Tin tức
Những nguyên nhân gây bệnh loãng xương ít ngờ đến
- 08/12/2020 | Các yếu tố nguy cơ và cách điều trị loãng xương hiệu quả
- 12/12/2020 | Sức khỏe xương khớp: Bị loãng xương nên ăn gì để cải thiện?
- 25/05/2021 | Thiếu xương là gì và khác gì so với tình trạng loãng xương?
1. Bệnh loãng xương là tình trạng gì
Loãng xương là tình trạng xương bị xốp và trở nên giòn hơn, dễ tổn thương,gãy khi không mang bị chấn thương dù là nhẹ. Đây được coi là căn bệnh khó điều trị dứt điểm và để lại những hậu quả hết sức nặng nề như: Gãy xương, gù vẹo cột sống,… làm giảm khả năng lao động, vận động đi lại khó khăn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống.
Trên thực tế cho thấy, có 2 quá trình đồng thời xảy ra tác động trực tiếp đến xương của con người, đó là quá trình tạo và hủy xương.
-
Trong độ tuổi phát triển, quá trình tạo xương chiếm ưu thế lớn hơn, nó phát triển và tạo thành những bè to.
-
Đến độ tuổi trưởng thành nhất định, 2 quá trình này cân bằng với nhau, xương cứng chắc và đạt đến độ bền nhất định.
-
Giai đoạn 45 tuổi trở lên, quá trình tạo xương suy giảm, nhường chỗ cho sự hủy xương tăng lên. Ở thời điểm này, các bè xương trở nên mỏng, số lượng bè giảm và tạo ra các khoảng trống bên trong. Khoáng chất như canxi, photpho bị mất dần, chất khoáng giảm khiến cho xương trở nên nhẹ hơn.
Bệnh loãng xương đem lại nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe
Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh loãng xương
Một số yếu tố dưới đây khiến bạn có nguy cơ mắc bệnh loãng xương cao hơn:
-
Giới tính: Chị em phụ nữ có khả năng mắc bệnh loãng xương cao hơn so với nam giới.
-
Tuổi tác: Độ tuổi tỷ lệ thuận với nguy cơ mắc bệnh.
-
Những người mắc bệnh còi xương, suy dinh dưỡng, chế độ ăn thiếu canxi, vitamin D,…
-
Yếu tố di truyền từ cha, mẹ.
-
Người ít hoạt động thể lực, công việc ngồi một chỗ trong khoảng thời gian dài,….
-
Có thói quen sử dụng các chất kích thích như: Thuốc lá, rượu, bia,…
-
Sinh đẻ nhiều lần, quá trình nuôi con bằng sữa mẹ mà không được bổ sung đầy đủ chất.
2. Những nguyên nhân gây bệnh loãng xương ít ngờ đến
Tuổi tác được xem là nguyên nhân hàng đầu gây nên bệnh tật, trong đó có tình trạng loãng xương. Tình trạng này gây suy giảm mật độ và làm tổn thương vi cấu trúc của xương. Nếu người bệnh không cẩn thận trong việc đi lại, hoạt động nặng thì rất dễ bị gãy, đây được xem là biến chứng nghiêm trọng nhất là bệnh loãng xương gây ra.
Chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học
Trong bữa ăn, thức uống hàng ngày có sự thiếu hụt canxi và các khoáng chất như vitamin D, B6, Photpho, magie,… hay cơ thể bạn không thể hấp thu được chất dinh dưỡng vì một số lý do nào đó thì nguy cơ mắc bệnh loãng xương là rất cao. Bên cạnh đó, việc ăn quá nhiều một số chất cũng gây ảnh hưởng xấu đến hệ xương:
-
Protein: Đây là một chất quan trọng đối với cơ thể, không thể thiếu trong chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý. Tuy nhiên, việc làm dụng quá nhiều sẽ gây ảnh hưởng không tốt, làm giảm canxi.
-
Sử dụng nhiều chất kích thích: Thuốc lá, rượu,… là những yếu tố được xem là có hại cho sức khỏe cũng như vấn đề về xương khớp, làm giảm sự hấp thụ canxi và khả năng sử dụng của cơ thể.
Chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học là một trong những nguyên nhân gây bệnh loãng xương
Lười luyện tập thể dục
Luyện tập thể dục, thể thao hàng ngày là phương pháp bảo vệ sức khỏe, tăng cường sức đề kháng tốt nhất, là liều thuốc giúp cho hệ xương, khớp trở nên dẻo dai..Nếu bạn không tập luyện, xương sẽ trở nên yếu và dễ gây ra tình trạng loãng xương và các vấn đề về sức khỏe khác. Đối với người làm công việc văn phòng, ít đi lại, vận động thì nên dành nhiều thời gian mỗi ngày hơn để chăm sóc sức khỏe cho hệ xương của bản thân.
Lười vận động, luyện tập thể dục, thể thao khiến xương trở nên yếu
Tác dụng phụ của một số loại thuốc
Trong một số loại thuốc chữa bệnh, có chứa chất ảnh hưởng và gây nên tình trạng loãng xương. Cụ thể như:
-
Loại thuốc chống co giật hoặc điều trị bệnh động kinh.
-
Hormon tuyến giáp được sử dụng cho những bệnh nhân suy giáp, sử dụng liều lượng nhiều sẽ khiến cho hệ xương trở nên yếu đi.
Một số loại thuốc có chứa chất gây ảnh hưởng đến xương
Trọng lượng cơ thể
Ngoài chế độ ăn uống thiếu khoa học, lười luyện tập thể dục thể thao thì trọng lượng cơ thể cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh loãng xương. Tình trạng này có xu hướng xảy đến với những người nhẹ cân hơn, đặc biệt là phụ nữ có thân hình bé và hệ xương nhỏ.
3. Để phòng chống bệnh loãng xương cần làm gì
Ông bà ta thường có câu “phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Vậy làm thế nào để có thể ngăn chặn hoặc giảm thiểu tình trạng loãng xương. Bạn cần chú ý những điều dưới đây:
-
Xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ, khoa học: Đảm bảo cung cấp đầy đủ lượng chất dinh dưỡng cho cơ thể.
-
Thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao nhằm nâng cao sức khỏe, tăng sức đề kháng và đảm bảo hệ xương được bảo vệ hàng ngày.
-
Thuốc lá, rượu, bia,… là những thứ mà bạn cần phải hạn chế tối đa.
-
Thực hiện việc kiểm tra, thăm khám sức khỏe định kỳ để phát hiện kịp thời những vấn đề xấu trong cơ thể để có những biện pháp điều trị sớm và kịp thời.
-
Sử dụng các loại thuốc trong điều trị bệnh tật đúng liều lượng, tuyệt đối không tự ý uống thêm khi chưa có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
-
Duy trì trọng lượng cơ thể sao cho phù hợp, không để tình trạng thừa cân, béo phì hoặc thiếu cân.
-
Tăng cường vitamin D cho cơ thể nhằm cải thiện khả năng hấp thụ canxi.
Thực hiện thăm khám định kỳ để có một hệ xương và sức khỏe tốt
Trên đây là những chia sẻ về tình trạng, nguyên nhân gây bệnh loãng xương, hi vọng bài viết này sẽ đem lại những kiến thức có ích cho bạn đọc và gia đình. Bạn có thể đến trực tiếp tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để được kiểm tra vấn đề về xương khớp cũng như sức khỏe, hoặc gọi điện qua hotline 1900 56 56 56 để được tư vấn miễn phí.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!