Tin tức

Bạn hiểu gì về SpO2 và công dụng của chỉ số này?

Ngày 24/08/2021
Tham vấn y khoa: BSCKI. Vũ Thanh Tuấn
Với mục đích để đánh giá những chức năng cơ bản của cơ thể, người ta sẽ dựa vào các dấu hiệu sinh tồn. Các dấu hiệu này được hiển thị thông qua những con số và chúng được đo bằng các thiết bị và kỹ thuật chuyên biệt. 4 dấu hiệu sinh tồn truyền thống hay được đề cập đó là: nhiệt độ, mạch, huyết áp và nhịp thở. Tuy nhiên ngày nay, chỉ số SpO2 cũng đã được các bác sĩ lâm sàng cho vào danh sách các dấu hiệu sinh tồn cần thiết và bài phân tích dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu kỹ hơn về SpO2.

1. Khái quát về chỉ số SpO2

Như chúng ta đã biết, oxy là một yếu tố không thể thiếu đối với sự sống của con người. Khi hoạt động hít thở diễn ra, phổi chính là cơ quan thực hiện chức năng trao đổi khí trong cơ thể. Qua đó, Oxy được vận chuyển từ phổi tới mọi cơ quan trong cơ thể nhờ máu, cụ thể là nhờ các phân tử hemoglobin (Hb) có trong hồng cầu, giúp chúng ta duy trì được sự sống. 

Việc kết hợp giữa Hb và oxy tạo thành HbO2 là cơ sở để cho quá trình trên diễn ra.

Một phân tử Hb có thể kết hợp được với 4 phân tử oxy. Khi có đủ 4 phân tử oxy gắn vào Hb, ta có phản ứng bão hoà oxy. SpO2 là tên gọi của phản ứng này, tượng trưng cho tỷ lệ Hb có oxy trên tổng lượng Hb trong máu. Độ bão hoà oxy đạt 100% khi mọi phân tử Hb trong máu đều được gắn với oxy. Một người được cho là khoẻ mạnh bình thường khi chỉ số SpO2 trong động mạch sẽ nằm trong khoảng 95 - 100%. Ngược lại nếu SpO2 dưới 90% thì là ở mức thấp.

Oxy có vai trò vô cùng quan trọng trong việc duy trì sự sống của con người

Oxy có vai trò vô cùng quan trọng trong việc duy trì sự sống của con người

Như vậy, bên cạnh các dấu hiệu sinh tồn khác như huyết  áp, nhịp thở, nhịp mạch, nhiệt độ, thì SpO2 cũng được xem là một trong các dấu hiệu sinh tồn quan trọng. Nếu cơ thể không được cung cấp đủ lượng oxy cần thiết, ngay lập tức các bộ phận như tim, gan, não,... sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực. Do đó, trong mọi tình huống cấp cứu cần phải thường xuyên theo dõi và đánh giá chỉ số SpO2 để nếu cơ thể có xảy ra tình trạng nguy hiểm thì cũng kịp thời xử lý được.

2. Chỉ số SpO2 có vai trò và ứng dụng như thế nào? 

2.1. Trong hồi sức cấp cứu

Trong quá trình theo dõi bệnh nhân hồi sức cấp cứu, một trong những chỉ số sống còn cần chú ý đầu tiên đó là SpO2. Chỉ số này sẽ được hiển thị trên máy SpO2 và thông qua đó bác sĩ có thể đánh giá được thể trạng của bệnh nhân, đặc biệt đối với các trường hợp ca bệnh phải thở bằng máy hoặc thở oxy.

2.4. SpO2 trong chẩn đoán thiếu máu

Hiện tượng Hb trong máu giảm xuống mức thấp hơn so với bình thường sẽ gây ra tình trạng thiếu máu. Khi nồng độ Hb trong máu giảm xuống 2 - 3g/dL, đồng thời không có tình trạng giảm oxy máu, khi đó máy đo oxy sẽ dựa trên mạch đập sẽ hiển thị kết  quả chỉ số SpO2 chính xác.

2.3. SpO2 giúp phát hiện ngộ độc khí CO

CO được biết đến là một loại khí độc hại và thường xuất hiện nhiều khi đốt than. Do CO có ái lực với Hb cao hơn Oxy nên nếu một người hít phải khí CO, nó sẽ chiếm vị trí của oxy và gắn vào phân tử Hb, làm gia tăng lượng COHb (tức hemoglobin có gắn carbon monoxide) và khiến lượng HbO2 suy giảm, kéo theo chỉ số SpO2 cũng giảm theo.

