Tin tức

Báo động đỏ nguy cơ nhiễm 4 chủng virus sốt xuất huyết trong mùa cao điểm

Ngày 22/06/2022
Tham vấn y khoa: BSCKI. Vũ Thanh Tuấn
Hàng năm nước ta phải đối mặt với các đợt bùng phát dịch sốt xuất huyết trong cộng đồng và tính đến nay vẫn chưa có thuốc đặc trị bệnh. Bệnh có tính chất diễn tiến nhanh và dễ phát triển thành các biến chứng nguy hiểm. Một người đã từng bị nhiễm virus sốt xuất huyết vẫn có thể mắc lại chủng khác của virus này. Các thông tin trong bài viết sau sẽ giúp bạn tìm hiểu về sốt xuất huyết và cách phòng ngừa bệnh.

1. Virus sốt xuất huyết và các dấu hiệu nhận biết bệnh

Sốt xuất huyết được liệt trong danh sách những bệnh truyền nhiễm vô  cùng nguy hiểm, do virus sốt xuất huyết có tên Dengue xâm nhập và gây bệnh cho cơ thể người. Hầu hết bệnh nhân bị nhẹ đều có thể tự phục hồi sau 1 tuần điều trị nhưng cũng có những trường hợp bệnh diễn tiến nặng phải cấp cứu, tỷ lệ tử vong cao nếu không điều trị đúng cách và kịp thời.

Khi xuất hiện các triệu chứng sau, rất có thể là bạn đã bị mắc sốt xuất  huyết:

  • Sốt cao trên 40 độ;

  • Đau cơ, đau đầu, đau xương khớp, đau hốc mắt;

  • Buồn nôn và nôn ói;

  • Sưng hạch bạch huyết;

  • Phát ban toàn thân.

Các biểu hiện khi nhiễm virus sốt xuất huyết

Các biểu hiện khi nhiễm virus sốt xuất huyết

Bệnh do virus sốt xuất huyết gây nên được Tổ chức Y tế Thế giới WHO chia thành 3 giai đoạn:

  • Sốt xuất huyết nhẹ: diễn ra trong giai đoạn ủ bệnh sau khoảng 4 - 7 ngày kể từ khi bị muỗi mang mầm bệnh đốt. Ở giai đoạn đầu người bệnh sẽ đột nhiên bị sốt cao từ 39 - 40 độ tương tự như khi bị nhiễm virus khác. Triệu chứng này sẽ kéo dài từ 2 - 7 ngày, không thuyên giảm ngay cả khi đã dùng thuốc hạ sốt và thường xuyên bị tái phát. Ngoài ra bệnh nhân còn bị đau khớp, đau cơ, nổi mẩn, da xung huyết, chán ăn, buồn nôn;

  • Sốt xuất huyết cảnh báo: giảm hoặc cắt cơn sốt nhưng đây lại là giai đoạn nguy hiểm với nguy cơ biến chứng xuất huyết dưới da, giảm tiểu cầu, tiểu ra máu, chảy máu lợi và máu mũi, xuất huyết trong (não, phổi, nội tạng), thoát huyết tương (kéo dài từ 24 - 48 giờ);

  • Hồi phục (48 - 72 giờ): khi đã vượt qua giai đoạn nguy hiểm 1 - 2 ngày, lòng mạch bắt đầu tái hấp thu dịch từ mô kẽ. Người bệnh tiểu nhiều, hết sốt, nhịp tim chậm, huyết động ổn định, tình trạng tốt dần lên.

2. Các chủng virus sốt xuất huyết và khả năng lây lân

Virus sốt xuất huyết bao gồm 4 chủng dengue: Den1, Den2, Den3 và Den4. Chúng xâm nhập và tấn công cơ thể người bằng cách lây truyền qua vết muỗi đốt. Trong đó, muỗi vằn Aedes aegypti là vật trung gian phổ biến chuyên chở mầm bệnh. 

Sau khi bệnh nhân nhiễm phải 1 trong 4 chủng virus sốt xuất huyết thì cơ thể đã có khả năng miễn dịch với chủng đó suốt đời. Tuy nhiên họ vẫn có thể tái nhiễm sốt xuất huyết do chủng khác gây nên. Điều đáng lo là lần nhiễm sau sẽ nặng hơn lần nhiễm trước đó.

Các con đường lây truyền sốt xuất huyết:

  • Truyền từ muỗi sang người: muỗi mang mầm bệnh sau đó chích người khỏe mạnh sẽ truyền virus sốt  xuất huyết cho người đó. Một khi muỗi đó đã nhiễm virus thì nó sau khi đốt người này vẫn có khả năng lây bệnh cho nhiều người khác cho đến khi nó chết đi;

  • Truyền từ người sang muỗi: khi muỗi không mang mầm bệnh nhưng chích phải người đang bị sốt xuất huyết thì virus sẽ truyền sang muỗi;

  • Lây nhiễm qua đường máu và dùng chung bơm kim tiêm: nếu máu được truyền hoặc bơm kim tiêm có mang mầm bệnh thì sẽ lây nhiễm cho người khác.

