Tin tức

U phổi lành tính có triệu chứng thế nào? Tìm hiểu bệnh để điều trị đúng cách

Ngày 05/02/2025
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Phương Dung
U phổi lành tính là một loại khối u xuất hiện trong phổi nhưng không có khả năng phát triển thành ung thư. Mặc dù bệnh này không nguy hiểm như ung thư phổi, nhưng nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, nó vẫn có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe, đặc biệt là khi khối u ảnh hưởng đến chức năng hô hấp.

1. U phổi lành tính là gì?

U phổi lành tính thường có kích thước từ 3cm, được coi là lành tính khi các tế bào có cấu trúc bình thường như các tế bào khác. Các khối u này thường phát triển chậm và không lan các khu vực khác trong cơ thể. U phổi lành tính có thể gồm nhiều loại khác nhau, bao gồm:

  • U tuyến phế quản phổi: Là loại u phổ biến, thường phát triển trong các tuyến sản xuất chất nhầy của phổi hoặc trong các đường ống dẫn khí lớn, phế quản.
  • U nang phổi: Là khối u chứa dịch bên trong, thường không gây ra triệu chứng nếu không có biến chứng.
  • U mạch máu phổi: Là các khối u do sự phát triển bất thường của các mạch máu trong phổi.
  • Papillomas (u nhú): Là bệnh do virus của đường thở trên gây ra, có thể lan xuống khí-phế quản. Đường kính của laoij u này thường khoảng 1,5 cm, tổn thương trên mô bệnh học tương tự như u nhú do virus. Trong đó u nhú dạng vảy có thể phát triển thành u ác tính; U nhú viêm là u nhú đơn độc tổ chức hạt xuất hiện trên nền một tổn thương viêm tại phổi.
  • Ngoài ra, còn một số loại u lành tính ở phổi khác như lipomas, chondromas, neurofibromas và fibromas. Những u này có nguồn gốc từ mô mỡ hoặc mô liên kết.

U phổi lành tính không phải lúc nào cũng cần điều trị, nhưng trong một số trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật hoặc các phương pháp điều trị khác nếu khối u gây khó khăn cho việc thở hoặc có khả năng phát triển thành khối u ác tính.

U phổi lành tính không phải lúc nào cũng cần điều trị

U phổi lành tính không phải lúc nào cũng cần điều trị

2. Nguyên nhân gây u phổi lành tính

U phổi lành tính chưa được xác định rõ nguyên nhân hình thành, nhưng lý do có thể làm tăng nguy cơ mắc phải bệnh này như:

2.1. Hút thuốc lá

Hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ hàng đầu gây ra nhiều bệnh lý về phổi, bao gồm cả u phổi lành tính. Các hóa chất độc hại trong thuốc lá có thể kích thích sự phát triển của các khối u trong phổi.

2.2. Hít phải hóa chất độc hại 

Hóa chất độc hại hoặc các chất gây ung thư có thể khiến người bệnh có nguy cơ bị u phổi cao hơn.

2.3. Di truyền

Di truyền là một trong số những nguy cơ phát triển u phổi lành tính. Tuy nhiên, yếu tố di truyền chỉ là một phần tác động đến khả năng mắc bệnh u phổi.

2.4. Các bệnh lý phổi mãn tính

Các bệnh lý về phổi như viêm phổi mạn tính, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), hay các bệnh phổi khác có thể là yếu tố làm tăng nguy cơ phát triển u phổi lành tính.

PGS.TS.BSCC Hoàng Thị Phượng - chuyên gia hô hấp Hệ thống Y tế MEDLATEC khám phổi cho bệnh nhân

PGS.TS.BSCC Hoàng Thị Phượng - chuyên gia hô hấp Hệ thống Y tế MEDLATEC khám phổi cho bệnh nhân

3. U phổi lành tính có triệu chứng gì?

Triệu chứng u phổi lành tính phần lớn không rõ ràng. Tuy nhiên, khi khối u phát triển lớn hoặc gây tác động lên các bộ phận xung quanh, cơ thể sẽ có một số triệu chứng sau:

3.1. Ho dai dẳng

Một trong những triệu chứng phổ biến của u phổi là ho kéo dài, không giảm dù đã dùng thuốc trị ho. Khi gặp tình trạng ho kéo dài kèm theo các triệu chứng khác, bệnh nhân cần đi kiểm tra sức khỏe.

3.2. Đau ngực

Khi khối u phổi ngày một to hơn, nó có thể gây chèn ép các cơ quan trong ngực, gây ra cảm giác đau ngực. Người bệnh có thể bị đau dữ dội hoặc chỉ âm ỉ, thường xuất hiện khi người bệnh hít thở sâu hoặc ho.

