Tin tức
Bạn đã biết gì về quá trình đông máu trong cơ thể
- 08/01/2020 | Xét nghiệm APTT phát hiện và chẩn đoán bệnh lý khó đông máu
- 04/04/2020 | Yếu tố đông máu và xét nghiệm đánh giá quá trình đông máu của cơ thể
- 19/12/2019 | Xét nghiệm đông cầm máu phát hiện vấn đề liên quan đến đông máu
- 21/04/2020 | Vai trò của thrombin trong quá trình đông máu
- 05/02/2020 | Xét nghiệm PT kiểm tra đông máu được chỉ định khi nào?
1. Quá trình đông máu là gì?
Một khi xảy ra tình trạng tổn thương mô hay mạch máu, các tiểu cầu ngưng tập tại vùng tổn thương. Các tiểu cầu này giải phóng các yếu tố gây khởi động quá trình đông máu.
Quá trình này được diễn ra theo các con đường chính là đông máu nội sinh và đông máu ngoại sinh và gặp nhau ở con đường đông máu chung để tạo thành fibrin có chức năng cầm máu.
Hình 1: Khi có tổn thương mạch máu quá trình đông máu sẽ diễn ra
Tùy thuộc vào vị trí chảy máu sẽ quyết định con đường đông máu nào được khởi động.
+ Đông máu nội sinh được khởi phát khi có sự tiếp xúc giữa máu với lớp dưới nội mạc.
+ Đông máu ngoại sinh khởi phát khi có tình trạng tổn thương đối với mô hay với thành mạch máu.
Trên thực tế có sự xảy ra đồng thời của cả hai con đường và cả 2 con đường cuối cùng đều dẫn tới con đường đông máu chung với sự hoạt hóa yếu tố đông máu X , yếu tố này có nhiệm vụ chuyển prothrombin thành thrombin - là một chất có vai trò vô cùng quan trọng trong cơ chế đông cầm máu.
Thrombin sẽ kích thích hình thành fibrin (là yếu tố Ia) từ fibrinogen (yếu tố I), chất này có vai trò giam giữ tiểu cầu và các thành phần khác của máu tạo nên cục máu đông ổn định vững chắc có khả năng cầm máu tại vị trí tổn thương.
Khi các tổn thương lành lại, cục đông fibrin không còn cần thiết nữa, nó sẽ được tiêu đi nhờ các chất gây tiêu fibrin trong cơ thể như plasmin nhằm trả lại sự thông thoáng cho lòng mạch. Sau quá trình này lượng các yếu tố đông máu dư thừa sẽ được các chất ức chế fibrin làm bất hoạt.
2. Các yếu tố tham gia vào quá trình đông máu
Quá trình này diễn ra được đều cần sự có mặt của các yếu tố đông máu. Các yếu tố này được phân chia như sau:
- Nhóm các yếu tố tiếp xúc: gồm 4 yếu tố tham gia vào con đường đông máu nội sinh là XI, XII, prekallikrein và H.M.W.K.
+ Đặc điểm: là các yếu tố bền vững, ổn định trong huyết tương lưu trữ; không phụ thuộc vào vitamin K và không phụ thuộc vào ion canxi khi hoạt hóa.
Hình 2: Các yếu tố đông máu tham gia theo 2 con đường chính là nội sinh và ngoại sinh
- Nhóm các yếu tố phụ thuộc vào vitamin K (nhóm prothrombin): gồm các yếu tố II, VII, IX, X - đây là những yếu tố tiền men.
+ Đặc điểm là cần sự có mặt của vitamin K khi tổng hợp và cần ion canxi khi hoạt hóa. Các yếu tố này không bị tiêu thụ trong quá trình đông máu (trừ yếu tố II) nên có thể thấy chúng trong huyết thanh và ổn định trong huyết tương lưu trữ. Khi cơ thể bị thiếu vitamin K thì gan sẽ tổng hợp ra các tiền chất của các yếu tố này (là các PIVKA), tuy nhiên các tiền chất này có tính sinh học đông máu rất thấp hoặc đôi khi còn gây ức chế đông máu.
- Nhóm fibrinogen: gồm 4 yếu tố I, V, VIII, XIII. Đây là những yếu tố bị tiêu thụ trong quá trình đông máu do đó không thấy có mặt trong huyết thanh/huyết tương lưu trữ.
3. Tình trạng rối loạn quá trình đông máu là gì?
Rối loạn đông máu là một tình trạng bệnh lý rất nguy hiểm gây ra hiện tượng máu chảy mà không đông được như bình thường. Hiện tượng này do nhiều nguyên nhân gây nên có thể do thiếu protein trong máu hay protein trong máu hoạt động không bình thường; cũng có khi gặp nguyên nhân do thiếu hụt các yếu tố đông máu hay yếu tố đông máu bất thường.
