Tin tức

Báo động các dấu hiệu sỏi tiết niệu ít người biết

Ngày 05/11/2020
Tham vấn y khoa: ThS.BS Hoàng Thị Thúy
Hệ tiết niệu gồm những cơ quan nằm sau hoặc dưới phúc mạc, chịu trách nhiệm sản xuất, lưu trữ và bài tiết nước tiểu. Vì vậy, bạn cần biết cách nhận biết những triệu chứng có khả năng ảnh hưởng tới hệ tiết niệu, dấu hiệu sỏi tiết niệu và một số phương pháp nâng cao chất lượng sống qua bài viết sau đây.

1. Vai trò của các cơ quan trong hệ tiết niệu

Các cơ quan của hệ tiết niệu từ trên xuống dưới bao gồm:

  • Hai quả thận: có hình hạt đậu, màu nâu nhạt, mật độ chắc, được bọc trong một lớp bao xơ dễ bóc tách.

  • Hai niệu quản: Nối từ thận đến bàng quang. Nằm ở vị trí sau phúc mạc, chạy dọc theo hai bên cột sống thắt lưng. Dài khoảng 25 - 28cm, đường kính 3 - 5 mm, bao gồm hai đoạn:

+ Đoạn bụng: từ chỗ nối bể thận - niệu quản.

+ Đoạn chậu: từ đường cung xương chậu đến bàng quang.

  • Bàng quang: là cơ quan dạng túi rỗng, có khả năng co giãn và chứa nước tiểu với dung tích trung bình khoảng 700 - 800ml (phụ nữ mang thai chỉ khoảng 400 - 500ml). Tùy thuộc vào lượng nước tiểu chứa đựng cho thấy, bàng quang có dạng hình khối tự diện.

  • Niệu đạo: đoạn cuối cùng đưa nước tiểu ra môi trường bên ngoài. Ở hai giới có những đặc điểm khác nhau như sau.

+ Nam giới: đây là đường xuất tinh cũng như là cơ quan hệ tiết niệu.

+ Nữ giới: kéo dài từ bàng quang đến tận cùng lỗ niệu đạo ngoài ở mặt tiền bộ phận sinh dục nữ. Chỉ dài khoảng 4 cm.

Hệ tiết niệu có chức năng loại bỏ, thải trừ các chất độc hại ra khỏi cơ thể

Hệ tiết niệu có chức năng loại bỏ, thải trừ các chất độc hại ra khỏi cơ thể

2. Sỏi tiết niệu có bao nhiêu loại?

Sỏi tiết niệu căn bệnh phổ biến ở Việt Nam và rất dễ tái phát do một số thành phần trong nước tiểu bị ứng đọng, lắng tụ tạo thành, phổ biến như:

  • Sỏi canxi: chiếm 60 - 80% các ca mắc bệnh, bao gồm 2 loại thường gặp:

+ Sỏi canxi oxalat (dưới dạng weddelite): có màu đen hoặc vàng, cản quang tốt, bề mặt lởm chởm, bệnh nhân thường là nam giới. 

+ Sỏi canxi photphat (dạng Brusit hay Apatit): màu trắng, kích thước lớn, có nhiều lớp và dễ vỡ. Tỷ lệ mắc đều ở cả hai giới.

  • Sỏi amoni - magie photphat: chỉ gặp trong khoảng 5 - 15% các trường hợp mắc sỏi. Viên sỏi có tính cản quang, có dạng hình san hô lớn, màu trắng ngà. Được hình thành từ quá trình nhiễm khuẩn, tác nhân chính bởi vi khuẩn Proteus gây ra. Bệnh thường gặp nhiều ở phụ nữ.

  • Sỏi axit uric: 1 - 20% mắc bệnh, sỏi có màu nâu, rắn chắc, không cản quang. Đối tượng mắc thường là nam giới cao tuổi.

  • Sỏi cystin: có tỷ lệ mắc 1 - 2%, sỏi trắng ngà, cản quang vừa phải, người trẻ tuổi thường gặp nhiều.

Các loại sỏi có nhiều kích thước khác nhau và đều là mối nguy hại cho cơ thể

Các loại sỏi có nhiều kích thước khác nhau và đều là mối nguy hại cho cơ thể

3. Các triệu chứng nghi ngờ là dấu hiệu sỏi tiết niệu

Sỏi tiết niệu là căn bệnh khó phát hiện do các biểu hiện tiến triển rất kín đáo. Vì vậy, để kịp thời phát hiện và ngăn chặn, bạn cần nắm rõ một số triệu chứng sau đây:

Những cơn đau bất thường

Ở vùng thắt lưng có thể xuất hiện cơn đau với cường độ nhẹ đến đau dữ dội. Đây là biểu hiện rõ ràng nhất của các dấu hiệu sỏi tiết niệu . Nếu tổn thương ở thận hay niệu quản có thể xuất hiện triệu chứng đau quặn thận, cơn đau sẽ lan tỏa từ sau lưng đến vùng bẹn và vùng sinh dục. 

Màu sắc nước tiểu

Nếu màu sắc nước tiểu bất thường như màu hồng, đỏ, vàng đục,… tiểu ra sỏi (ít gặp) xuất hiện kèm theo cơn đau, bạn cần được chữa trị ngay để phòng tránh những hậu quả đáng tiếc.