Theo dõi chỉ số SpO2 hỗ trợ trong chẩn đoán ngộ độc CO

Theo dõi chỉ số SpO2 hỗ trợ trong chẩn đoán ngộ độc CO

Để hỗ trợ chẩn đoán nhanh xem người bệnh có nhiễm độc CO hay không, bệnh nhân sẽ được đo chỉ số SpO2 ngay khi được tiếp cận y tế. 

2.4. Phát hiện giảm thông khí nhờ SpO2

Chỉ số SpO2 được sử dụng rộng rãi không chỉ trong cấp cứu y khoa mà còn để đánh giá và theo dõi tình trạng thông khí của các bệnh nhân mắc bệnh mạn tính, nhất là bệnh mạn tính của đường hô hấp như Hen phế quản hay COPD. SpO2 được sử dụng trong các trường hợp bệnh nhân được hỗ trợ thở Oxy hoặc thông khí nhân tạo, giúp bác sĩ theo dõi liên tục, đánh giá nhanh tình trạng bão hòa Oxy trong máu của bệnh nhân mà không xâm lấn như các biện pháp khác (khí máu động mạch...).

2.5. SpO2 trong chẩn đoán huyết áp thấp

Chỉ số SpO2 còn được áp dụng để sơ bộ phản ánh tình trạng giảm áp lực mạch máu (huyết áp thấp). Nếu có sự nghi ngờ về độ chính xác của kết quả đo SpO2 ở tay, bác sĩ có thể chuyển sang đo SpO2 trên trán bệnh nhân bằng đầu dò vì thường phương pháp này đáp ứng nhanh hơn với sự thay đổi của chỉ số SpO2.

2.6. Chỉ số SpO2 giúp hỗ trợ trong điều trị nhiều bệnh lý hô hấp

Những người được xem là thiếu oxy máu nếu chỉ số SpO2 dưới 93% và cần phải được cân nhắc chỉ định thở máy hoặc thở oxy (trong trường hợp người bệnh không tự thở được). 

Nếu người bệnh làm việc trong môi trường thiếu oxy, bí khí như lò đốt, nhà máy, mỏ quặng,... sẽ được bổ sung oxy khi đi ra ngoài môi trường thoáng khí, đồng thời bệnh nhân sẽ được bác sĩ điều chỉnh lượng oxy cho bệnh nhân đến khi SpO2 về mức ổn định từ 97  - 100%. Quá trình này được hỗ trợ bởi máy đo SpO2.

Nhìn chung, chỉ số SpO2 rất quan trọng trong việc đo đạc dấu hiệu sống của cơ thể người bệnh và rất có ích trong các chẩn đoán y khoa. Việc theo dõi thường xuyên chỉ số này có tác dụng rất nhiều trong công tác hồi sức cấp cứu và xử trí các trường hợp khẩn cấp.

Đến cơ sở y tế thăm khám nếu phát hiện mình có những dấu hiệu giảm SpO2 trong máu

Đến cơ sở y tế thăm khám nếu phát hiện mình có những dấu hiệu giảm SpO2 trong máu

Nếu có bất cứ băn khoăn nào về tình trạng sức khoẻ của bản thân, quý bạn đọc có thể nối máy tới tổng đài 1900565656, tư vấn viên của MEDLATEC luôn sẵn sàng giải đáp các thắc mắc của quý bạn đọc.

Là một trong những cơ sở thăm khám chữa bệnh uy tín, MEDLATEC xứng đáng nằm trong danh sách những địa chỉ cần lui tới của mọi khách hàng khi gặp các vấn đề về sức khỏe. Sở hữu các thiết bị máy móc, công nghệ hiện đại, cơ sở vật chất khang trang và đội ngũ nhân viên y tế cũng như y bác sĩ tận tâm, có tay nghề chuyên môn cao, MEDLATEC luôn cam kết sẽ đem lại dịch vụ tốt nhất cho khách hàng, đồng hành cùng khách hàng trên bước đường chiến thắng bệnh tật.

Với tình hình dịch bệnh phức tạp như hiện nay, hệ thống các cơ sở của MEDLATEC luôn được khử trùng sạch sẽ và bố trí nhân lực kiểm tra dịch tễ đầu vào nghiêm ngặt của Bộ Y tế, qua đó giúp giảm thiểu tối đa nguy cơ lây nhiễm chéo khi đi thăm khám tại viện. Ngoài ra, MEDLATEC vẫn đang triển khai dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tại nhà vô cùng thuận tiện cho những khách hàng quá bận rộn, vừa tiết kiệm thời gian đi lại vừa đảm bảo quy định giãn cách của chính phủ. 

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.