Tin tức

9 tác dụng bất ngờ của trà gừng đối với sức khỏe

Ngày 14/11/2022
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân
Trà gừng là một loại thức uống rất phổ biến trong đời sống thường ngày, nhất là đối với nữ giới. Thức uống ấm nóng này không đơn giản chỉ có thể làm ấm cơ thể mà còn có nhiều tác dụng khác đối với sức khỏe. Vậy nhưng uống trà gừng nhiều có tốt không, nên uống bao nhiêu là đủ? 

1. Những lợi ích của trà gừng đối với sức khỏe

Trà gừng là thức uống mang tính ấm, nóng, hơi cay và ngọt rất dễ uống và là đồ uống yêu thích của nhiều người. Thậm chí, với nhiều người, đây còn là đồ uống hàng ngày. Loại đồ uống này có nhiều lợi ích đối với sức khỏe như: 

Làm ấm cơ thể

Trà gừng có nguyên liệu chính là gừng, tính nóng nên có tác dụng rất tốt trong việc làm ấm cơ thể. Trong những ngày gió lạnh, hoặc nhiễm mưa lạnh, chỉ cần một cốc trà gừng là có thể làm ấm cơ thể từ bên trong, giảm cảm giác mệt mỏi và phòng chống cảm lạnh. 

Trà gừng giúp làm ấm cơ thể

Trà gừng giúp làm ấm cơ thể

Giảm cảm giác buồn nôn

Tính cay và nóng của trà gừng có tác dụng tốt trong việc làm giảm cảm giác buồn nôn. Nên đây là đồ uống được khuyên dùng đối với những người ốm nghén, buồn nôn hoặc bị say tàu xe. 

Tốt cho hệ tiêu hóa

Nếu bị rối loạn tiêu hóa, lạnh bụng, bụng âm ỉ khó chịu thì có thể uống một cốc trà gừng để làm dịu ngay cảm giác này. Uống trà gừng hàng ngày cũng là cách để kích thích hệ tiêu hóa, tăng cường khả năng trao đổi chất, chống đầy hơi, táo bón, trị tiêu chảy, hữu ích đối với người bị viêm tá tràng. 

Làm dịu và thoải mái cho cơ thể, tránh chuột rút

Rất nhiều người bị tình trạng co cơ bắp khiến chân bị chuột rút vô cùng đau đớn khó chịu. Một gốc trà gừng sẽ có tác dụng làm cho cơ thể thoải mái, chống viêm, làm dịu tình trạng chuột rút.

Trà gừng có nhiều lợi ích đối với cơ thể

Trà gừng có nhiều lợi ích đối với cơ thể

Hỗ trợ chữa cảm lạnh

Với chứng cảm lạnh thông thường, trà gừng có tác dụng rất tốt để hỗ trợ điều trị. Trà gừng có tác dụng làm ấm cơ thể, giãn mao mạch, nóng các đường hô hấp và giảm ngay tình trạng nghẹt mũi. Đây cũng là thức uống nên chuẩn bị sẵn cho người bị hen. 

Giảm đau đầu

Trà gừng là thức uống rất hữu ích đối với những người bị chứng đau nửa đầu. Người bệnh này có thể duy trì uống thường xuyên để cải thiện tình trạng này. 

Chống hôi miệng

Tình trạng hơi thở bốc mùi thường là do hệ thống tiêu hóa đang gặp trục trặc. Uống trà gừng giúp làm dịu dạ dày, chống đầy hơi và cải thiện đáng kể tình trạng hôi miệng. 

Giảm đau

Trà gừng cũng là thức uống có nhiều lợi ích đối với những người bị viêm xương khớp. Tính ấm nóng của trà gừng có tác dụng làm dịu cơn đau nhức ở xương khớp gây ra. Thức uống này cũng rất hữu ích trong việc giảm đau với các trường hợp bị đau đầu, đau bụng kinh nguyệt. 

Tăng cường hệ miễn dịch

Trà gừng cũng có tác dung tăng cường khả năng miễn dịch, giảm căng thẳng, giảm những phản ứng của cơ thể đối với sự thay đổi của thời tiết, nhất là sổ mũi, nghẹt mũi.  

