Tin tức

Bác sĩ giải đáp: Sau sinh mổ có được ăn tôm không?

Ngày 22/07/2024
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân
Vấn đề kiêng khem ăn uống sau khi sinh luôn nhận được sự quan tâm của nhiều người, đặc biệt là đối với mẹ sinh mổ và mẹ nuôi con bằng sữa mẹ. Vậy thì sau sinh mổ có được ăn tôm không và ăn như thế nào là tốt nhất?

1. Sau sinh mổ có được ăn tôm không?

Đối với câu hỏi sau sinh mổ có được ăn tôm không thì có 2 quan điểm khác biệt. Quan điểm thứ nhất là theo Đông y cổ truyền và quan niệm dân gian, mẹ sau sinh mổ không nên ăn tôm nói riêng và hải sản nói chung để tránh ảnh hưởng đến vết mổ. Cụ thể là làm vết mổ lâu lành, dễ nhiễm trùng và có nguy cơ hình thành sẹo lồi tại vết mổ.

Trong khi đó, quan điểm thứ hai là theo Y học hiện đại, sau sinh mổ, mẹ hoàn toàn có thể ăn tôm bởi tôm chứa nhiều dưỡng chất, đặc biệt là protein, vitamin B12, vitamin D, omega-3, canxi, iodine và selen. Những dưỡng chất này cung cấp năng lượng cho mẹ bỉm, đồng thời, tốt cho xương khớp, tim mạch, đặc biệt là giảm mệt mỏi, căng thẳng, ngăn ngừa trầm cảm.

Như vậy, sau sinh mổ có được ăn tôm không thì vẫn có thể ăn, chỉ cần mẹ bỉm chú ý đến thời điểm ăn, số lần ăn sao cho phù hợp với tình trạng sức khỏe. Mẹ có thể tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn chế độ ăn tốt nhất cho cả mẹ và em bé.

Sau sinh mổ có được ăn tôm không? Mẹ có thể ăn theo dưới sự tư vấn của bác sĩ

Sau sinh mổ có được ăn tôm không? Mẹ có thể ăn theo dưới sự tư vấn của bác sĩ

2. Mẹ sau sinh mổ cần lưu ý gì khi ăn tôm?

Biết được sau sinh mổ có được ăn tôm không, vậy thì ăn như thế nào để tốt cho sức khỏe? Dưới đây là những lưu ý quan trọng mẹ bỉm đừng bỏ qua.

  • Sau sinh mổ 1 - 2 tuần thì mẹ có thể ăn tôm. Tuy nhiên, để an toàn nhất thì mẹ nên đợi đến 1 tháng sau sinh, khi cơ thể mẹ đã dần hồi phục và vết mổ cũng đã lành. 
  • Mẹ có thể ăn tôm nhưng không được ăn quá nhiều và ăn thường xuyên. Tốt nhất là chỉ nên ăn 2 - 3 bữa/ tuần, tương đương 350g/ tuần. Nếu ăn nhiều hơn thì vào tuần sau, mẹ nên giảm lượng tôm cơ thể tiêu thụ. 
  • Tuyệt đối không ăn tôm sống hay sống chín tái để tránh gây ra các vấn đề về tiêu hóa do lúc này, sức khỏe của mẹ bỉm vẫn còn yếu, chưa hồi phục hoàn toàn.
  • Không dùng tôm đông lạnh hay tôm chết mà chỉ chọn mua tôm tươi sống, sau đó sơ chế và chế biến cẩn thận. Có thể thêm chút gừng vào các món tôm để giảm tính hàn, ngăn ngừa lạnh bụng.
  • Không chế biến kết hợp hoặc ăn tôm cùng với các loại rau củ quả chứa hàm lượng vitamin C cao để tránh bị ngộ độc. 

Chọn mua tôm tươi sống, vỏ cứng cáp, thịt chắc ngon và chế biến kỹ lưỡng

Chọn mua tôm tươi sống, vỏ cứng cáp, thịt chắc ngon và chế biến kỹ lưỡng

Đặc biệt, trong các trường hợp dưới đây thì mẹ sau sinh mổ (và cả sinh thường) nên hạn chế hoặc tạm thời không cho tôm vào thực đơn ăn uống hàng ngày.

