Tin tức
12 triệu chứng điển hình của bệnh viêm thị thần kinh
- 21/05/2021 | Đỏ mắt khi ngồi máy tính nhiều phải làm sao và cách thư giãn mắt
- 20/05/2021 | Những kiến thức không nên bỏ qua về bệnh nhiễm trùng mắt
- 19/05/2021 | Bệnh khô mắt: nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết đơn giản
1. Tìm hiểu về bệnh viêm thị thần kinh
Khi nhắc tới tên bệnh viêm thị thần kinh, chắc hẳn nhiều người cảm thấy xa lạ song đây không phải bệnh lý hiếm gặp, liên quan đến tình trạng viêm nhiễm và thoái hóa bao myelin của dây thần kinh thị giác. Đối tượng mắc bệnh thường là phụ nữ trẻ tuổi.
Viêm thị thần kinh là bệnh nghiêm trọng khó điều trị
Khởi phát bệnh thường là bệnh xơ hóa mảng rải rác và viêm tủy thị thần kinh, sau đó mới tiến triển thành viêm thị thần kinh. Trong đó viêm tủy thị thần kinh là bệnh nghiêm trọng, kết hợp giữa thoái hóa bao myelin dây thần kinh thị giác và viêm tủy sống cắt ngang.
Bệnh ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe mắt và thị giác của người bệnh, nếu không điều trị tốt bệnh không những gây đau nhức, khó chịu mà có thể dẫn tới mù lòa. Tình trạng mất thị lực do viêm thị thần kinh có thể xảy ra ở một hoặc cả hai bên mắt. Người bị biến chứng mù 1 bên mắt do viêm thị thần kinh rất dễ lan đến bên mắt đối diện.
Nguyên nhân gây bệnh rất đa dạng, không phải trường hợp nào cũng xác định được chính xác. Trong đó, phổ biến nhất là viêm thị thần kinh biến chứng sau viêm nhiễm giác mạc, viêm mắt do virus, nấm hoặc vi khuẩn. Ngoài ra, tổn thương do chấn thương, khối u bất thường hoặc bệnh lý tự miễn cũng dẫn tới viêm thị thần kinh.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới viêm thị thần kinh
2. Triệu chứng bệnh viêm thị thần kinh như thế nào?
Viêm thị thần kinh gây ra các triệu chứng tại bên mắt bị ảnh hưởng, sau đó lan nhanh chóng sang bên mắt còn lại. Các dấu hiệu triệu chứng bệnh bao gồm:
2.1. Rối loạn khả năng nhận biết màu sắc
Triệu chứng này ban đầu thường chỉ xảy ra ở bên mắt bị viêm thị thần kinh, sau đó lan đến cả hai bên mắt. Rối loạn này khiến người bệnh không thể nhận biết màu sắc, điển hình hơn dấu hiệu suy giảm thị lực.
2.2. Suy giảm thị lực
Mức độ suy giảm thị lực trong bệnh viêm thị thần kinh có thể từ giảm mức độ nhẹ cho đến mù lòa hoàn toàn, cũng có thể xảy ra ở một hoặc cả hai bên mắt.
2.3. Đau nhức nhãn cầu
Đây là triệu chứng điển hình để phân biệt viêm thị thần kinh với các bệnh viêm, đau mắt khác. Cảm giác đau thường tăng khi bệnh nhân chuyển động nhãn cầu, khiến khả năng nhìn gặp nhiều khó khăn. Khi xảy ra triệu chứng này, thị giác cũng thường suy giảm nghiêm trọng cho đến mất thị lực hoàn toàn.
Cảm giác đau nhức thường tăng khi chuyển động nhãn cầu
2.4. Dấu hiệu Pulfrich
Đây là triệu chứng thường gặp ở bệnh viêm thị thần kinh khiến khả năng dẫn truyền thần kinh của hai bên mắt không tương xứng. Vì thế người bệnh dễ nhìn thấy vật thể chuyển động theo đường cong thay vì đường thẳng như thông thường.
2.5. Dấu hiệu Uthoff
Đây là triệu chứng suy giảm thị lực tương ứng với bệnh nhân khi vận động nhiều hoặc sốt khiến cho thân nhiệt tăng lên.
