Tin tức
5 cách chữa nổi mề đay ngay tại nhà an toàn, hiệu quả
- 22/03/2022 | Đi tìm lời giải cho băn khoăn nổi mề đay có lây không?
- 12/01/2022 | Nguyên nhân gây nổi mề đay và cách phòng ngừa hiệu quả
- 24/08/2021 | Góc giải đáp: Nổi mề đay tự khỏi không và cách điều trị bệnh
1. Lý do khiến bạn bị nổi mề đay
Nổi mề đay xảy ra khi mao mạch trên da phản ứng với các yếu tố kích thích dẫn đến phù cấp hoặc phù mãn tính ở trung bì. Mề đay thể hiện trên da là những vết mẩn ngứa, đỏ, sần lên rõ ràng, khi sờ vào sẽ thấy bề mặt da không còn phẳng như bình thường. Nổi mề đay không phải là tình trạng hiếm gặp, theo thống kê cứ khoảng 100 người lại có 15 - 20 người từng gặp tình trạng này.
Nổi mề đay trên da là dấu hiệu dị ứng gây nhiều khó chịu
Dù không nguy hiểm nhưng nổi mề đay gây không ít khó chịu và bất tiện cho người bệnh, ảnh hưởng tới sức khỏe và sinh hoạt. Dựa trên tiến triển bệnh, nổi mề đay được chia thành 2 nhóm gồm:
-
Nổi mề đay cấp tính: Triệu chứng thường kéo dài dưới 24 giờ, song vẫn có trường hợp kéo dài hơn nhưng không quá 6 tuần.
-
Nổi mề đay mạn tính: Triệu chứng kéo dài đến trên 6 tuần.
Tác nhân cụ thể gây ra nổi mề đay rất phức tạp, mỗi người có thể bị nổi mề đay khi tiếp xúc với các yếu tố khác nhau. Các tác nhân gây bệnh thường gặp bao gồm: mỹ phẩm, độc do côn trùng cắn, dị ứng thuốc, dị ứng thức ăn,...
Tác nhân gây nổi mề đay rất phức tạp
Triệu chứng điển hình để nhận biết tình trạng nổi mề đay là trên da mặt, tay chân hoặc thân mình xuất hiện các nốt hoặc mảng ban đỏ. Hình dạng, kích thước các ban có thể không đồng đều, gây ngứa nhẹ đến ngứa rất nghiêm trọng tùy theo mức độ bệnh.
2. Tìm hiểu cách chữa nổi mề đay tại nhà
Mặc dù là triệu chứng bệnh không gây nguy hiểm nhưng nổi mề đay ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe và sinh hoạt. Bạn hoàn toàn có thể kiểm soát bệnh nhanh chóng bằng những biện pháp sau:
2.1. Cách ly với yếu tố nguy cơ gây nổi mề đay
Muốn chữa nổi mề đay hiệu quả nhất, điều quan trọng nhất là xác định chính xác tác nhân khiến bạn bị nổi mề đay và cách ly chúng. Hãy kiểm tra lại các yếu tố tiếp xúc hoặc có thay đổi trong thời gian gần đây như: tiếp xúc nhiều trong thời gian dài với ánh nắng mặt trời, stress căng thẳng, côn trùng cắn, dùng thuốc điều trị mới, nhiễm khuẩn, nấm, virus,...
Hầu hết trường hợp sau khi cách ly không tiếp xúc với yếu tố gây nổi mề đay, triệu chứng sẽ giảm dần và biến mất trong vòng 24 giờ. Nếu không cách ly tốt mà tiếp tục tiếp xúc với yếu tố gây bệnh, triệu chứng có thể nghiêm trọng hơn và bạn cần sớm đến bệnh viện kiểm tra như: chóng mặt, khó thở, sưng mặt, sưng môi, sưng họng,...
Cần cách ly ngay lập tức với yếu tố gây nổi mề đay
2.2. Sử dụng dung dịch chống ngứa
Ngứa gây gãi nhiều và làm tổn thương da là tình trạng thường thấy ở những người bị nổi mề đay, cách hiệu quả để kết thúc tình trạng này là vệ sinh vùng da bị bệnh bằng các dung dịch giảm ngứa. Dung dịch hiệu quả bao gồm: bột yến mạch, baking soda, tắm nước mát,...
