Tin tức

Bật mí 4 cách trị dứt điểm tóc bết từ nguyên liệu tự nhiên dễ làm

Ngày 28/08/2022
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân
Tóc bết dính là nỗi ám ảnh với không ít người vì nó khiến cho bạn trở nên thiếu tự tin khi giao tiếp với người khác. Đặc biệt, nếu hiện tượng này kéo dài còn dễ dẫn đến các bệnh lý về da đầu. Vì thế, tìm cách trị dứt điểm tóc bết là cần thiết và cũng là vấn đề được nhiều bạn quan tâm.

1. Tóc bết là do đâu?

1.1. Như thế nào là tóc bết?

Tóc bết là thuật ngữ dùng để chỉ tình trạng hoạt động quá mức của tuyến bã nhờn khiến cho bã nhờn tiết ra nhiều hơn từ đó gây cảm giác bết dính, bóng dầu trên tóc, tóc bị mỏng xẹp và ép sát da đầu. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ khiến gàu được sinh ra ngày càng nhiều thậm chí còn là nguyên nhân sinh ra nấm da đầu.

1.2. Tóc bị bết là do đâu?

Muốn trị dứt điểm tóc bết thì trước tiên cần phải biết nguyên nhân gây ra tình trạng này. Hầu hết các trường hợp tóc bết là xuất phát từ các tác nhân sau:

 trị dứt điểm tóc bết

Gội đầu quá nhiều lần trong một ngày rất dễ khiến cho tóc bị bết 

- Gội đầu chưa đúng cách: nếu ngày nào cũng gội đầu hoặc gội quá nhiều lần trong một ngày sẽ khiến cho lượng dầu tự nhiên nuôi dưỡng tóc bị mất đi và tuyến dầu phải hoạt động quá mức nên tóc bị bết dầu. 

- Thường xuyên chải và chạm vào tóc: hành động này tạo cơ hội cho vi khuẩn và dầu bám lên tóc rồi phân phối khắp đầu nên tóc càng dễ bị bết dính.

- Dùng sản phẩm chăm sóc tóc không phù hợp với da đầu: nếu dùng các loại dầu dưỡng, dầu gội chứa thành phần quá mạnh, quá nhẹ hay không hợp với tính chất của da đầu cũng dễ gây ra tình trạng tóc bết vì nó dễ làm tích tụ hoặc tăng sản xuất dầu.

- Thay đổi môi trường, thời tiết: khi thời tiết quá lạnh, quá nóng hay độ ẩm cao rất dễ kích thích tuyến bã nhờn hoạt động quá mức nên tóc dễ bị nhờn, bết.

2. Mẹo trị dứt điểm tóc bết bằng nguyên liệu tự nhiên rẻ tiền

2.1. Các cách trị tóc bết 

- Dùng giấm táo và chanh

Đây là một trong những mẹo trị dứt điểm tóc bết đã được nhiều người áp dụng thành công và thực hiện rất dễ dàng. Đầu tiên bạn hãy vắt lấy nước cốt của một quả chanh rồi hòa tan nó trong một cốc nước lọc. 

Bước tiếp theo là thêm vào trong cốc hai thìa cà phê giấm táo rồi khuấy đều, hỗn hợp thu được đem thấm ướt toàn bộ tóc và massage nhẹ nhàng sau đó ủ 10 phút. Cuối cùng, bạn gội lại đầu cho sạch là được. Để hiệu quả trị tóc bết sớm đạt được, bạn cần duy trì cách làm này mỗi tuần 2 - 3 lần.

 trị dứt điểm tóc bết

Giấm táo và chanh là hai nguyên liệu tự nhiên có thể trị dứt điểm tóc bết nhanh chóng

- Dùng baking soda

Đầu tiên bạn hãy lấy 2 thìa baking soda pha cùng một chút nước sau đó thoa hỗn hợp này lên khắp vùng da đầu, ủ trong khoảng 15 - 20 phút. Cuối cùng, bạn gội lại bằng nước cho sạch và dùng khăn mềm lau tóc cho khô. Cũng như cách trị tóc bết ở trên, với mẹo này bạn hãy thực hiện 2 - 3 lần/tuần.

