Tin tức
5 loại trái cây người bệnh tiểu đường không nên ăn để kiểm soát bệnh hiệu quả
- 01/08/2023 | Người bị bệnh tiểu đường có nên uống nhiều nước hay không
- 01/07/2023 | Cách nấu cơm cho người tiểu đường đảm bảo dinh dưỡng mà vẫn kiểm soát tốt lượng đường
- 27/08/2024 | Biến chứng tiểu đường và những lưu ý để phòng tránh
- 27/08/2024 | Tư vấn: Ăn nhiều đồ ngọt có bị tiểu đường không?
- 29/08/2024 | Thời điểm xét nghiệm tiểu đường thai kỳ và địa chỉ xét nghiệm uy tín
1. 5 loại trái cây người bệnh tiểu đường không nên ăn?
Việc ăn uống là yếu tố quan trọng để đảm bảo đường huyết luôn ổn định. Tuy nhiên, trong chế độ ăn, người bệnh cần lưu ý một số loại trái cây chứa lượng đường lớn, có thể khiến bạn bị tăng đường huyết và tăng huyết áp, không tốt cho sức khỏe của người bệnh. Dưới đây là 5 loại trái cây người bệnh không nên ăn hoặc chỉ nên ăn rất ít:
Sầu riêng không phù hợp với bệnh nhân tiểu đường
- Sầu riêng, mít: Lượng đường trong mít và sầu riêng rất lớn, tương đương với một bát cơm trắng hay một lon nước ngọt có gas. Chính vì thế, nếu bạn bị tiểu đường thì không nên tiêu thụ những loại quả này.
- Trái dứa: Khi chín, dứa có vị ngọt thơm, rất hấp dẫn. Loại quả này còn có chứa nhiều vitamin và có tác dụng chống viêm hiệu quả, hơn nữa, lượng đường trong dứa cũng không quá cao. Tuy nhiên, bệnh nhân tiểu đường vẫn nên hạn chế ăn dứa.
- Xoài chín: Trong vỏ xoài xanh có chứa một số chất có tác dụng tăng cường hoạt động của insulin. Tuy nhiên, trong xoài chín lại có chứa lượng đường rất cao, không tốt cho bệnh nhân tiểu đường.
Ăn xoài chín có thể làm tăng lượng đường máu
- Chuối chín kỹ: Lượng đường trong chuối, đặc biệt là những quả chuối đã chín kỹ rất cao. Do đó, loại quả này có thể sắp xếp vào nhóm 5 loại trái cây người bệnh không nên ăn.
- Vải thiều, nhãn: Đây là những loại quả thường có vào mùa hè, có hương thơm và vị ngọt, rất dễ ăn. Tuy nhiên, cả vải thiều và nhãn đều có chứa lượng đường cao, đồng thời rất ít chất xơ. Chính vì thế, nếu bị bệnh tiểu đường, bạn không nên ăn loại quả này. Nếu quá yêu thích vải và nhãn, bạn chỉ nên ăn một vài quả và ăn tươi, nên ăn cách xa bữa chính, không nên ăn thường xuyên.
2. Những loại trái cây người bệnh tiểu đường nên ăn
Ngoài 5 loại trái cây người bệnh không nên ăn, một số loại trái cây khác lại được đánh giá là phù hợp với người mắc bệnh tiểu đường.
Người bệnh có thể bổ sung dâu tây vào chế độ ăn
- Dâu tây, việt quất, mâm xôi: Những loại quả này không chỉ thơm ngon mà lại có chứa nhiều dưỡng chất như vitamin C, magie, folate, kali, mangan, các chất chống oxy hóa, chất xơ,... Nếu bổ sung loại quả này vào chế độ dinh dưỡng, người bệnh có thể giảm mỡ máu, hạ huyết áp và đặc biệt là kiểm soát đường máu rất tốt.