2.6. Nhạy cảm tương phản
Đa phần bệnh nhân viêm thị thần kinh thường bị nhạy cảm tương phản bất thường, kết hợp với giảm khả năng nhận biết màu sắc nguy hiểm hơn cả giảm thị lực.
2.7. Giảm phản xạ ánh sáng
Thông thường tình trạng này chỉ xảy ra ở bên mắt bị viêm thị thần kinh, đây có thể là dạng tổn thương đồng tử Marcus Gunn hoặc tổn thương hướng tâm tương đối.
2.8. Triệu chứng khi soi đáy mắt
Khi nghi ngờ bệnh nhân bị viêm thị thần kinh, soi đáy mắt sẽ được thực hiện và giúp xác định được vị trí tổn thương chính xác, cùng với đó là dấu hiệu cương tụ, đĩa thị phù, bờ hơi mờ kèm xuất huyết xung quanh. Nếu viêm thị thần kinh ở dạng hậu nhãn cầu thì thường không phát hiện được tổn thương khi soi đáy mắt.
Soi đáy mắt có thể thấy tổn thương viêm thị thần kinh
2.9. Tổn khuyết thị trường
Đây là bất thường liên quan đến ám điểm trung tâm, ám điểm hình cung, ám điểm cạnh trung tâm, khuyết nửa ngang thị trường,…
Nếu viêm thị thần kinh liên quan đến viêm tủy ngang cấp, người bệnh còn có các triệu chứng tổn thương điển hình như:
2.10. Liệt cơ
Cơ liệt có thể là cơ vùng chi trên, chi dưới hoặc cơ hô hấp, đều gây ra các biến chứng nguy hiểm.
2.11. Rối loạn cảm giác bên dưới vùng tủy viêm
Gồm các triệu chứng tê bì, bỏng rát, đau nhói ở cổ, lưng, ngực,…
2.12. Rối loạn cơ tròn
Bệnh nhân có thể bị táo bón, bí tiểu khi rối loạn cơ tròn.
3. Chẩn đoán và điều trị bệnh viêm thị thần kinh
Khi có dấu hiệu nghi ngờ bệnh, bác sĩ thường chỉ định xét nghiệm và chẩn đoán bằng phương pháp cận lâm sàng như: Cộng hưởng từ MRI, điện thế gợi thị giác,… Ngoài ra, để phân biệt các nguyên nhân khác ngoài viêm thị thần kinh, cần xét nghiệm tốc độ máu lắng, xét nghiệm tìm kháng thể kháng nhân, xét nghiệm chức năng tuyến giáp,… Bệnh lý dễ nhầm lẫn với viêm thị thần kinh là bệnh thiếu máu đầu dây thần kinh thị giác, bệnh thị thần kinh di truyền hoặc nhiễm độc, chèn ép dây thần kinh thị giác,…
Cần đánh giá, viêm thị thần kinh là bệnh thần kinh nặng, rất khó để điều trị. Hiện nay các phương pháp điều trị chủ yếu làm giảm triệu chứng và mức độ nguy hiểm của triệu chứng cũng như kiểm soát tiến triển bệnh.
Điều trị viêm thị thần kinh nhằm giảm triệu chứng và tiến triển bệnh
Các phương pháp thường điều trị viêm thị thần kinh gồm:
-
Liệu pháp Corticosteroid đơn thuần hoặc phối hợp với thuốc ức chế miễn dịch.
-
Thay huyết tương khi bệnh nhân không đáp ứng với Corticosteroid để loại bỏ phức hợp kháng nguyên kháng thể gây viêm thị thần kinh.
-
Dùng kháng thể chống lại tế bào B hoặc Rituximab để giảm sản xuất kháng thể IgG, ổn định triệu chứng bệnh.
-
Thuốc giảm triệu chứng và bất thường liên quan.
Bệnh viêm thị thần kinh có triệu chứng đa dạng, tiến triển phức tạp, nhanh chóng ảnh hưởng đến thị giác của người bệnh nếu không khám và điều trị kịp thời. Điều trị tốt sẽ giúp phục hồi và duy trì thị lực, giảm triệu chứng và biến chứng bệnh. Vì thế nếu có dấu hiệu nghi ngờ, hãy nhanh chóng tới cơ sở y tế chuyên khoa để khám điều trị, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe và thị giác sau này.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!