Tin tức

Những thông tin tổng quan về bệnh sỏi bàng quang

Ngày 16/10/2020
Tham vấn y khoa: ThS.BS Hoàng Thị Thúy
Sỏi bàng quang là tình trạng nhiều người gặp phải. Nếu không điều trị sớm, người bệnh có thể gặp biến chứng nguy hiểm. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về bệnh và những nguy cơ đối với sức khỏe khi có sỏi trong bàng quang. 

1. Sỏi bàng quang là bệnh như thế nào?

Trước hết, bạn cần hiểu, bàng quang chính là phần chứa nước tiểu của cơ thể trước khi nước tiểu thoát ra ngoài qua đường tiểu. Bàng quang còn có thể gọi là bọng đái.

Sự tích tụ của khoáng chất trong bàng quang được gọi là Sỏi bàng quang. Những sỏi này thường có hình tròn. Sỏi trong bàng quang là hiện tượng phổ biến với tỷ lệ khoảng 30% các ca sỏi đường tiết niệu.

Nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng sỏi trong bàng quang Nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng sỏi trong bàng quang

Phần lớn các trường hợp mắc bệnh là do sỏi từ thận, niệu quản rơi xuống bàng quang. Những trường hợp sỏi nhỏ sẽ có thể được đào thải qua nước tiểu, nhưng nếu sỏi có kích thước lớn chúng có thể ở trong bàng quang và theo thời gian sẽ tăng dần về kích thước và gây nên những cơn đau cho người bệnh. Sỏi càng to thì những cơn đau càng dữ dội.

2. Nguyên nhân gây bệnh sỏi bàng quang

Rất nhiều nguyên nhân có thể gây ra hiện tượng sỏi trong bàng quang. Dưới đây là những nguyên nhân được cho là phổ biến nhất:

Sỏi từ thận, niệu quản rơi xuống.

Tình trạng ứ đọng nước tiểu do một số bệnh lý như u bàng quang hay viêm bàng quang,... cũng có thể hình thành sỏi.

Sa bàng quang: Tình trạng này thường gặp ở nữ giới, khi thành bàng quang yếu nó có thể sa xuống vùng âm đạo. Đây là những tác động có thể khiến ngăn chặn dòng chảy của nước tiểu và gây hình thành sỏi.

Tình trạng chít hẹp niệu đạo hay bàng quang có dị vật cũng có thể làm nước tiểu bị tích tụ lại và hình thành cặn tạo sỏi.

Nam giới mắc sỏi bàng quang nhiều hơn nữ giới Nam giới mắc sỏi bàng quang nhiều hơn nữ giới

Những trường hợp bổ sung canxi nhưng lại uống ít nước.

Ống thông tiểu hoặc một số thiết bị y tế khác cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh.

Những người không chịu vận động và thường xuyên nhịn tiểu sẽ có nguy cơ mắc bệnh nhiều hơn những người vận động nhiều và không nhịn tiểu.

Chế độ ăn ít rau và uống ít nước sẽ khiến tiểu ít và nước tiểu không đào thải những chất cặn ra ngoài bàng quang và dẫn đến hình thành sỏi.

Nhịn tiểu làm tăng nguy cơ hình thành sỏi trong bàng quang Nhịn tiểu làm tăng nguy cơ hình thành sỏi trong bàng quang

Lưu ý: Những trường hợp có nguy cơ cao bị sỏi bàng quang là những người ở độ tuổi 50 trở lên, những người gặp phải vấn đề về tuyến tiền liệt, người bị hẹp niệu đạo do bị nhiễm trùng hay tác dụng phụ sau phẫu thuật, người bị di chứng đột quỵ, bị bệnh Parkinson, thoát vị đĩa đệm, tổn thương cột sốt hoặc tiểu đường,…

3. Những triệu chứng cảnh báo bệnh sỏi bàng quang

Nếu sỏi có kích thước nhỏ có thể không gây triệu chứng nhưng trường hợp bệnh lâu ngày, sỏi to thì bệnh nhân có thể gặp phải những tình trạng sau đây:

  • Tình trạng đau bụng dưới.

