Tin tức
5 nhóm bệnh cần đặc biệt chú ý ăn uống ngày Tết
Bệnh Tim mạch
Các món ăn ngày Tết thường giàu đạm, mỡ và chế độ ăn uống không điều độ. Điều này là hết sức nguy hiểm với bệnh nhân có tiền sử mỡ máu cao, xơ vữa động mạch, tiền sử có bệnh mạch vành. Do đó, bệnh nhân tim mạch cần biết cân nhắc và hạn chế các thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, thịt và phủ tạng động vật để phòng ngừa nguy cơ nhập viện vì những biến chứng của bệnh tim mạch.
Bệnh nhân mắc bệnh tim mạch cần hạn chế ăn nhiều dầu mỡ
Bên cạnh đó, với những bệnh nhân tăng huyết áp, suy tim nên hạn chế ăn mặn các món ăn nhiều muối như: dưa muối, kiệu muối, các thức ăn chế biến sẵn như giò chả, pate, lạp xưởng,… Nên ăn nhiều trái cây và rau xanh, vì đây là nguồn thực phẩm giàu kali tốt cho bệnh nhân tim mạch.
Đặc biệt, trong dịp Tết Người bệnh tim mạch nên hạn chế rượu bia vì khi uống rượu, bia có thể làm tim co bóp mạnh hơn bình thường, gây tăng áp lực mạch máu não có thể gây vỡ mạch máu não.
Bệnh Tiểu đường
Ngày Tết lịch ăn uống thường không ổn định và đúng giờ, đối với những bệnh nhân mắc đái tháo đường việc kiểm soát kém hơn lịch ăn và chế độ ăn ảnh hưởng đến lượng đường trong máu. Vì vậy, người mắc bệnh này cần duy trì một chế độ ăn điều độ, đúng giờ, bữa ăn không nên chênh lệch nhiều với lượng thức ăn hằng ngày, tránh ăn quá nhiều hoặc quá ít.
Chế độ ăn ngày Tết khiến bệnh nhân tiểu đường đứng trước nguy cơ tăng đường huyết
Theo viện Dinh dưỡng Quốc gia, trong ngày Tết người bị tiểu đường vẫn có thể ăn tinh bột nhưng ăn với lượng ít điều này giúp kiểm soát tốt lượng tinh bột đưa vào cơ thể. Bên cạnh đó, trong các bữa ăn người bệnh nên bổ sung thêm rau xanh, giúp bữa ăn cân đối dinh dưỡng cũng như hạn chế đường máu tăng nhanh sau mỗi bữa ăn.
Không ăn bánh kẹo, mứt vào lúc đói, thay vào đó nên ăn ngũ cốc nguyên chất, sữa không đường. Không nên uống rượu, bia, nước ngọt có ga vì làm tăng nhanh đường huyết.
Bệnh Tiêu hóa
Ngày Tết ăn uống nhiều món, những người mắc bệnh đường tiêu hóa nên lưu ý chọn thực đơn phù hợp để tránh những cảm giác khó chịu cho hệ tiêu hóa, không nên ăn no quá hoặc đói quá. Đối với người mắc bệnh dạ dày nên chia nhỏ làm nhiều bữa trong ngày, mỗi bữa cách nhau từ 2- 3 giờ.
Người mắc nhóm bệnh tiêu hóa cần tránh ăn những thực phẩm có độ acid cao, thức ăn cay nóng như: Dưa, cà ớt vì chúng có thể gây hại niêm mạc dạ dày.
Một số món ăn tốt cho người mắc bệnh tiêu hóa có thể ăn trong dịp Tết như sữa, mứt kẹo, cháo, cơm, bánh chưng, thịt hầm mềm, súp,…
Bệnh cao huyết áp
Theo các chuyên gia Dinh dưỡng người tăng huyết áp cần chú ý một chế độ ăn ít chất béo, hạn chế đồ ăn mặn (giảm muối); hạn chế rượu, bia, thuốc lá và các món đặc trưng của ngày Tết như bánh chưng, dưa hành, các loại thịt, kẹo mứt, rượu bia… Ăn nhiều rau và quả chín, kiểm soát cân nặng.
