Tin tức

Bác sĩ tư vấn: Đau buốt sống lưng là dấu hiệu bệnh gì?

Ngày 11/10/2021
Tham vấn y khoa: BSCKI. Vũ Thanh Tuấn
Đau buốt sống lưng thường do tổn thương ở vị trí đốt cột sống L1 - L2 do đây là khu vực phải chịu nhiều áp lực, tác động xấu từ trọng lượng cơ thể cũng như tư thế vận động hàng ngày. Nhiều bệnh nhân gặp phải lo lắng đau buốt sống lưng là dấu hiệu bệnh gì? Hiểu được nguyên nhân sẽ giúp bệnh nhân điều trị và kiểm soát cơn đau tốt hơn.

1. Đau buốt sống lưng là dấu hiệu bệnh gì?

Đau buốt sống lưng có thể xuất hiện từng đợt hoặc kéo dài, đặc điểm cơn đau thường tăng lên khi làm việc nặng, khi ngồi xuống hoặc cúi người. Đặc biệt nếu đứng lên đột ngột, cơn đau sẽ trở nên dữ dội hơn. Đau buốt sống lưng sẽ nghiêm trọng hơn sau khi người bệnh làm việc nặng, thời tiết thay đổi hoặc mắc một số bệnh lý liên quan.

Đau buốt sống lưng là dấu hiệu bệnh gì

Đau buốt sống lưng cho thấy có chấn thương vùng cột sống hoặc cơ

Có rất nhiều bệnh lý gây ra tình trạng đau buốt sống lưng này, muốn đẩy lùi cơn đau thì việc hiểu rõ nguyên nhân và điều trị tích cực là rất quan trọng. Những nguyên nhân bệnh lý thường gặp bao gồm:

1.1. Thoái hóa cột sống

Thoái hóa cột sống là một trong những bệnh lý “tuổi già”, hậu quả của quá trình lão hóa tự nhiên của cột sống. Tuy nhiên, bệnh lý này có thể xuất hiện sớm ở người trẻ tuổi do các thói quen xấu như: học và làm việc sai tư thế, lười vận động,…

Thoái hóa cột sống là nguyên nhân phổ biến gây đau buốt sống lưng, ngoài ra còn đi kèm với các triệu chứng như: giảm vận động, cứng lưng, ảnh hưởng đến dây thần kinh ngoại biên giảm vận động chân tay,…

Thoái hóa cột sống là nguyên nhân thường gặp gây đau buốt sống lưng

Thoái hóa cột sống là nguyên nhân thường gặp gây đau buốt sống lưng

1.2. Loãng xương

Loãng xương là tình trạng mật độ xương giảm dẫn đến giảm chất lượng của hệ thống xương, khi đó xương có khả năng chịu lực kém hơn, dễ đau nhức, gãy vỡ hơn. Xương cột sống thường chịu ảnh hưởng đầu tiên khi khả năng chịu lực của xương kém, trọng lượng cơ thể lớn sẽ gây lún, xẹp, thậm chí gãy cột sống.

Loãng xương cũng là một trong những nguyên nhân cộng hưởng dẫn đến đau buốt sống lưng, cần phòng ngừa và điều trị bằng chế độ dinh dưỡng phù hợp.

1.3. Thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm là tình trạng rách, nứt ở đĩa đệm giữa các đốt sống, khiến nhân nhầy thoát ra chèn ép lên rễ thần kinh cùng các phần khác của cột sống. Hậu quả là tình trạng đau buốt sống lưng cùng giảm vận động cột sống, gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng lao động của người bệnh.

1.4. Đau cơ cột sống

Ngoài nguyên nhân do xương khớp thì những cơn đau buốt sống lưng còn có thể do tổn thương vùng cơ lưng bao gồm: cơ tam giác chạy dọc sống lưng, cơ ức đòn chạy dưới cổ và cơ thang nằm ở vùng lưng trên. Hầu hết nguyên nhân là do chấn động mạnh, vận động quá mức dẫn đến tổn thương, đau nhức cơ.

<a href='https://medlatec.vn/tin-tuc/benh-gai-cot-song-nguyen-nhan-gay-benh-va-cach-phong-ngua-s68-n17863'  title ='Gai cột sống'>Gai cột sống</a> là bệnh lý nguy hiểm gây đau buốt dọc sống lưng

Gai cột sống là bệnh lý nguy hiểm gây đau buốt dọc sống lưng

1.5. Gai cột sống

Nếu bệnh lý gây đau buốt sống lưng là do gai cột sống thì bệnh nhân cần đi khám và điều trị càng sớm càng tốt. Bản chất của gai cột sống là sự phát triển bất thường của các mỏm xương mọc trên thân đốt sống. Mỏm xương bất thường này sẽ dài ra theo thời gian, gây chèn ép tủy sống, teo cơ, đau buốt và làm mất đi đường cong cột sống thắt lưng tự nhiên.