Trà gừng có rất nhiều tác dụng hỗ trợ và điều trị các bệnh thông thường

Trà gừng có rất nhiều tác dụng hỗ trợ và điều trị các bệnh thông thường

2. Uống nhiều trà gừng có tốt không?

Mặc dù là loại thức uống có rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe nhưng không phải ai cũng hợp với trà gừng và uống nhiều chưa chắc đã là tốt. Chỉ nên uống trà gừng trong những trường hợp cần thiết như: cần làm ấm cơ thể, vừa ở ngoài trời lạnh về, đau đầu, chóng mặt, đau bụng kinh,… Uống nhiều trà gừng sẽ gây ra một số tác dụng phụ như: 

Khiến bụng khó chịu

Uống nhiều trà gừng giống như ăn nhiều đồ cay nóng sẽ khiến bụng cảm giác rất nóng, khó chịu, ậm ạch. Vậy nên chỉ nên dùng trà gừng với lượng vừa đủ, khoảng 4mg/ngày.

Vấn đề tim mạch

UỐng nhiều trà gừng có thể có một số tác động tiêu cực đến tim mạch: gây tăng huyết áp, tim đập nhanh,… do vậy những người bị tăng huyết áp không nên sử dụng quá nhiều trà gừng. 

Chỉ nên uống trà gừng với lượng vừa đủ

Chỉ nên uống trà gừng với lượng vừa đủ

3. Một số cách làm trà gừng đơn giản tại nhà

Bạn hoàn toàn có thể tự pha trà gừng tại nhà với những nguyên liệu đơn giản, dễ kiếm. Có thể áp dụng một số công thức trà gừng như sau: 

Trà gừng mật ong

Nguyên liệu: gừng tươi, mật ong, trà túi lọc, chanh

Cách làm: gừng sau khi rửa sạch thì thái lát mỏng, sau đó ngâm gừng với nước ấm hoặc đun sôi để lấy nước gừng. Cho trà túi lọc vào cốc, rót nước nóng vào để lấy nước trà, vắt thêm nửa quả chanh vào cốc nước này. Tiếp tục cho thêm nước gừng đã nấu từ trước vào, thêm ít mật ong khuấy đều là đã có trà gừng thơm ngon. 

Trà gừng sữa

Nguyên liệu: gừng tươi, sữa tươi

Cách làm: gừng tươi rửa sạch, gọt vỏ hoặc không gọt vỏ tùy ý rồi thái mỏng, cho vào nồi nước với lượng vừa đủ, đun sôi để lấy nước gừng. Bắc nồi nước xuống, them thêm lượng sữa vừa phải, và đun nhỏ lửa thêm khoảng 5 phút là hoàn thành. 

Nấu trà với bột gừng

Nếu không có sẵn gừng tươi thì bạn cũng có thể nấu trà gừng với bột gừng. Công thức chung: 2gr bột gừng pha với 300ml nước. 

Cách làm: đun sôi nước lên, bỏ bột gừng vào đun sôi lại khoảng 2 phút. Sau đó bắc nồi nước ra, đổ vào cốc, đợi nguội bớt rồi thêm mật ong hoặc đường thốt nốt với lượng vừa đủ theo sở thích uống ngọt là hoàn thành. 

Với những công thức đơn giản này, bạn hoàn toàn có thể làm trà gừng tại nhà bất cứ lúc nào để phục vụ bản thân và gia đình. Đây là đồ uống thơm ngon và hấp dẫn, mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe, nhất là những ngày trời mưa hay trở lạnh. 

Tuy nhiên, không phải cứ uống nhiều trà gừng là tốt. Bạn cũng không nên lạm dụng trà gừng để chữa những bệnh thường gặp. Bởi nếu sử dụng không đúng cách, loại đồ uống này lại có những tác dụng không tốt cho cơ thể. Do đó, theo các bác sĩ, nếu có bất kỳ vấn đề nào về sức khỏe, bạn không nên tự ý dùng thuốc hay chữa bằng phương pháp dân gian. 

Từ khoá: mật ong

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.