Tin tức
Bài thuốc dân gian chữa viêm dây thanh quản đơn giản, thực hiện ngay tại nhà
- 17/06/2022 | Viêm thanh quản nên kiêng ăn gì để mau khỏi?
- 29/09/2022 | 6 câu hỏi thường gặp về viêm thanh quản
- 08/03/2023 | Viêm thanh quản cấp và cách phòng ngừa
1. Triệu chứng viêm dây thanh quản
Bình thường những dây thanh trong thanh quản đóng mở nhịp nhàng và tạo ra âm thanh. Tuy nhiên, khi bị viêm, các dây thanh âm này có thể bị sưng lên gây biến dạng âm thanh. Chính vì thế, giọng nói của người bị viêm dây thanh quản thường bị thay đổi và rất yếu, thậm chí mất giọng.
Đau rát họng do viêm dây thanh quản
Những trường hợp viêm thanh quản xảy ra trong thời gian ngắn được gọi là cấp tính, còn những trường hợp viêm kéo dài được gọi là mạn tính. Trong đó, các trường hợp cấp tính thường là do virus, vi khuẩn, viêm Amidan, do la hét quá to,... Các trường hợp viêm thanh quản mạn tính thường là do một số nguyên nhân như thường xuyên tiếp xúc với hóa chất, viêm mũi xoang, trào ngược axit từ dạ dày, lạm dụng giọng nói,...
Bệnh viêm dây thanh quản xảy ra đột ngột và những triệu chứng của bệnh thường rất rõ ràng trong 5 đến 7 ngày đầu tiên, chẳng hạn như:
- Giọng nói khàn, giọng yếu, bị hụt hơi.
- Đôi lúc người bệnh có thể bị mất giọng.
- Gặp phải những cơn ho rất khó chịu, thường xuyên phải hắng giọng.
- Cảm giác vướng họng và khó nuốt.
Những trường hợp bị viêm dây thanh quản thường không quá nghiêm trọng và có thể điều trị hiệu quả nếu phát hiện sớm. Tuy nhiên, nếu để lâu ngày, bệnh có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng. Nếu thấy trẻ xuất hiện những triệu chứng sau, cha mẹ nên đưa con đi khám sớm:
- Khó nuốt, nuốt đau.
- Khó thở, thậm chí để dễ thở, người bệnh cần phải nghiêng người về phía trước.
- Trẻ bị chảy dãi.
- Bị khò khè hay có tiếng rít.
- Giọng nói như bị bóp nghẹt.
- Sốt.
2. Bài thuốc dân gian chữa viêm dây thanh quản
Tình trạng viêm dây thanh quản gây ảnh hưởng nhiều đến giọng nói của người bệnh, dẫn đến nhiều phiền phức trong cuộc sống và công việc. Để điều trị căn bệnh này, nhiều người đã áp dụng một số nguyên liệu trong tự nhiên. Dưới đây là một số bài thuốc dân gian chữa viêm dây thanh quản:
Mật ong trị ho rất tốt
- Bài thuốc từ trà ấm và mật ong: Tác dụng của trà ấm là làm giảm triệu chứng đau rát họng của người bệnh, trong đó, trà hoa cúc mang lại hiệu quả cao hơn cả vì có khả năng chống viêm và rất tốt cho hệ miễn dịch. Mật ong trị ho và đờm rất tốt. Khi kết hợp trà ấm với mật ong, những triệu chứng viêm dây thanh quản sẽ được cải thiện đáng kể.
- Bài thuốc từ gừng: Đây là dược liệu dễ tìm kiếm và chính là bài thuốc quý, rất tốt cho sức khỏe. Gừng có tác dụng làm giảm ho khan và cảm giác khó chịu cho bệnh nhân bị viêm thanh quản. Có thể sử dụng gừng theo nhiều cách khác nhau. Trong đó, có một cách đơn giản là thêm gừng tươi đã gọt vỏ vào những món ăn hàng ngày. Gừng tươi không chỉ giúp cho món ăn thêm thơm ngon mà còn giúp giảm triệu chứng viêm dây thanh quản và nhiều công dụng khác, rất tốt cho sức khỏe.