3.3. Khó thở

Khó thở là một triệu chứng khác của u phổi lành tính, đặc biệt khi khối u lớn hoặc làm tắc nghẽn các đường hô hấp trong phổi. Khi gắng sức làm việc, người mắc u phổi có thể bị thở nông và mệt mỏi.

3.4. Ho ra máu

Mặc dù hiếm gặp nhưng u phổi lành tính cũng có thể gây chảy máu, dẫn đến ho ra máu. Tình trạng này thường xảy ra khi khối u chèn ép các mạch máu nhỏ trong phổi.

3.5. Mệt mỏi, sút cân

Một số bệnh nhân có thể cảm thấy mệt mỏi, giảm cân không rõ lý do khi mắc u phổi lành tính, mặc dù triệu chứng này không phổ biến.

4. Phương pháp chẩn đoán u phổi lành tính

Để xác định xem một khối u trong phổi có phải là u phổi lành tính hay không, bác sĩ sẽ tiến hành các xét nghiệm và kiểm tra sau:

4.1. X-quang phổi

Phương pháp đầu tiên được sử dụng để phát hiện khối u trong phổi là chụp X-quang. Tuy nhiên, hình ảnh từ X-quang không thể phân biệt rõ ràng giữa u phổi lành tính và ung thư phổi.

4.2. CT scan

Chụp cắt lớp vi tính (CT scan) giúp bác sĩ đánh giá rõ ràng hơn về kích thước và hình dạng của khối u. Phương pháp này cũng giúp phát hiện các tổn thương trong phổi.

4.3. Sinh thiết

Bác sĩ có thế lấy mẫu mô từ khối u và xét nghiệm tế bào để xác định tính chất của khối u. Sinh thiết cũng là phương pháp chính xác nhất để chẩn đoán u phổi lành tính hay ác tính.

PGS.TS.BSCC Hoàng Thị Phượng - chuyên gia hô hấp Hệ thống Y tế MEDLATEC sinh thiết phổi cho bệnh nhân.

PGS.TS.BSCC Hoàng Thị Phượng - chuyên gia hô hấp Hệ thống Y tế MEDLATEC sinh thiết phổi cho bệnh nhân.

5. Điều trị u phổi lành tính

Phác đồ điều trị u phổi lành tính thường phụ thuộc vào kích thước và vị trí của khối u, cũng như các triệu chứng mà bệnh nhân gặp phải. Các phương pháp điều trị phổ biến bao gồm:

5.1. Theo dõi định kỳ

Nếu u phổi lành tính không gây ra triệu chứng nghiêm trọng và không có dấu hiệu phát triển, bệnh nhân có thể không cần điều trị chuyên sâu. Người bệnh sẽ tái khám định kỳ theo lịch đã hẹn để bác sĩ kiểm tra sự thay đổi của khối u theo thời gian. 

5.2. Phẫu thuật

Nếu khối u gây ra triệu chứng nghiêm trọng hoặc có dấu hiệu phát triển, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật để loại bỏ khối u. Phẫu thuật u phổi lành tính thường có tỷ lệ thành công cao và ít gây ra biến chứng.

5.3. Điều trị bằng thuốc

Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể kê đơn thuốc để giảm triệu chứng ho, đau ngực hoặc khó thở. Thuốc giảm viêm, kháng sinh (nếu có nhiễm trùng) hoặc thuốc giảm đau có thể được sử dụng tùy vào tình trạng bệnh.

6. Phòng ngừa u phổi lành tính

Mặc dù không thể hoàn toàn ngăn ngừa u phổi lành tính, nhưng bạn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh bằng cách:

  • Không sử dụng thuốc lá và tránh tiếp xúc với khói thuốc.
  • Tránh tiếp xúc với các chất gây ung thư, như amiăng và hóa chất độc hại.
  • Duy trì một lối sống lành mạnh với chế độ ăn cân đối và tập thể dục nhẹ nhàng mỗi ngày.
  • Khám sức khỏe định kỳ để phát hiện bệnh và điều trị sớm.

Nếu bạn gặp phải các triệu chứng của u phổi lành tính hoặc có bất kỳ lo ngại nào về sức khỏe của mình, hãy đến ngay MEDLATEC để được khám và chẩn đoán chính xác. 

Qúy khách hàng có thể liên hệ với MEDLATEC qua tổng đài 1900 56 56 56 để nhận sự tư vấn và đặt lịch chăm sóc sức khỏe cho bạn và người thân!

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