Tin tức

4 loại bệnh nền khiến việc điều trị COVID-19 khó khăn hơn

Ngày 21/08/2021
Tham vấn y khoa: BSCKI. Vũ Thanh Tuấn
Những người có sẵn bệnh lý nền không chỉ có nguy cơ mắc COVID-19 cao hơn mà còn gặp nhiều bất lợi trong công tác điều trị. Dưới đây là top 4 loại bệnh nền khiến việc điều trị COVID-19 khó khăn hơn.

1. Sơ lược về dịch bệnh COVID-19

Trước tiên, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu sơ lược về dịch bệnh COVID-19. Theo đó, COVID-19 là bệnh do virus SARS-CoV-2 gây ra. Bệnh chủ yếu lây từ người sang người thông qua những giọt bắn mà người bệnh ho, hắt hơi hay nói chuyện với người đối diện.

Triệu chứng của bệnh trong những ngày đầu khá giống với cảm cúm thông thường, bao gồm sốt, ho, đau họng,… Tuy nhiên, những ngày sau, người bệnh sẽ xuất hiện thêm các triệu chứng mới như mệt mỏi, đau cơ, mất vị giác và khứu giác, khó thở,… Trường hợp nặng, người bệnh có thể không thở được và tử vong. 

Ngày 11/3/2020, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã tuyên bố COVID-19 là đại dịch toàn cầu trước diễn biến phức tạp, mức độ lây lan chóng mặt và hậu quả nặng nề mà dịch bệnh này gây ra. 

Virus SARS-CoV-2 là “thủ phạm” gây ra đại dịch COVID-19

Virus SARS-CoV-2 là “thủ phạm” gây ra đại dịch COVID-19

2. Các loại bệnh nền khiến việc điều trị COVID-19 khó khăn hơn

Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) cho biết, những người mắc bệnh mãn tính sẽ có nguy cơ gặp biến chứng nặng cao hơn. Vì thế, công tác điều trị cũng như khả năng hồi phục sức khỏe sẽ trở nên khó khăn. Cụ thể đó là những bệnh sau. 

Bệnh tim mạch

Sức khỏe của những người mắc bệnh tim mạch thường không tốt. Vì khi tim mạch có bất thường thì sẽ kéo theo nhiều vấn đề khác như tăng huyết áp, tăng cholesterol,… Điều này dẫn đến hệ hụy là sức đề kháng và sức miễn dịch yếu kém, cơ thể không có khả năng chống lại sự tấn công và xâm nhập của virus gây bệnh, trong đó có virus SARS-CoV-2.

Và một khi đã bị nhiễm COVID-19 thì triệu chứng sốt của bệnh sẽ gia tăng áp lực lên tim (vốn đã yếu). Cùng với đó, niêm mạc mạch máu cũng bị tổn thương nặng nề do tình trạng viêm nhiễm. Đặc biệt là hệ miễn dịch không còn khả năng “chống cự” nên những người mắc bệnh tim mạch sẽ có nguy cơ gặp biến chứng nặng và việc điều trị dứt điểm sẽ rất khó khăn.

Người mắc bệnh tim mạch có hệ miễn dịch kém, cơ thể không thể kháng cự lại sự xâm nhập và tấn công của virus

Người mắc bệnh tim mạch có hệ miễn dịch kém, cơ thể không thể kháng cự lại sự xâm nhập và tấn công của virus

Bệnh hô hấp mạn tính

Virus SARS-CoV-2 xâm nhập vào cơ thể và tấn công vào phổi. Nếu người bệnh đang mắc các bệnh hô hấp mạn tính, chẳng hạn như hen suyễn, tăng huyết áp phổi,… thì khả năng bệnh trở nặng là rất cao. Lúc này, phổi người bệnh vốn đã không khỏe sẽ càng thêm tổn thương, bị tàn phá và hủy hoại nặng nề bởi virus. 

Trong khi đó, phổi là cơ quan thực hiện nhiệm vụ trao đổi khí, cung cấp oxy cho cơ thể. Khi phổi bị viêm, quá trình này sẽ bị cản trở. Và người bệnh sẽ cảm thấy khó thở, nếu không được điều trị kịp thời có thể gây suy hô hấp dẫn đến tử vong. Do đó, bệnh phổi là một trong những loại bệnh nền khiến việc điều trị COVID-19 khó khăn hơn. 

Bệnh đái tháo đường

Có rất nhiều lý do khiến bệnh đái tháo đường trở thành bệnh nền cản trở quá trình điều trị COVID-19. Có thể kể đến như:

  • Người mắc bệnh đái tháo đường thường có lượng đường huyết cao. Và mức đường huyết cao là điều kiện thuận lợi để virus phát triển mạnh.

  • Khi bị bệnh đái tháo đường, hệ miễn dịch của con người bị tổn thương và suy yếu. Khả năng chống cự với virus SARS-CoV-2 chủng mới là rất kém, thậm chí là không thể. 

  • Tình trạng viêm nhiễm trong các trường hợp bệnh nhân đái tháo đường thường diễn biến nặng hơn và tiến triển nhanh hơn. Và khi cơ thể bị nhiễm virus SARS-CoV-2 thì sẽ khiến tình trạng viêm (nhất là viêm phổi) trở nên nghiêm trọng. Vì thế, làm tăng biến chứng và cản trở việc điều trị. 