Tỏi có tác dụng làm dịu cổ họng
- Bài thuốc từ củ tỏi: Chất allicin có trong tỏi có thể ức chế hoạt động của virus, vi khuẩn và giúp làm dịu cổ họng, khiến bệnh nhân cảm thấy dễ chịu hơn. Khi dùng tỏi để điều trị viêm dây thanh quản tại nhà, bạn có thể áp dụng những cách sau:
+ Cách 1: Chuẩn bị một tép tỏi tươi, để nguyên vỏ và nướng lên. Sau khi nướng xong thì bỏ vỏ và nghiền với nước ấm. Khi uống thì nuốt từng ngụm.
+ Cách 2: Đập dập tỏi tươi sau đó cho mật ong và tỏi vào chưng cách thủy, rồi lấy nước để uống. Nên uống chậm rãi để tỏi ngấm vào thanh quản và mang đến tác dụng tốt nhất.
- Trà cây du trơn với chanh: Đây cũng là bài thuốc dân gian chữa viêm dây thanh quản được nhiều người áp dụng. Thông thường, trà cây du trơn thường được làm từ rễ và vỏ thân khô của loại cây này. Tác dụng của trà cây du trơn là làm dịu cổ họng. Khi kết hợp với chanh sẽ tăng cường miễn dịch và giúp người bệnh nhanh chóng khỏi viêm thanh quản.
- Bài thuốc từ khế chua: Đây là loại quả rất dễ tìm kiếm, có vị chua, chát, thanh nhiệt và giải độc rất hiệu quả. Đặc biệt, hoa khế có tác dụng tiêu viêm, rất hiệu quả trong việc trị ho. Để giảm triệu chứng viêm dây thanh quản từ khế, bạn có thể thực hiện như sau:
Thái quả khế chua thành từng lát nhỏ, sau đó ngâm với một chút đường trong khoảng 3 đến 4 tiếng. Gạn lấy phần nước từ hỗn hợp này và nuốt từ từ. Nên thực hiện liên tục trong khoảng 7 ngày.
- Bài thuốc từ giá đỗ: Đây là món ăn đã rất quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày, nhưng ít ai biết rằng, đây cũng là một dược liệu được dùng để điều trị viêm thanh quản. Giá đỗ có vị ngọt nhạt, tính mát, giúp giảm đau họng, khàn tiếng.
Cách thực hiện bài thuốc này cũng rất đơn giản, bạn chỉ cần kết hợp giá đỗ chín với gừng tươi và muối, xay nhuyễn nguyên liệu này lên để lọc lấy nước. Thực hiện uống từng ngụm để cổ họng trở nên dễ chịu hơn.
3. Một số lưu ý khác
Để tăng hiệu quả điều trị viêm thanh quản, bệnh nhân cần lưu ý những điều sau:
- Không nên nói to và la hét để tránh khiến cho tình trạng viêm dây thanh quản càng trở nên nghiêm trọng hơn. Hãy để cho thanh quản được nghỉ ngơi và phục hồi tổn thương.
- Có thể dùng máy tạo độ ấm để hạn chế kích thích cổ họng, loãng đờm. Nếu người bệnh tiếp xúc với thời tiết hanh khô có thể khiến cho tình trạng viêm dây thanh quản nặng hơn. Nếu không có máy tạo độ ẩm, bạn có thể tắm nước với nước ấm.
- Không uống rượu và hút thuốc vì đây là những tác nhân gây mất nước trong cơ thể, gây khô họng và khiến bệnh viêm thanh quản trầm trọng hơn.
Khách hàng an tâm khi khám tai mũi họng tại MEDLATEC
Những bài thuốc dân gian chữa viêm dây thanh quản nêu trên chỉ mang tính tham khảo, không thể thay thế cho việc kiểm tra sức khỏe, chẩn đoán bệnh và điều trị y khoa. Do đó, khi có biểu hiện bất thường, bệnh nhân nên đi khám và tuân theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ.
Mọi thắc mắc về bệnh viêm thanh quản hay các vấn đề sức khỏe khác hoặc có nhu cầu đặt lịch khám sức khỏe, mời quý khách hàng liên hệ đến Chuyên khoa Tai mũi họng của Hệ thống Y tế MEDLATEC qua tổng đài 1900 56 56 56.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!