Rối loạn bài tiết

Các biểu hiện thường gặp như buốt rát khi đi tiểu, tiểu khó, tiểu lâu,… Thậm chí, nhiều bệnh nhân phải nhập viện trong tình trạng vô niệu vì sỏi gây làm bít tắc đường bài tiết.

Dấu hiệu nhiễm trùng

Tình trạng sỏi gây bít tắc lâu ngày có thể dẫn đến tình trạng viêm thận - bể thận. Các biểu hiện thường gặp ngoài cơn đau còn kèm theo sốt cao, mệt mỏi, rét run,… Hậu quả có thể gây suy thận với những biểu hiện như phù, nôn mửa,…

 Những cơn đau có thể xuất hiện với cường độ nhẹ nhàng, đau tăng dần hoặc dữ dội là dấu hiệu sỏi tiết niệu

Những cơn đau có thể xuất hiện với cường độ nhẹ nhàng, đau tăng dần hoặc dữ dội

4. Làm thế nào ngăn ngừa các yếu tố nguy cơ?

Phòng tránh các tác nhân

  • Chế độ dinh dưỡng: đây là nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp sự hình thành sỏi. Cơ thể dư thừa canxi, photphat, oxalat,… từ các thực phẩm như hải sản khô (mực, cá khô,…), nội tạng động vật, socola, cà phê, rượu bia,…

  • Tuổi tác: phần lớn, sỏi tiết niệu thường gặp ở những người từ độ tuổi 40 - 60 tuổi do các cơ quan dần lão hóa, khó vận động, không đảm bảo dinh dưỡng,… Vì vậy, bạn nên việc chăm sóc cho người cao tuổi luôn cần sự quan tâm đặc biệt

  • Nghề nghiệp: công việc thường xuyên phải ngồi nhiều như công nhân, thợ may, nhân viên văn phòng,… Môi trường làm việc tiếp xúc nhiều với nhiệt độ cao cũng có khả năng tạo sỏi trong cơ thể.

  • Di truyền: yếu tố di truyền đóng một vai trò quan trọng đối với sự hình thành của sỏi cystin và sỏi axit uric. Ngoài ra, sỏi canxi còn có khả năng bởi sự di truyền kiểu đa gen.

  • Dị tật bẩm sinh: các dị tật đường tiết niệu là nguyên nhân thuận lợi để làm ứ đọng, gây tạo sỏi và nhiễm khuẩn như hẹp vùng bể thận - niệu quản, hẹp/phình niệu quản, hẹp cổ bàng quang, thận móng ngựa, đa nang, bệnh Cacchi - Ricci,…

  • Môi trường: khí hậu khô nóng, môi trường làm việc thường xuyên tiếp xúc với nhiệt độ cao như đầu bếp, làm vườn, công nhân chế biến thực phẩm, cơ khí,…

  • Thói quen không lành mạnh: thường xuyên nhịn tiểu, lười vận động, ăn ít rau xanh và trái cây hằng ngày, vệ sinh cá nhân không đảm bảo sạch sẽ,… đều có thể là tác nhân gây bệnh sỏi tiết niệu.

Duy trì thói quen lành mạnh

  • Uống đủ nước: mỗi ngày, bạn nên cung cấp cho cơ thể ít nhất 1,5 lít nước để trung hòa lượng nước tiểu, hạn chế nguy cơ tạo sỏi.

  • Bổ sung citrat: bổ sung citrat giúp ngăn chặn sự hình thành sỏi qua các loại trái cây như dưa hấu, táo, cam, chanh,… và một số loại thực phẩm khác như nấm hương, cải xoong,… nên tạo thói quen ăn nhạt.

  • Tập thể dục: không thường xuyên vận động tạo điều kiện thuận lợi cho nước tiểu lắng đọng, hình thành sỏi. Vì vậy, bạn cần duy trì thói quen tập thể dục mỗi ngày để vừa nâng cao sức khỏe, vừa hạn chế nguy cơ mắc các bệnh về đường tiết niệu.

  • Giữ vệ sinh cá nhân: không nên nhịn tiểu, đảm bảo vệ sinh cơ thể sạch sẽ hàng ngày. Đặc biệt đối với nữ giới, do đường âm đạo ngắn nên rất dễ gặp các bệnh nhiễm khuẩn đường sinh dục.

Uống đủ nước mỗi ngày giúp cơ thể cân bằng, điều hòa các chức năng sinh lý, giúp phòng bệnh hiệu quả

Uống đủ nước mỗi ngày giúp cơ thể cân bằng, điều hòa các chức năng sinh lý, giúp phòng bệnh hiệu quả

Kiểm tra sức khỏe thường xuyên

Thăm khám định kỳ giúp phòng tránh, kịp thời phát hiện các dấu hiệu sỏi tiết niệu và có phương pháp ngăn chặn một cách hiệu quả. Vì vậy, bạn nên đi kiểm tra tại các cơ sở y tế uy tín tối thiểu 6 tháng/lần, đảm bảo loại trừ các yếu tố có hại cho cơ thể.

Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC với nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực y tế, chắc chắn sẽ là người bạn đồng hành tốt nhất của bạn trong việc hỗ trợ tư vấn, chăm sóc các vấn đề sức khỏe. Giúp bạn xua đi nỗi lo các dấu hiệu sỏi tiết niệu cũng như các triệu chứng bệnh nguy hiểm khác. Xin liên hệ 1900.56.56.56 để biết thêm thông tin chi tiết.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.