- Dùng nha đam

Muốn trị dứt điểm tóc bết bạn hãy lấy một lá nha đam đem rửa sạch rồi gọt bỏ phần vỏ, giữ lại phần gel trắng cho vào máy sinh tố xay nhuyễn rồi đổ ra bát và cho thêm vài giọt nước cốt chanh và ít dầu gội đầu vào. Hỗn hợp vừa làm đem thoa lên tóc và ủ 5 phút sau đó gội lại cho sạch.

- Dùng rượu trắng

Trước tiên bạn hãy lấy 100ml rượu trắng pha cùng với 100ml nước lọc. Tiếp theo bạn dùng hỗn hợp vừa pha để gội đầu trong 3 - 5 phút sau đó xả lại bằng nước cho sạch. Kiên trì làm như vậy mỗi tuần 2 - 3 lần tình trạng tóc bết sẽ sớm được đẩy lùi.

2.2. Cách chăm sóc tóc bết

Bên cạnh việc áp dụng cách trị dứt điểm tóc bết bằng nguyên liệu tự nhiên trên đây bạn cũng cần biết cách chăm sóc tóc thì mới sớm đạt được hiệu quả và giảm thiểu được nguy cơ tóc bị bết trở lại:

- Không thường xuyên gội đầu: gội đầu quá nhiều sẽ khiến tóc dễ bị bết dính hơn vì lớp dầu tự nhiên của da đầu ngày càng bị bào mòn khiến cho da đầu phải tiết ra nhiều dầu hơn để bổ sung thêm độ ẩm cho da đầu. 

 trị dứt điểm tóc bết

Biết gội đầu đúng cách sẽ giảm thiểu nguy cơ tóc thường xuyên bết dính

- Có kỹ thuật gội đầu đúng cách: để gội đầu giảm thiểu nguy cơ tóc bết trước tiên bạn cần thoa một lượng nhỏ dầu gội đầu lên vùng da đầu và chân tóc sau đó mới cào gội nhẹ nhàng, tránh chà xát mạnh móng tay lên da đầu và tóc vì nó dễ kích thích da đầu tăng tiết dầu. Hãy nhớ không thoa dầu gội lên trực tiếp ngọn tóc mà hãy để cho dầu gội chảy trong quá trình xả tóc.

- Không được lạm dụng dầu xả tóc: mặc dù dầu xả cung cấp dầu giúp tránh khô xơ và làm mềm tóc nhưng nếu tóc có quá nhiều bã nhờn hay bị bết dính thì dùng quá nhiều dầu xả sẽ càng làm tóc bết hơn. Tốt nhất bạn chỉ nên dùng một lượng dầu xả vừa phải thoa trên phần ngọn và thân tóc sau đó xả sạch bằng nước.

- Để cho tóc được khô tự nhiên: dùng máy sấy để tóc nhanh khô là thói quen của nhiều người. Tuy nhiên, việc làm này tác động nhiệt trực tiếp lên chân tóc nên sẽ kích thích tuyến mồ hôi hoạt động mạnh từ đó làm tóc dễ bị bết dính. Để tránh phải áp dụng cách trị dứt điểm tóc bết và giảm thiểu hư tổn cho tóc thì sau khi gội đầu bạn nên để cho tóc được khô tự nhiên.

- Chọn loại gối có chất liệu với khả năng thấm hút tốt: nếu nằm trên vỏ gối được làm bằng chất liệu lụa, cotton,... thì sẽ có khả năng thấm hút mồ hôi tốt nhờ đó mà giảm thiểu tình trạng tích tụ mồ hôi trên tóc làm cho tóc nhanh bị nhờn, bết dính. 

- Hạn chế dùng sản phẩm tạo kiểu cho tóc: nếu da đầu của bạn dễ bị bết tóc thì hãy cố gắng hạn chế dùng sản phẩm tạo kiểu tóc, nếp tóc vì chúng là tác nhân khiến tóc ngày càng bết dính hơn. 

Những chia sẻ về mẹo trị dứt điểm tóc bết trên đây hy vọng sẽ giúp bạn không còn phải e ngại với mái tóc bị bết dính để tự tin hơn với “cái góc” của mình. Lựa chọn cách làm nào là ở bạn nhưng hãy nhớ thật kiên trì và chăm sóc tóc đúng cách, có như vậy bạn mới có được mái tóc chắc khỏe và luôn óng mượt.



 

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.