Lượng đường huyết và mức độ viêm cao là nguyên nhân khiến người bệnh đái tháo đường dễ gặp biến chứng nặng khi mắc COVID-19

Lượng đường huyết và mức độ viêm cao là nguyên nhân khiến người bệnh đái tháo đường dễ gặp biến chứng nặng khi mắc COVID-19

Bệnh thận

Các nghiên cứu cho thấy người nhiễm COVID-19 có thể bị tổn thương thận trong quá trình phát bệnh và hồi phục sau này. Bởi virus SARS-CoV-2 có thể tấn công vào các tế bào thận. Khi đó, cơ thể tạo phản ứng miễn dịch với virus, vô tình gây ra “cơn bão cytokine”. Lượng lớn cytokine có thể phá hủy các mô khỏe mạnh, không loại trừ mô thận.

Đó là với những người khỏe mạnh. Còn với người đang mắc bệnh thận mãn tính thì sao? Theo đó, người mắc bệnh thận vốn dĩ chức năng thận đã yếu. Cộng với sự tấn công của virus SARS-CoV-2 đương nhiên sẽ dễ gặp biến chứng nặng. Nếu không được điều trị kịp thời và chạy thận thì rất nguy hiểm đến tính mạng. 

Bệnh ung thư

Bệnh nhân ung thư đang trong các giai đoạn điều trị (xạ trị, hóa trị) thường có hệ miễn dịch suy yếu. Và đây chính là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn, virus tấn công vào cơ thể. Và một khi đã xâm nhập vào cơ thể thì sẽ dễ gây ra biến chứng, thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng.

Do đó, những người mắc bệnh nan y là đối tượng dễ bị nhiễm COVID-19. Và khi mắc h thì các biến chứng sẽ nặng hơn, bệnh diễn tiến nhanh hơn, việc điều trị sẽ rất khó khăn, nhất là trong bối cảnh hệ thống y tế bị quá tải. 

Các bệnh nền khác

Ngoài ra, những người mắc các bệnh suy giảm miễn dịch (HIV), hay các bệnh lý tâm thần cũng sẽ gặp nhiều khó khăn trong công tác điều trị COVID-19. Vì lúc này, hệ miễn dịch của cơ thể bị suy yếu, tinh thần không tỉnh táo. Cơ thể sẽ phản ứng chậm chạp và yếu ớt với tác nhân gây bệnh. Vì thế, bệnh sẽ rất khó để thuyên giảm.

3. Một số lời khuyên dành cho người có bệnh nền bị nhiễm COVID-19

Với những người có sẵn bệnh nền, nếu chẳng may bị nhiễm COVID-19, cần thực hiện theo những lời khuyên của bác sĩ và chuyên gia dưới đây.

Người mắc bệnh nền bị nhiễm COVID-19 nên tuân theo hướng dẫn của bác sĩ để khống chế bệnh tật, hồi phục sức khỏe

Người mắc bệnh nền bị nhiễm COVID-19 nên tuân theo hướng dẫn của bác sĩ để khống chế bệnh tật, hồi phục sức khỏe

  • Chuẩn bị sẵn các loại thuốc thường xuyên dùng để điều trị bệnh. Lượng thuốc này có thể đủ sử dụng trong 30 ngày.

  • Ăn đủ chất, uống đủ nước, ngủ đủ giấc, duy trì các thói quen lành mạnh.

  • Tập thể dục, vận động nhẹ nhàng trong nhà.

  • Hạn chế tối đa việc ra ngoài, nhất là đến những nơi đông người.

  • Rửa tay thường xuyên với nước xà phòng, nước rửa tay, nước sát khuẩn.

  • Giữ khoảng cách an toàn với người chăm sóc mình.

  • Tránh chạm tay vào các đồ đạc, vật dụng trong nhà càng nhiều càng tốt. Nếu đồ vật nào hay sử dụng thì nên vệ sinh và lau chùi cẩn thận sau khi sử dụng xong.

  • Thường xuyên theo dõi nhịp tim, lượng đường trong máu.

  • Kiểm soát cảm xúc cá nhân. Duy trì tinh thần lạc quan, vui vẻ. Có thể tìm đến những thú vui như đọc sách, xem phim, nghe nhạc,… Đồng thời, tập các bài tập giúp kiểm soát, kiềm chế căng thẳng như yoga, ngồi thiền,… 

  • Liên lạc, trò chuyện với mọi người thông qua các ứng dụng trên điện thoại thông minh để tìm kiếm niềm vui, tránh rơi vào trạng thái tiêu cực.

  • Liên hệ tới đường dây nóng của Bộ Y tế 1900 3228 và 1900 9095 hoặc cơ sở y tế địa phương nếu cảm thấy bệnh diễn biến nặng. 

Trên đây là 4 loại bệnh nền khiến việc điều trị COVID-19 khó khăn hơn. Cùng với đó là những lời khuyên bổ ích dành cho người có bệnh nền bị nhiễm COVID-19. Trong bất cứ hoàn cảnh nào, hãy luôn chấp hành tốt nguyên tắc 5K của Bộ Y tế và tuân thủ hướng dẫn của nhân viên y tế. Có như vậy thì công tác điều trị mới được thuận lợi và hiệu quả. Và quan trọng hơn hết là không chế và đẩy lùi được dịch bệnh.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.