Tin tức

Ai có thể là đối tượng có nguy cơ mắc loãng xương?

Ngày 29/06/2021
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân
Loãng xương thường được xem là một căn bệnh của tuổi già, thế nhưng những năm gần đây căn bệnh này đang có xu hướng trẻ hóa đối tượng mắc bệnh. Vậy thì nguyên nhân nào có thể gây ra bệnh loãng xương? Đối tượng có nguy cơ mắc loãng xương là những ai? Hãy cùng tìm hiểu vấn đề này kỹ hơn nhé!

1. Bệnh loãng xương có nguy hiểm không?

Loãng xương là một dạng bệnh phát triển một cách thầm lặng nên rất khó để phát hiện ra bệnh từ sớm. Bệnh loãng xương thực chất là tình trạng suy giảm chất lượng cũng như số lượng các cấu trúc trong xương khiến cho xương dễ bị xẹp, bị giòn và có nguy cơ gãy xương rất cao.

Bị gãy xương được hiểu là dạng biến chứng khá nặng từ căn bệnh loãng xương, đặc biệt là khi cổ xương đùi mà bị gãy sẽ có thể dẫn đến tử vong. Một số nghiên cứu y khoa cho thấy rằng, có tới 20% trường hợp bệnh nhân bị gãy xương đùi do loãng xương có nguy cơ tử vong trong khoảng 6 tháng đầu tiên, 50% bệnh nhân không còn khả năng đi lại và 25% các ca gãy xương đùi buộc phải có y tá chăm sóc đặc biệt tại nhà.

Hiện nay tỉ lệ bệnh nhân bị loãng xương ở nước ta đang rơi vào mức báo động: Có tới ⅓ phụ nữ trên 50 tuổi có nguy cơ bị mắc bệnh loãng xương, tỉ lệ ở nam giới là 1/10. Bên cạnh đó, chi phí điều trị cho những ca bệnh biến chứng gãy xương dạng nặng là rất cao và cũng mất rất nhiều thời gian điều trị. Vì vậy, việc phát hiện kịp thời những đối tượng có nguy cơ mắc loãng xương và lựa chọn đúng phương pháp điều trị là rất cần thiết để tránh các biến chứng nặng đe dọa tính mạng.

Đối tượng có nguy cơ mắc loãng xương

Tỷ lệ phụ nữ bị mắc bệnh loãng xương lớn hơn nhiều lần so với ở nam giới

2. Nguyên nhân gây bệnh loãng xương

Hầu hết các đối tượng có nguy cơ mắc loãng xương là những người cao tuổi, khi mà tất cả chức năng hoạt động của cơ thể đã dần dần bị suy giảm. Tuy nhiên, ngày nay số lượng mắc bệnh loãng xương đã tăng lên rất nhiều và có thể xuất hiện ở những người rất trẻ tuổi. Vậy thì những nguyên nhân nào có thể gây ra tình trạng loãng xương?

  • Cơ thể bị thiếu hormone sinh dục do hệ quả từ các cuộc phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng để điều trị bệnh hoặc mắc một số bệnh về nội tiết, tình trạng phụ nữ mãn kinh sớm.

  • Người bệnh có tiền sử bị gãy xương sẽ có nguy cơ mắc bệnh loãng xương. Trường hợp người thân trong gia đình bị gãy xương do bệnh loãng xương cũng có thể là nguyên nhân dẫn tới tình trạng bạn bị loãng xương (tính di truyền).

  • Các bệnh nhân đang điều trị bệnh cần phải sử dụng thuốc Corticoid trong khoảng thời gian dài rất dễ gây ra tình trạng loãng xương, hoặc các loại thuốc điều hòa thần kinh, thuốc chống động kinh,...

Bệnh nhân đang điều trị bệnh với các thuốc chống động kinh, Corticoid trong khoảng thời gian dài dễ dẫn tới loãng xương

Bệnh nhân đang điều trị bệnh với các thuốc chống động kinh, Corticoid trong khoảng thời gian dài dễ dẫn tới loãng xương

  • Lối sống không lành mạnh cũng sẽ dẫn tới nguy cơ mắc bệnh loãng xương cao: Nghiện rượu bia và các đồ uống chứa hàm lượng cafein cao, chế độ ăn uống thiếu chất (vitamin D và canxi), lười vận động,...

Bệnh loãng xương thường phát triển bệnh một cách âm thầm cho nên những triệu chứng đặc trưng để phát hiện ra bệnh sớm khá khó khăn. Thường thì người bệnh chỉ có thể phát hiện ra bệnh khi tình trạng bệnh đã bắt đầu chuyển biến nặng hoặc đã xuất hiện biến chứng gãy xương. Một số triệu chứng bệnh có thể được xem là dấu hiệu nhận biết loãng xương như: Đau lưng, cột sống bị gù hoặc vẹo, chiều cao bị giảm dần, có thể bị gãy xương từ các chấn thương rất nhẹ (thậm chí là ho hoặc hắt hơi quá mạnh).