Vì vậy, việc thực hiện chế độ ăn khắt khe với người mắc bệnh huyết áp là tương đối khó khi bữa ăn ngày Tết là mâm cơm chung với không khí vui tươi của cả gia đình, nhiều khi điều này làm người cao huyết áp cũng khó kiểm soát được mình. Tuy nhiên, người cao huyết áp vẫn có thể ăn các món món ăn chế biến từ cá, hải sản vừa để giảm bớt các món thịt mỡ trong mâm cơm ngày Tết vừa để có thêm các acid béo không no, omega, khoáng chất có lợi cho người tăng huyết áp.
Đặc biệt, người cao huyết áp không nên ăn các chất béo từ thịt cũng như chất béo có trong da các loại gia cầm không chỉ làm tăng cân mà còn là yếu tố góp phần quan trọng vào việc gây xơ vữa động mạch dẫn đến tăng huyết áp, bệnh tim, đột quỵ.
Người tăng huyết áp cần chú ý một chế độ ăn ít chất béo, hạn chế đồ ăn mặn (giảm muối)..
Nên tránh các món ăn nhiều muối, bánh chưng, kẹo mứt, rượu, bia, trà đặc, cà phê,… và cần uống đủ nước. Nên ăn nhiều hơn món rau xanh, rau củ và quả chín để cung cấp nhiều chất xơ, kali, magiê, vitamin C và vitamin A. Đây là những chất dinh dưỡng tốt cho huyết áp.
Mỡ máu
Đối với các bệnh nhân bị máu nhiễm mỡ, bên cạnh duy trì uống thuốc điều trị, bệnh nhân cũng cần duy trì thói quen sinh hoạt hàng ngày điều độ và đặc biệt lưu ý đến chế độ ăn uống, tập luyện.
Trong ngày Tết, bệnh nhân mỡ máu không nên ăn các thức ăn chế biến sẵn, nhiều đạm, chất béo bão hòa không tốt cho sức khỏe. Bên cạnh đó, cần hạn chế ăn các món chiên xào, thay vào đó nên tăng cường ăn rau xanh, hoa quả trái cây nhiều chất xơ.
Ngoài ra, bạn có thể sử dụng các loại nước ép, sinh tố rau củ quả cũng sẽ là một cách tốt để giúp cơ thể hấp thu tốt nhất.
Thể dục thể thao cũng cần duy trì dù trong dịp Tết, vận động tối thiểu 30 phút/ngày. Bên cạnh đó, người mắc rối loạn mỡ máu cũng cần lưu ý đến các bệnh thường mắc song hành như đái tháo đường, tăng huyết áp…
Ngày Tết ai cũng muốn vui vẻ chúc nhau nhiều lời hay ý đẹp, nấu nhiều món ngon để cùng nhau thưởng thức với mong ước một năm mới được no đủ, sung túc. Thế nên, để Tết thật trọn vẹn, những người mắc 5 nhóm bệnh trên cần lưu ý về chế độ ăn uống để an tâm đón xuân mạnh khỏe.
Nhằm tri ân khách hàng đã sử dụng dịch vụ của MEDLATEC trong năm qua, từ 15/12/2019 - 31/03/2020, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC tặng thẻ quà tặng xét nghiệm miễn phí đường máu (Glucose), mỡ máu (Cholesterol) và men gan (AST, ALT) tới khách hàng sử dụng dịch vụ có hóa đơn từ 300.000 đồng trở lên.
Chương trình ưu đãi từ Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC
Đây là cơ hội có 1-0-2 để người bệnh kiểm tra sức khỏe trước Tết, điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, phòng bệnh hiệu quả, an tâm sức khỏe đón năm mới thành công.
Thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ tổng đài 1900 56 56 56.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!