- Bưởi, cam, quýt: Những loại quả này cũng có tác dụng giảm đường huyết rất tốt. Tuy nhiên, nếu đang dùng thuốc statin để hạ mỡ máu, bệnh nhân cần lưu ý, không nên ăn bưởi khi vừa uống thuốc để hạn chế gây ra một số tác dụng phụ như gây hại cho gan và thận. Bên cạnh đó, bạn cũng không nên ăn bưởi quá gần với thời gian sử dụng một số loại thuốc khác để tránh làm tăng hoạt tính và độc tính của thuốc.
- Bơ, oliu: Những loại quả này có chứa nhiều chất béo tốt, vitamin A,B và E, các loại axit amin, chất chống oxy hóa, magie và kali,... rất tốt cho sức khỏe và phù hợp với người có lượng đường huyết cao.
3. Một số lưu ý khi ăn trái cây
Để đạt được những lợi ích sức khỏe tốt nhất khi ăn trái cây, ngoài 5 loại trái cây người bệnh tiểu đường không nên ăn, bạn cần lưu ý những vấn đề sau:
- Chỉ nên ăn trái cây tươi, không nên ăn các loại trái cây đã tẩm ướp gia vị, được sấy khô hay đóng hộp. Nếu ăn trái cây khô, bạn cần kiểm tra trên nhãn mác xem lượng đường trong sản phẩm đó là bao nhiêu.
- Không nên thường xuyên uống nước ép trái cây vì 1⁄3 đến 1⁄2 cốc nước ép trái cây đã có chứa khoảng 15 gram carbs và rất dễ làm tăng lượng đường máu.
- Nên lựa chọn những loại trái cây bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, có nguồn gốc rõ ràng và rửa sạch trước khi ăn. Nếu trái cây đã bị ủng, thì không nên ăn.
- Một số lưu ý khác:
+ Người bệnh không nên quá kiêng khem vì ăn quá ít cũng có thể khiến cơ thể mệt mỏi và làm hạ đường huyết, đồng thời gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe.
+ Ăn đủ bữa: Nên có những bữa ăn cố định trong ngày và những bữa phụ để hạn chế gặp phải tình trạng quá đói hoặc quá no, dẫn tới rối loạn đường huyết.
+ Uống nước đầy đủ: Đây là nguyên tắc dinh dưỡng phù hợp với cả người khỏe mạnh và người bị bệnh tiểu đường. Người bệnh nên uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để kiểm soát bệnh hiệu quả.
+ Đa dạng thực phẩm: Nhiều bệnh nhân chỉ ăn một số loại thực phẩm nhất định. Tuy nhiên, thói quen này là không nên. Tốt nhất, bạn nên ăn đa dạng thực phẩm để đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể.
+ Bên cạnh việc bổ sung dinh dưỡng, bệnh nhân cũng cần tập luyện mỗi ngày để nâng cao sức khỏe, kiểm soát đường huyết hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, bạn cũng nên duy trì thói quen ngủ đủ giấc, ngủ đúng giờ, không thức quá khuya, kiểm soát căng thẳng hiệu quả, thường xuyên kiểm tra đường huyết và tái khám theo hướng dẫn của bác sĩ.
Bệnh nhân nên kiểm tra đường huyết thường xuyên
Trên đây là 5 loại trái cây người bệnh tiểu đường không nên ăn và một số lưu ý dành cho người bệnh. Tuy nhiên, thông tin trong bài viết chỉ mang tính tham khảo. Người bệnh nên đi khám và tuân thủ theo những hướng dẫn chi tiết của bác sĩ về chế độ dinh dưỡng, thói quen sinh hoạt để kiểm soát bệnh hiệu quả.
Mọi thắc mắc hoặc có nhu cầu thăm khám sớm tại viện hoặc có nhu cầu lấy mẫu xét nghiệm tận nơi, mời quý khách hàng liên hệ đến tổng đài 1900 56 56 56 của Hệ thống Y tế MEDLATEC, các tổng đài viên sẽ tư vấn trực tiếp cho bạn.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!