3. Cách điều trị sốt xuất huyết 

Vì chưa có thuốc đặc trị nên chỉ có thể điều trị sốt xuất huyết bằng cách kiểm soát triệu chứng, uống nhiều nước kết hợp nghỉ ngơi và có chế độ dinh dưỡng hợp lý.

Những người sốt cao trên 38,5 độ C thì có thể hạ sốt và giảm triệu chứng đau bằng Paracetamol. Không được lạm dụng các thuốc như Ibuprofen, Aspirin, Natri naproxen, Analgin,... do các thuốc này có thể gây tác dụng phụ là biến chứng xuất huyết.

Nếu sốt quá cao hãy cho bệnh nhân dùng thuốc hạ sốt

Nếu sốt quá cao hãy cho bệnh nhân dùng thuốc hạ sốt

Trong trường hợp bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng như dưới đây thì hãy khẩn trương đưa bệnh nhân nhập viện để cấp cứu:

  • Đau bụng và nôn ói nhiều;

  • Không ăn uống được;

  • Đã giảm hoặc hết sốt nhưng vẫn còn cảm giác khó chịu;

  • Chân tay ẩm, lạnh;

  • Chảy máu mũi miệng, xuất huyết âm đạo.

4. Phòng tránh nguy cơ lây nhiễm virus sốt xuất huyết 

4.1. Vệ sinh nơi ở, hạn chế sự sinh trưởng của muỗi

Cho dù ở nông thôn hay thành thị, muỗi vằn đều có thể sinh sôi, phát triển miễn là nơi đó ẩm thấp, đọng nước. Do đó mọi người nên vệ sinh sân vườn, nhà cửa cũng như các vật dụng một cách sạch sẽ. Cụ thể:

  • Nếu không dùng đến bể cá hay chậu hoa thì cọ rửa sạch sẽ, để ráo nước và úp ngược bình xuống;

  • Thường xuyên thay nước cho bình cắm hoa. Đối với các dụng cụ chứa nước nên được đậy kín lại;

  • Nếu nhà bạn đang nuôi thú cưng như chim cảnh, chó, mèo,... thì hãy thay nước hàng ngày tại nơi ở của vật nuôi;

  • Thu gom và tiêu hủy các vật phế thải trong nhà và cả xung quanh nhà như vỏ dừa, mảnh lu vỡ, chai lọ,...;

  • Không tích trữ các hộp xốp, thùng rỗng trong nhà;

  • Dọn dẹp cống rãnh, thoát nước định kỳ.

4.2. Tránh nguy cơ muỗi đốt 

Phòng tránh việc bị muỗi đốt bằng những cách sau:

  • Nên mặc quần áo dài tay;

  • Mắc màn mỗi  khi đi ngủ, kể cả ngủ vào ban ngày;

  • Sử dụng các loại kem đuổi muỗi, vợt điện muỗi, thuốc xịt côn trùng;

  • Không ngồi làm việc, học tập hoặc chơi đùa ở những nơi ẩm thấp;

  • Nếu trong gia đình có người bị nhiễm virus sốt xuất huyết, cần cách ly người bệnh ở phòng riêng, ngủ trong màn để hạn chế khả năng  truyền bệnh và bị muỗi đốt.

Tích cực dọn dẹp vệ sinh môi trường sống để muỗi không có cơ hội sinh sôi lây bệnh cho con người (ảnh minh họa: nguồn Internet)

Tích cực dọn dẹp vệ sinh môi trường sống để muỗi không có cơ hội sinh sôi lây bệnh cho con người (ảnh minh họa: nguồn Internet)

Như bạn đã biết, sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và có khả năng lây truyền cao, mỗi năm đều có nhiều trường hợp phải nhập viện điều trị do các biến chứng như khó thở, sốt cao, mê sảng,... gây quá tải cho hệ thống y tế. Do đó, để phòng tránh nguy cơ bị lây bệnh, mọi người nên chủ động thực hiện các biện pháp bảo vệ bản thân trước virus sốt xuất huyết.

Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC có nhiều năm kinh nghiệm trong việc chẩn đoán, theo dõi và điều trị bệnh sốt xuất huyết. Các mẫu bệnh  phẩm sẽ được đưa vào hệ thống trang thiết bị hiện đại của MEDLATEC để xét nghiệm. Đặc biệt hơn, khách hàng hãy an tâm tin tưởng về chất lượng chẩn đoán tại MEDLATEC vì Trung tâm Xét nghiệm của Bệnh viện đã đạt chứng nhận ISO 15189:2012 và CAP được nhiều quốc gia trên thế giới công nhận về kết quả xét nghiệm. 

Khách hàng có thể đến khám trực tiếp tại Bệnh viện hoặc đặt lịch lấy mẫu xét nghiệm tại nhà mà MEDLATEC vẫn đang triển khai thực hiện.

Liên hệ ngay tới hotline 1900 56 56 56 để được tổng đài viên của bệnh viện Đa khoa MEDLATEC tư vấn các dịch vụ thăm khám và điều trị bệnh.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.