Tin tức

Bạch cầu tăng hay giảm là do đâu?

Ngày 01/05/2024
Ngô Thị Mai Phương
Tham vấn y khoa: BS. Đinh Văn Chỉnh

Bài viết lặp 28%, CTV sửa bài

Key: bạch cầu

Bạch cầu và những thông tin cơ bản ai cũng nên biết

Bạch cầu giúp tiêu diệt những tác nhân gây hại và bảo vệ cơ thể. Bạch cầu tăng hoặc giảm hơn so với chỉ số tiêu chuẩn đều là những cảnh báo một số vấn đề sức khỏe. Lúc này, bạn nên đi khám để được các bác sĩ chẩn đoán bệnh sớm và can thiệp kịp thời, hạn chế nguy cơ biến chứng.

1. Cấu tạo và chức năng của bạch cầu

Bạch cầu là thành phần chính của hệ thống miễn dịch. Nhờ có bạch cầu, cơ thể chúng ta sẽ tạo ra những phản ứng viêm để chống lại những mầm bệnh xâm nhập cơ thể.

Bạch cầu là thành phần chính của hệ thống miễn dịch

Bạch cầu hình tròn, có nhân có thể không màu. Tế bào bạch cầu được sản sinh từ quá trình tạo máu trong tủy xương. Bạch cầu sẽ được phân chia thành nhiều loại khác nhau với những chức năng tương ứng khác nhau.

Một số loại bạch cầu có tác dụng tấn công tác nhân xâm nhập cơ thể ngay từ khi chúng được tủy xương sản sinh ra. Một số khác lại có vai trò tạo ra kháng thể, giúp bảo vệ cơ thể phòng tránh những sự tấn công của những loại vi trùng này trong tương lai.

Các loại bạch cầu trong cơ thể bao gồm:

- Bạch cầu đa nhân trung tính: Khi có tác nhân lạ xâm nhập cơ thể, những tế bào này sẽ có phản ứng đầu tiên, đồng thời gửi tín hiệu để huy động những tế bào trong hệ miễn dịch cùng chống lại, tiêu diệt tác nhân gây hại cho cơ thể. Sau khi được sản sinh từ tủy xương, loại tế bào này chỉ sống được khoảng 8 giờ.

- Bạch cầu ái toan: Có nhiệm vụ gây ra những phản ứng dị ứng, giúp cơ thể chống lại một số yếu tố dị nguyên hoặc ký sinh trùng. Chẳng hạn, loại bạch cầu này có thể xem phấn hoa là tác nhân lạ và phản ứng quá mức khiến người bệnh có triệu chứng dị ứng. Khi số lượng bạch cầu loại này tăng lên, người bệnh thường có biểu hiện sốt, đổ mồ hôi ban đêm và cơ thể thường xuyên mệt mỏi.

- Bạch cầu ái kiềm: Góp phần trong việc tạo ra phản ứng của cơ thể đối với những tác nhân lạ, nhất là những trường hợp bị hen suyễn. Khi bị kích thích, những tế bào này sẽ giải phóng histamin và một số chất khác trong cơ thể dẫn đến tình trạng viêm trong cơ thể và gây co thắt đường thở.

 

 Lympho B và lympho T rất quan trọng giúp vắc xin mang lại hiệu quả phòng bệnh

- Tế bào Lympho: Gồm 2 dạng là lympho B và lympho T với những vai trò khác nhau. Nhờ 2 dạng tế bào này mà vắc xin có thể mang lại hiệu quả trong việc phòng ngừa các loại bệnh.

+ Lympho B: Tạo ra những kháng thể. Nhờ đó, cơ thể ghi nhớ được những tác nhân gây bệnh và luôn sẵn sàng bảo vệ khi cơ thể tiếp xúc với mầm bệnh cụ thể.

+ Lympho T: Có nhiệm vụ nhận diện những tác nhân gây bệnh và tiêu diệt chúng để bảo vệ cơ thể. Lympho T có thể “ghi nhớ” những tác nhân xâm nhập cơ thể và phản ứng khi chúng quay lại.

- Bạch cầu mono: Là thực bào, có vai trò “dọn dẹp” những tế bào chết bên trong cơ thể.