  • Mẹ cơ địa dị ứng, bị dị ứng với hải sản, ngứa ngáy, phát ban, buồn nôn và nôn khi ăn tôm.
  • Mẹ đang gặp vấn đề về tiêu hóa, bị đầy bụng, khó tiêu, ợ hơi, trào ngược, tiêu chảy,..
  • Mẹ mắc bệnh tuyến giáp, cụ thể là cường giáp không nên ăn tôm để tránh làm bệnh tình thêm trầm trọng.
  • Mẹ bị hen suyễn nên cân nhắc ăn tôm vì có thể gặp nguy cơ kích ứng họng, co thắt phế quản dẫn đến ho, khò khè, khó thở.
  • Mẹ bị viêm khớp, bị gout, tăng axit uric máu cũng cần tránh ăn tôm.
  • Mẹ đang nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ cần trao đổi kỹ lưỡng với bác sĩ để được hướng dẫn có nên ăn tôm hay không và ăn như thế nào là tốt nhất.

Trong trường hợp mẹ sau sinh mổ không được ăn tôm thì bác sĩ hay chuyên gia dinh dưỡng có thể cân nhắc thay thế tôm bằng các loại thực phẩm khác như trứng, thịt gà, thịt bò,… có giá trị dinh dưỡng tương đương.

Mẹ dị ứng, hen suyễn hay mắc các bệnh lý viêm khớp, gout,… nên tránh ăn tôm

Mẹ dị ứng, hen suyễn hay mắc các bệnh lý viêm khớp, gout,… nên tránh ăn tôm 

3. Những món tôm ngon dành cho mẹ bỉm sau sinh

Tôm có thể chế biến thành nhiều món ngon và bổ dưỡng khác nhau, vừa mang đến những bữa ăn ngon miệng, vừa giúp mẹ bỉm bổ sung dưỡng chất để cơ thể mau hồi phục.

Tôm hấp

Đây là món dễ chế biến, dễ ăn và rất phù hợp với các mẹ bỉm sau sinh. Bạn cần chuẩn bị 300g tôm sú loại to, một ít gừng, sả, lá chanh cùng các loại gia vị. Cách thực hiện như sau.

  • Tôm rửa sạch rồi dùng kéo cắt bớt đầu, đuôi, chân, sau đó ướp với gia vị.
  • Gừng, sả, lá chanh rửa sạch. Dùng dao dập dập nhánh sản và cắt gừng thành từng lát mỏng.
  • Đun nồi nước, để vỉ hấp phía trên, xếp tôm cùng gừng, sả, lá chanh vào vỉ hấp.
  • Khi nước trong nồi sôi 10 phút thì tắt bếp. 

Món tôm hấp dễ chế biến, dễ ăn mà không kém phần thơm ngon

Món tôm hấp dễ chế biến, dễ ăn mà không kém phần thơm ngon 

Tôm rim

Tôm rim mặn ăn cùng cơm nóng là món ngon hầu như ai cũng thích, không riêng gì mẹ bỉm sau sinh. Bạn cần chuẩn bị 300g tôm tươi, 5 lá chanh, 1 củ hành tím, ít hành lá cùng các loại gia vị. Cách thực hiện như sau.

  • Tôm rửa sạch, cắt bỏ bớt đầu, đuôi, chân và rút phần chỉ đen dọc sống lưng.
  • Rửa sạch lá chanh, hành lá rồi xắt sợi chỉ lá chanh và cắt hành lá thành các đoạn ngắn.
  • Ướp tôm với các loại gia vị và để trong 15 phút để ngấm gia vị.
  • Cho dầu vào chảo, phi hành cho vàng và thơm rồi cho tôm vào, đảo đều. Đến khi tôm đổi màu, cạn nước thì cho lá chanh xắt sợi chỉ vào, đảo trong 30 giây, tắt bếp.

Ngoài 2 món tôm đơn giản trên, bạn cũng có thể làm tôm kho thịt, tôm sốt chua ngọt hay các món canh tôm, cháo tôm để thay đổi khẩu vị cho mẹ bỉm. 

Mong rằng với những chia sẻ trên, bạn đọc đã biết được sau sinh mổ có được ăn tôm không và cách ăn tôm an toàn cho mẹ bỉm. Mọi thắc mắc khác cần được tư vấn thêm, hoặc có nhu cầu thăm khám sức khỏe phụ khoa, theo dõi thai kỳ,… bạn có thể đến gặp bác sĩ Chuyên khoa Sản Phụ khoa của Hệ thống Y tế MEDLATEC.

Để không phải chờ đợi lâu, quý khách hãy gọi đến hotline 1900 56 56 56. Tổng đài viên sẽ giúp khách hàng đặt lịch tại bất cứ chi nhánh, cơ sở nào của MEDLATEC trên toàn quốc. 

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