Tin tức
7 cách giúp mũi cao hơn khi bước vào tuổi dậy thì
- 01/09/2023 | Nâng mũi có đau không? Những ai không nên thực hiện?
- 01/05/2024 | Nâng mũi sụn Surgiform là gì và đánh giá chi tiết ưu - nhược điểm
- 01/05/2024 | Review nâng mũi bằng chỉ collagen: mọi đánh giá chi tiết nên tham khảo
1. Mũi có cao hơn khi bước vào tuổi dậy thì?
Chúng ta đều biết hình dáng và chiều cao của mũi được hình thành bẩm sinh, hầu như không thay đổi. Tuy nhiên, khi bước vào tuổi dậy thì trẻ sẽ có sự thay đổi lớn về vóc dáng, ngoại hình, các đường nét trên khuôn mặt cũng ít nhiều có sự “biến chuyển”. Điều này đến từ sự phát triển nhanh của xương trong giai đoạn dậy thì.
Chính vì vậy mà nhiều người thực hiện các bài tập tự nhiên để mũi cao hơn khi bước vào tuổi dậy thì. Đương nhiên, tính hiệu quả của những bài tập này sẽ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, chẳng hạn như cơ địa, cách thực hiện, tần suất thực hiện. Nhưng nhìn chung, từ 10 - 13 tuổi trở lên, nếu kiên trì thực hiện thì có thể dẫn đến một vài thay đổi nhỏ về độ cao của mũi. Còn từ 25 tuổi trở đi thì cơ bản, hình dáng và chiều cao của mũi đã ổn định, không thay đổi nữa.
Bước vào tuổi dậy thì, có thể thực hiện các bài tập để cải thiện chiều cao mũi
2. Các cách giúp mũi cao hơn khi dậy thì
Dưới đây là những cách giúp mũi cao hơn, bạn có thể tham khảo và áp dụng cho bé yêu nhà mình.
Tạo hình mũi
Nếu bé nhà bạn có sống mũi thấp, cánh mũi bè thì đây là bài tập phù hợp. Bài tập này vừa giúp sống mũi được cao hơn, vừa thu gọn cánh mũi. Cách thực hiện như sau.
- Ấn 2 ngón tay trỏ vào 2 bên mũi.
- Thở ra một hơi thật mạnh.
- Tạo áp lực lên phần dưới của 2 lỗ mũi.
Thực hiện bài tập này khoảng 10 lần/ ngày.
Thu gọn mũi
Sống mũi cao nhưng cánh mũi bè cũng sẽ khiến mũi trở nên mất cân đối với khuôn mặt. Lúc này, bài tập thu gọn mũi sẽ giúp mũi của bé trông cao và thanh thoát hơn. Cách thực hiện như sau.
- Ấn nhẹ ngón tay trỏ vào đầu mũi.
- Hít mạnh vào để hóp 2 bên cánh mũi vào.
- Dùng lực đẩy đầy mũi ra sao cho ngón tay trỏ cảm nhận được áp lực.
Bài tập này có thể thực hiện nhiều lần trong ngày.
Thực hiện bài tập thu gọn mũi nhiều lần giúp mũi cao và gọn hơn
Làm thẳng mũi
Bài tập này không chỉ giúp mũi của bé được cao hơn mà còn trông thẳng hơn, khắc phục được khuyết điểm mũi cong, vẹo. Cách thực hiện như sau.
- Cười tươi và cười rạng rỡ nhất có thể để mũi được đẩy lên cao.
- Đặt 2 ngón tay vào 2 bên mũi và nhẹ nhàng đẩy mũi lên trên.
Thực hiện bài tập này khoảng 20 - 30 lần/ ngày.
Ngọ nguậy mũi
Nếu bé có một chiếc mũi thấp và hình dáng mũi không được đẹp, không săn chắc và thon gọn thì bạn hãy hướng dẫn con thực hiện bài tập này. Cách thực hiện như sau.
- Giữ khuôn mặt ở trạng thái bình thường.
- Cử động miệng để chiếc mũi được ngọ nguậy liên tục.
- Thực hiện bài tập này bất cứ khi nào rảnh rỗi.