2. Nguyên nhân bạch cầu tăng và giảm bất thường

Nhờ xét nghiệm máu, các bác sĩ sẽ xác định được số lượng bạch cầu. Chỉ số WBC sẽ thể hiện trong một thể tích máu có bao nhiêu tế bào bạch cầu. Trong đó, giá trị tiêu chuẩn của bạch cầu như sau:

       Trẻ sơ sinh có số lượng bạch cầu cao hơn người trưởng thành, có thể lên tới 13,2 G/l ở trẻ nam hoặc 15,8 G/L ở trẻ nữ

       Ở tuổi trưởng thành >18 tuổi, nam giới và nữ giới có số lượng bạch cầu tương đương nhau, trong khoảng 3,5-10,5 G/L.

Sự tăng và giảm bất thường trong số lượng tế bào bạch cầu chính là cơ sở quan trọng để các bác sĩ đưa ra chẩn đoán bệnh tật và đồng thời lên phác đồ điều trị bệnh phù hợp.

 - Số lượng bạch cầu tăng là do những nguyên nhân như sau:

+ Do phản ứng dị ứng của cơ thể.

+ Do chấn thương hay nhồi máu cơ tim,...

+ Do bệnh bạch cầu.

+ Nhiễm nấm, ký sinh trùng, virus, vi khuẩn.

- Bạch cầu thấp hơn so với chỉ số tiêu chuẩn là do:

+ Những loại bệnh tự miễn.

+ Tuỷ xương bị tổn thương do nhiều nguyên nhân nhân, chẳng hạn như do xạ trị, hóa trị trong điều trị ung thư h hoặc do cơ thể tiếp xúc với độc tố.

+ Loạn sinh tủy.

+ Thiếu vitamin B12.

+ Nhiễm trùng máu.

3. Một số loại bệnh bạch cầu

Có nhiều loại bệnh liên quan đến bạch cầu và dưới đây là một số loại bệnh phổ biến:

- Bệnh bạch cầu cấp (BCC): Còn được gọi là ung thư máu, được chia thành 2 loại là BCC dòng lympho và BCC dòng tủy.

- Bệnh bạch cầu mạn tính: Là tình trạng tăng bạch cầu có thể có hoặc không giảm tế bào bình thường khác và người bệnh có thể không xuất hiện triệu chứng bất thường. Bệnh được phân loại như sau:

+ Bệnh bạch cầu mạn dòng lympho.

+ Bệnh bạch cầu mạn dòng tủy

- Hội chứng rối loạn sinh tủy: Là tình trạng rối loạn tế bào gốc tạo máu và có thể tiến triển thành bạch cầu cấp. Bệnh gây ra một số vấn đề như cơ thể mệt mỏi, da xanh xao, dễ bị bầm tím, sốt, tăng nguy cơ nhiễm trùng,...

Người bệnh mệt mỏi do rối loạn sinh tủy

- Phản ứng bệnh bạch cầu: Bệnh có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, chẳng hạn như tình trạng nhiễm trùng hệ thống nghiêm trọng hay do một số bệnh ung thư. Số lượng bạch cầu trung tính trong cơ thể người bệnh có thể trên 50.000/mcL.

Trên đây là một số thông tin cơ bản về bạch cầu. Tăng hoặc giảm bạch cầu đều là những dấu hiệu cho thấy cơ thể của bạn đang có vấn đề và cần điều trị càng sớm càng tốt.

Bạn nên đi xét nghiệm máu nếu có biểu hiện bất thường

Bạn có thể thực hiện xét nghiệm máu trực tiếp tại viện hoặc sử dụng dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tận nơi của MEDLATEC. Đây là dịch vụ nhiều tiện ích với mức chi phí rất hợp lý, vì thế đã được nhiều khách hàng tin tưởng và lựa chọn.

Nếu có biểu hiện bất thường và có nhu cầu kiểm tra sức khỏe, xét nghiệm máu,... mời quý khách hàng liên đến Hệ thống Y tế MEDLATEC qua tổng đài 1900 56 56 56 để được các tổng đài viên tư vấn chi tiết và nhanh chóng.

BS Chỉnh đã duyệt

 

Từ khoá: bạch cầu

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