Tăng động cũng là một tình trạng rối loạn đông máu do các yếu tố đông máu tăng hoạt hóa hoặc do giảm ức chế đông máu, tiêu sợi huyết dẫn đến cục máu đông bảo vệ lan rộng ra gây tắc nghẽn mạch máu.
- Các nguyên nhân của bệnh hay gặp liên quan đến các yếu tố đông máu là:
+ Rối loạn chức năng và hình thái tiểu cầu.
+ Thiếu vitamin K.
+ Do yếu tố thành mạch: thành mạch bị tổn thương, cấu trúc thành mạch biến đổi.
+ Di truyền: do bệnh được truyền từ bố mẹ sang con. Các bệnh hay gặp như: hemophilia A hay hemophilia B,...
- Nguyên nhân gây nên tình trạng tăng đông là:
+ Trong tăng đông tiên phát: do thiếu hụt AT III, thiếu hụt protein C, protein S,... dẫn đến làm tăng cường tạo fibrin gây nên tình trạng tăng đông.
+ Trong tăng đông thứ phát: do bất thường thành mạch gặp ở các bệnh nhân mắc bệnh xơ vữa động mạch, cao huyết áp,... hoặc do bất thường dòng chảy như trường hợp bất động lâu ngày, sốc,...
4. Dấu hiệu nhận biết tình trạng rối loạn quá trình đông máu
Rối loạn đông máu có thể xảy ra với mọi đối tượng không phân biệt tuổi tác, giới tính. Một số dấu hiệu nhận biết tình trạng rối loạn đông máu là:
-
Thường xuyên chảy máu cam, chảy máu răng lợi.
-
Chảy máu quá nhiều sau khi nhổ răng, phẫu thuật, chấn thương.
-
Chảy máu bất thường không rõ nguyên nhân.
-
Xuất hiện các vết tụ máu không rõ nguyên nhân.
-
Kinh nguyệt ở phụ nữ kéo dài, chảy nhiều máu.
-
Có triệu chứng của thiếu máu: người mệt mỏi, da xanh xao, đau đầu
-
Xuất hiện huyết khối là dấu hiệu đặc trưng của hiện tượng tăng đông.
Hình 3: Chảy máu bất thường không rõ nguyên nhân là dấu hiệu rối loạn đông máu
5. Các xét nghiệm đánh giá rối loạn quá trình đông máu
Khi thấy có các dấu hiệu bất thường như trên bạn nên thực hiện các xét nghiệm để theo dõi, đánh giá. Một số xét nghiệm đó là:
- Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu ngoại vi để đánh giá số lượng tiểu cầu.
- Xét nghiệm thời gian máu chảy, thời gian máu đông để khảo sát quá trình đông cầm máu.
- Xét nghiệm các yếu tố đông máu.
- Xét nghiệm khảo sát: bao gồm các xét nghiệm PT, aPTT, TT, Fibrinogen.
- Xét nghiệm độ tập trung tiểu cầu để đánh giá chức năng của tiểu cầu.
6. Nên tiến hành xét nghiệm đánh giá quá trình đông máu ở đâu?
Rối loạn đông máu là bệnh lý khó để chẩn đoán đúng nguyên nhân. Cần kết hợp thực hiện nhiều xét nghiệm kiểm tra, đánh giá để tìm ra nguyên nhân của bệnh. Việc thực hiện các xét nghiệm này nên được tiến hành tại các cơ sở y tế uy tín để đảm bảo kết quả nhận được là chính xác và tin cậy.
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC với mũi nhọn là chuyên ngành xét nghiệm. Tại đây đã và đang thực hiện đầy đủ các xét nghiệm đánh giá quá trình đông máu, bên cạnh đó Bệnh viện còn thực hiện hơn 500 loại xét nghiệm khác nhau từ cơ bản đến chuyên sâu để hỗ trợ chẩn đoán chính xác nhất vấn đề sức khỏe bạn đang gặp phải.
Hình 4: Xét nghiệm đông máu được thực hiện hàng ngày tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC với đội ngũ chuyên gia, bác sĩ hàng đầu; trang thiết bị máy móc hiện đại; phòng Lab được thiết kế đạt tiêu chuẩn ISO 15189:2012. Đăng ký khám bệnh tại Bệnh viện bạn còn được áp dụng thanh toán thẻ bảo hiểm y tế lên tới 100% và được hỗ trợ tiếp nhận bảo lãnh viện phí tại gần 40 công ty, hãng bảo hiểm trên cả nước.
Đặt lịch khám sớm nhất hoặc để biết thêm các thông tin về dịch vụ khám chữa bệnh tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC khách hàng vui lòng gọi theo số 1900565656.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!