  • Đối với nam giới, có thể đau hoặc khó chịu ở dương vật.

  • Hiện tượng tiểu ít, tiểu buốt hoặc tiểu nhiều lần.

  • Dòng tiểu bị gián đoạn hoặc rất khó đi tiểu.

  • Nước tiểu đặc, đậm màu và có lẫn máu.

4. Biến chứng của sỏi bàng quang

Sỏi bàng quang cũng như các bệnh sỏi đường tiết niệu khác, nếu không được điều trị có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là những biến chứng của sỏi bàng quang:

Rối loạn bàng quang mạn tính: Những bệnh nhân không được điều trị bệnh sẽ gặp phải những vấn đề về tiết niệu lâu dài như tiểu đau hay tiểu nhiều lần,...

Nhiễm trùng đường tiểu.

Ung thư bàng quang: Khi sỏi trong bàng quang kích thích vào thành bàng quang trong một thời gian dài, người bệnh sẽ bị tăng nguy cơ ung thư bàng quang.

5. Các phương pháp chẩn đoán sỏi bàng quang

Để chẩn đoán bệnh, các bác sĩ sẽ thăm khám lâm sàng trước, chẳng hạn như kiểm tra phần bụng dưới, kiểm tra trực tràng,… xem có những dấu hiệu bất thường nào không. Sau đó, các bác sĩ sẽ chỉ định những xét nghiệm cần thiết như:

Tổng phân tích nước tiểu: Đây là xét nghiệm thường được chỉ định để kiểm tra có máu và vi khuẩn cũng như các khoáng chất kết tinh có trong nước tiểu hay không.

Soi bàng quang: Bằng phương pháp này, các bác sĩ sẽ nhận định được chính xác về số lượng sỏi là bao nhiêu, kích thước của sỏi như thế nào và sỏi đang ở vị trí nào.

Chụp cắt lớp vi tính: Phương pháp chẩn đoán hình ảnh này có thể hỗ trợ các bác sĩ phát hiện sỏi dù kích thước của nó rất nhỏ.

Siêu âm: Bằng cách dùng các sóng âm, các kỹ thuật viên sẽ tìm thấy những hình ảnh sỏi trong bàng quang.

Chụp X-quang bàng quang: Phương pháp này không tốn kém lại thuận tiện và có thể xác định có sỏi trong bàng quang hay không.

Chụp cản quang đường tĩnh mạch: Trước hết, người bệnh được tiêm chất cản quang vào tĩnh mạch. Những hình ảnh đường đi của chất cản quang sẽ được máy chụp X-quang thu lại và giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh.

6. Các phương pháp điều trị sỏi bàng quang

Để điều trị bệnh hiệu quả, các bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng sỏi và kích thước sỏi cũng như vị trí sỏi trong bàng quang của người bệnh:

Những trường hợp sỏi bé, bệnh nhân chỉ cần uống nước thật nhiều, sỏi sẽ ra ngoài theo đường nước tiểu.

Trường hợp sỏi to, cần phải phẫu thuật để loại bỏ sỏi ra khỏi bàng quang

Trường hợp sỏi to, cần phải phẫu thuật để loại bỏ sỏi ra khỏi bàng quang

Những trường hợp sỏi to thì có thể mổ nội soi lấy sỏi, tán sỏi nội soi, tán sỏi ngoài cơ thể. Trong trường hợp sỏi quá lớn, bác sĩ sẽ buộc phải chỉ định phẫu thuật bàng quang để lấy sỏi.

Trên đây là những kiến thức cơ bản về bệnh sỏi bàng quang. Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ đến số 1900 56 56 56, chuyên gia của bệnh viện Đa khoa MEDLATEC sẽ sẵn sàng hỗ trợ và đặt lịch khám cho bạn.

Từ khoá: sỏi bàng quang

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.