaccine phòng bệnh cúm.
Để biết thêm thông tin về dịch vụ tiêm phòng vaccine, khách hàng vui lòng liên hệ qua tổng đài 1900 56 56 56 hoặc website medlatec.vn.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!