Massage mũi
Massage mũi có tác dụng làm mũi cao hơn, đồng thời mang đến cảm giác thư thái, dễ chịu, loại bỏ tình trạng đau nửa đầu, đau xoang, nghẹt mũi hiệu. Cách thực hiện như sau.
- Nhỏ vài giọt dầu dừa hoặc dầu ô liu lên mũi.
- Dùng các ngón tay nhẹ nhàng massage từng phần của mũi, bao gồm cánh mũi, sống mũi, đầu mũi theo chuyển động tròn.
Massage trong 5 phút và có thể thực hiện nhiều lần trong ngày.
Làm nhỏ mũi
Một chiếc mũi to và thấp có thể khiến bé cảm thấy xấu xí, mất tự tin, nhất là với bé gái. Do đó, bạn hãy hướng dẫn bé thực hiện bài tập sau để làm nhỏ mũi và giúp mũi cao đẹp.
- Miệng tạo hình chữ O.
- Dùng 2 ngón tay trỏ để đẩy nhẹ 2 lỗ mũi vào, nhưng đảm bảo vẫn thở được.
- Ngước mắt lên nhìn trần nhà và thở ra từ từ bằng mũi.
Thực hiện bài tập này nhiều lần mỗi ngày.
Bài tập làm nhỏ mũi giúp mũi bé thon gọn và thanh thoát
Tập hít thở
Đây cũng là bài tập giúp dáng mũi cao hơn, đồng thời, cải thiện được sức khỏe của hệ hô hấp. Cách thực hiện như sau.
- Ngồi ở tư thế thẳng lưng, chân chạm mặt đất, đầu gối gập 90 độ.
- Dùng ngón tay cái bịt lỗ mũi bên trái và hít vào bằng lỗ mũi bên phải.
- Giữ im hơi thở trong 4 giây rồi bịt lỗ mũi bên phải và thở ra bằng lỗ mũi bên trái.
- Đổi bên và thực hiện tương tự.
Thực hiện bài tập này 3 hiệp, mỗi hiệp 10 lần.
3. Lưu ý khi thực hiện bài tập giúp mũi cao
Để mang lại hiệu quả như mong muốn thì khi hướng dẫn bé thực hiện bài tập giúp mũi cao, bạn cần ghi nhớ những điều sau.
Rửa tay sạch sẽ
Trước khi thực hiện bất kỳ bài tập nào cho mũi, bạn cũng cần rửa tay sạch sẽ để tránh làm lây lan bụi bẩn, vi khuẩn vào trong mũi, khiến bé bị viêm mũi, hắt xì, khó chịu. Ngoài ra, sau khi thực hiện xong thì hướng dẫn bé rửa mặt, rửa mũi sạch sẽ và lau khô.
Luôn rửa tay trước khi thực hiện bài tập giúp mũi cao
Thao tác nhẹ nhàng
Không phải cứ tác động lực mạnh lên mũi là sẽ mang lại hiệu quả. Ngược lại, việc này có thể khiến bé bị đau và khó chịu, đồng thời gây ra các tổn thương bên trong mũi khiến bé không hợp tác, không mang lại hiệu quả. Do đó, hãy thực hiện các bài tập một cách nhẹ nhàng.
Thực hiện đúng cách
Dù áp dụng bài tập nào thì cũng cần tuân thủ nguyên tắc thực hiện đúng cách. Bởi chỉ làm đúng cách thì mới giúp mũi cao, thẳng, thon gọn hơn. Và quan trọng hơn là tránh được những tổn thương không mong muốn.
Kiên trì, nhẫn nại
Những bài tập trên không thể giúp mũi cao lên một cách nhanh chóng, rõ rệt. Đó là lý do bạn nên kiên trì và nhẫn nại trong khi thực hiện. Thực hiện đều đặn mỗi ngày sẽ mang lại những thay đổi đáng kể trong hình dáng và chiều cao của mũi.
Trên đây là những thông tin thú vị về các cách giúp mũi cao hơn khi bước vào tuổi dậy thì. Các ba mẹ đang tìm kiếm một địa chỉ uy tín để chăm sóc sức khỏe cho bé thì có thể lựa chọn Hệ thống Y tế MEDLATEC. Để đặt lịch khám trước, quý khách hãy gọi đến hotline 1900 56 56 56.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!