Nếu đau buốt sống lưng kéo dài, không có dấu hiệu thuyên giảm dù nghỉ ngơi và vận động hợp lý thì người bệnh cần đi khám sớm để xác định nguyên nhân bệnh lý. Điều trị theo nguyên nhân bệnh lý mới có thể đẩy lùi cơn đau buốt sống lưng hiệu quả lâu dài.

2. Làm gì để chẩn đoán bệnh lý gây đau buốt sống lưng?

Bên cạnh việc thăm hỏi về tình trạng cơn đau, tiền sử bệnh tật, các bệnh lý liên quan và triệu chứng khác, bác sĩ sẽ thăm khám thực thể để đánh giá chi tiết. Ngoài ra, các phương pháp chẩn đoán cũng thường được chỉ định bởi bệnh lý gây đau buốt sống lưng có thể phức tạp và dễ gây nhầm lẫn.

Các phương pháp chẩn đoán thường được chỉ định gồm:

2.1. Chụp X-quang

Ảnh chụp X-quang cho thấy sự liên kết của xương, từ đó phát hiện được nếu có tình trạng gãy xương, viêm khớp gây đau buốt sống lưng. Tuy nhiên, nếu nguyên nhân gây đau là do tổn thương tủy sống, cơ, dây thần kinh hoặc đĩa đệm thì ảnh chụp X-quang sẽ không cho phép phát hiện.

Chẩn đoán hình ảnh hiệu quả trong chẩn đoán nguyên nhân gây đau buốt sống lưng

Chẩn đoán hình ảnh hiệu quả trong chẩn đoán nguyên nhân gây đau buốt sống lưng

2.2. Chụp CT hoặc MRI

Chụp CT hoặc MRI giúp chẩn đoán đau buốt sống lưng do các nguyên nhân liên quan đến cân cơ, mô, dây chằng, dây thần kinh, mạch máu hoặc cơ. Ngoài ra, bệnh lý do xương cũng được chẩn đoán chính xác hơn do hình ảnh chi tiết và đa chiều, vì thế hai phương pháp này rất thường được dùng để chẩn đoán.

2.3. Điện cơ

Khi đau buốt sống lưng nhưng không tìm được nguyên nhân từ các phương pháp chẩn đoán hình ảnh, nếu bác sĩ nghi ngờ nguyên nhân do tổn thương, chèn ép thần kinh thì đo điện cơ sẽ được thực hiện. 

2.4. Xét nghiệm máu

Xét nghiệm máu giúp chẩn đoán các trường hợp đau buốt sống lưng do nhiễm trùng, tuy nhiên có thể lẫn với nhiễm trùng ở các bộ phận khác.

3. Có thể điều trị đau buốt sống lưng không?

Hầu hết bệnh nhân bị đau buốt sống lưng sẽ tìm đến các phương pháp chăm sóc, nghỉ ngơi tại nhà hoặc dùng thuốc giảm đau. Tuy nhiên, nếu do nguyên nhân bệnh lý thì các phương pháp này thường chỉ có tác dụng giảm đau tạm thời, không điều trị triệt để nguyên nhân.

Vì thế, nếu cơn đau kéo dài và không có dấu hiệu thuyên giảm, người bệnh nên đến cơ sở y tế chuyên khoa để khám, chẩn đoán tìm nguyên nhân và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ. Các phương pháp hiện được dùng để điều trị đau buốt sống lưng do bệnh lý bao gồm:

3.1. Vật lý trị liệu

Áp dụng nhiệt độ, siêu âm, kích thích điện để giảm đau buốt sống lưng hiệu quả, kết hợp với các bài tập phù hợp tăng cường sức mạnh cơ lưng, điều chỉnh tư thế cột sống, giải phóng dây thần kinh bị chèn ép và từ đó đẩy lùi cơn đau.

Kéo dãn cột sống giúp giảm đau buốt thắt lưng hiệu quả

Kéo dãn cột sống giúp giảm đau buốt thắt lưng hiệu quả

3.2. Kéo dãn cột sống

Phương pháp này sẽ tác động cơ học đến cột sống, từ đó làm giãn khoảng cách giữa các khoang đốt sống, giảm chèn ép và giảm đau buốt sống lưng.

3.3. Phẫu thuật

Thường khi đau buốt sống lưng do chèn ép dây thần kinh, biến dạng cột sống,… thì cần phẫu thuật để xử lý. Tuy nhiên, phẫu thuật có thể tiềm ẩn những rủi ro biến chứng nên hãy tìm đến cơ sở y tế uy tín, bác sĩ có kinh nghiệm để phẫu thuật.

Không nên chủ quan mà cần đi khám để biết đau buốt sống lưng là dấu hiệu bệnh gì, từ đó, bạn có thể điều trị khắc phục nguyên nhân hiệu quả, đẩy lùi cơn đau và quay trở lại cuộc sống bình thường, khỏe mạnh. 

Nếu cần tư vấn điều trị đau buốt sống lưng, hãy liên hệ đến MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.