Mặc dù biện pháp này giúp bạn giảm ngứa, giảm khó chịu do nổi mề đay nhưng nếu triệu chứng vẫn tiếp tục xảy ra và kéo dài nghĩa là bạn vẫn chưa cách ly hoàn toàn với yếu tố gây bệnh.
2.3. Chườm lạnh để giảm nổi mề đay
Biện pháp này được rất nhiều người áp dụng và có hiệu quả tích cực với cả nổi mề đay lẫn các dạng ngứa da, dị ứng da khác. Nhiệt độ thấp từ đá chườm có tác dụng làm mát da, làm dịu cảm giác ngứa ngáy, khó chịu và người bệnh cũng giảm việc gãi ngứa da.
Tuy nhiên cần lưu ý chườm lạnh bằng túi nước đá hoặc đá lạnh bọc trong túi vải, chườm trong tối đa 10 phút để tránh gây bỏng lạnh cho da. Thực hiện cách này vài lần trong ngày đến khi triệu chứng nổi mề đay không còn nghiêm trọng.
2.4. Chữa nổi mề đay bằng lô hội
Lô hội là một trong những nguồn mỹ phẩm tự nhiên tốt, rẻ tiền nhưng hiệu quả được nhiều chị em sử dụng. Hơn nữa, rất nhiều sản phẩm dưỡng da hiện nay sử dụng chiết xuất lô hội do trong loại lá cây này chứa rất nhiều dưỡng chất tốt cho da. Trong đó điển hình là Vitamin E giúp giảm ngứa ngáy khó chịu, làm dịu da và phục hồi làn da khỏe mạnh.
Lô hội có thể làm dịu da, giảm nổi mề đay
Tình trạng nổi mề đay hay các dạng viêm da, dị ứng da,...đều có thể dùng lô hội để làm dịu da, tăng tốc độ phục hồi da. Tuy nhiên vẫn có một số người có làn da nhạy cảm, có thể bị viêm da tiếp xúc khi dùng lô hội trực tiếp. Vì thế, hãy thử nghiệm trên vùng da nhỏ trước khi áp dụng trên toàn bộ da bị nổi mề đay.
2.5. Chữa nổi mề đay bằng thuốc kháng histamin
Với những bạn bị nổi mề đay nghiêm trọng, không thể chữa khỏi hoàn toàn bằng các biện pháp tại nhà trên thì có thể cần dùng đến thuốc điều trị. Thuốc có tác dụng làm giảm ngứa, giảm khó chịu do nổi mề đay thường dùng là thuốc kháng histamin. Thành phần thuốc tác dụng trực tiếp đến cơ chế sản sinh histamin gây ra nổi mề đay nên hiệu quả nhanh chóng.
Có một số loại thuốc kháng histamin không kê toa có thể dùng khi nổi mề đay nhẹ dưới sự hướng dẫn của bác sĩ bao gồm:
-
Thuốc benadryl: tác dụng giảm mẩn, ngứa, tác dụng nhanh trong vòng 1 giờ sau khi uống nhưng có thể gây buồn ngủ.
-
Thuốc bôi ngoài da calamine: làm mát da, giảm ngứa do nổi mề đay nhanh chóng, bôi trực tiếp trên vùng da bị bệnh.
-
Thuốc cetirizine, loratadine, fexofenadine,...có tác dụng chống mẩn ngứa, mề đay lâu dài và ít gây buồn ngủ, có thể dùng cho người bị nổi mề đay nặng.
Thuốc kháng histamin điều trị nổi mề đay nghiêm trọng
Mặc dù nổi mề đay thường ít khi kéo dài và có thể kiểm soát triệu chứng bệnh tại nhà nhưng nếu có dấu hiệu dị ứng nặng hơn hoặc triệu chứng không thuyên giảm sau nhiều ngày, cần đi khám bác sĩ để chẩn đoán nguyên nhân chính xác, điều trị hiệu quả.
Nếu có thắc mắc khác, hãy liên hệ với MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!