3. Những đối tượng có nguy cơ mắc loãng xương cao

Hầu hết tất cả mọi người đều có khả năng bị loãng xương, đặc biệt là những người có độ tuổi trên 50. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp bệnh xuất hiện ở những người trẻ tuổi do một số nguyên nhân nào đó gây ra. Vậy thì những ai được xem là đối tượng có nguy cơ mắc loãng xương cao?

  • Nhóm những người mắc các bệnh về nội tiết như: Bệnh cường tuyến cận giáp, cường tuyến giáp, cường tuyến vỏ thượng thận, đái tháo đường,... Đặc biệt là trường hợp những bệnh nhân bị suy giảm chức năng hoạt động của các tuyến hệ sinh dục (tinh hoàn ở nam giới hoặc buồng trứng ở nữ giới).

  • Những phụ nữ ở thời kỳ mãn kinh: Sau kỳ mãn kinh, buồng trứng sẽ ngưng hoạt động cho nên những nội tiết tố được sản xuất từ buồng trứng cũng sẽ mất đi (một trong những nội tiết tố đó giữ vai trò ức chế hoạt động của các tế bào có hại gây phá hủy xương). Trường hợp bệnh nhân bị loãng xương do tình trạng sau mãn kinh thường sẽ bị mắc phải các biến chứng loãng xương như: gãy cổ xương đùi, gãy lún đốt sống, gãy đầu dưới xương cẳng tay,...

  • Nhóm bệnh nhân đang phải điều trị các bệnh lý khác yêu cầu không được rời giường bệnh trong một khoảng thời gian quá dài sẽ có nguy cơ mắc bệnh loãng xương rất cao.

  • Những đối tượng đang bị các bệnh về xương khớp mạn tính rất dễ bị loãng xương.

  • Một số bệnh nhân mắc bệnh khá nặng về thận sẽ dễ dẫn tới loãng xương vì lượng canxi sẽ bị thải nhiều qua đường tiết niệu: Bệnh suy thận mạn tính hoặc tình trạng sử dụng thận nhân tạo.

Những người mắc bệnh suy thận mạn tính có nguy cơ bị loãng xương rất cao

Những người mắc bệnh suy thận mạn tính có nguy cơ bị loãng xương rất cao

  • Bệnh nhân đang điều trị các nhóm bệnh lý khác có sử dụng thuốc Corticoid, thuốc chống động kinh, thuống điều trị đái tháo đường,... trong thời gian dài sẽ có nguy cơ mắc bệnh loãng xương cao;

  • Những người hút thuốc, uống rượu nhiều.

Chính vì bệnh loãng xương có thể xuất hiện ở rất nhiều đối tượng khác nhau cho nên việc phòng ngừa bệnh cũng cần được thực hiện ngay lúc này, chứ không phải chờ đợi có triệu chứng bệnh mới bắt đầu lo lắng. Hiện nay với nền y học cực kỳ phát triển thì bệnh loãng xương hoàn toàn có thể được chẩn đoán từ sớm bằng các phương pháp đo mật độ xương như: 

  • Phương pháp DEXA (Dual Energy X-ray Absorptiometry): phương pháp chụp X-quang hấp thụ năng lượng kép. Phương pháp này không xâm lấn, khá đơn giản và thực hiện nhanh chóng. Kỹ thuật này hiện nay được áp dụng phổ biến nhất và cũng là phương pháp tiêu chuẩn nhất giúp chẩn đoán bệnh loãng xương;

  • Chụp X-quang nhằm đo mật độ xương phần vùng cổ xương đùi hoặc tay, phần cột sống thắt lưng;

  • Quyét mật độ xương (DEXA, DXA): kỹ thuật này thực hiện bằng cách sử dụng tia X đo tình trạng mất xương ở bệnh nhân;

  • Xét nghiệm máu, nước tiểu: sàng lọc nguy cơ gây loãng xương;

  • Siêu âm, sinh thiết xương mào chậu, đồng vị phóng xạ, sinh hóa lâm sàng, chụp cộng hưởng từ MRI,...

Quý bạn đọc cần thêm thông tin về những phương pháp chẩn đoán bệnh tình hoặc có dấu hiệu nghi ngờ bị loãng xương thì hãy liên hệ ngay tới bệnh viện đa khoa MEDLATEC. Liên hệ với bệnh viện thông qua đường dây nóng 1900565656 để được hỗ trợ tốt nhất.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.