Tin tức

Bé bị tiêu chảy kéo cấp: nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa

Ngày 28/04/2023
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Trần Thị Kim Ngọc
Bé bị tiêu chảy kéo dài có nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm nhiễm khuẩn, virus, vi khuẩn và dị ứng với thực phẩm như: dị ứng đạm sữa, hoặc đường sữa, hải sản,.... Việc tìm hiểu nguyên nhân gây tiêu chảy ở trẻ em rất quan trọng để có thể ngăn ngừa bệnh và điều trị hiệu quả.

1. Bệnh tiêu chảy là gì?

Bệnh tiêu chảy là một tình trạng bệnh lý phổ biến ở con người, xảy ra khi lượng nước trong phân tăng một cách đột ngột. Trẻ bị tiêu chảy sẽ thể hiện bằng tần suất đi ngoài nhiều hơn bình thường, cụ thể là trên 3 lần  trong 24 giờ, phân có thể là dạng lỏng, mềm hoặc sệt.

Bệnh tiêu chảy là tình trạng phổ biến ở mọi lứa tuổi

Bệnh tiêu chảy là tình trạng phổ biến ở mọi lứa tuổi

2. Các triệu chứng tiêu chảy ở trẻ em

Triệu chứng tại đường tiêu hóa

  • Bất thường về phân: Tính chất của phân thay đổi về: độ lỏng, độ nhày, có máu, tóe nước, màu sắc phân bất thường và số lần đi tiêu/ngày.

  • Các triệu chứng có thể đi kèm: đau bụng, đầy hơi, khó tiêu, nôn mửa, buồn nôn, ợ chua…

Triệu chứng ngoài đường tiêu hóa

  • Tình trạng nhiễm trùng khác: viêm phổi, viêm tai và sởi (tùy vào từng bệnh có những biểu hiện khác nhau), trong đó tiêu chảy chỉ là triệu chứng đi kèm.

  • Sốt: có thể là dấu hiệu của nhiều loại bệnh khác nhau, từ các bệnh nhiễm trùng đơn giản đến các bệnh lý nghiêm trọng hơn như ung thư.

Biến chứng của tiêu chảy

Khi bạn bị tiêu chảy, cơ thể sẽ bị mất lượng nước và muối quan trọng cần thiết cho sự hoạt động của cơ thể. Các dấu hiệu của mất nước gồm mắt trũng, môi khô, uống nước háo hức nhưng không thể uống đủ, ăn uống kém, sụt giảm cân nặng, tri giác trẻ vật vã kích thích lơ mơ, li bì. 

Biến chứng khi bị tiêu chảy có thể gây sụt cân, suy dinh dưỡng

Biến chứng khi bị tiêu chảy có thể gây sụt cân, suy dinh dưỡng

3. Nguyên nhân gây ra tình trạng bé bị tiêu chảy kéo dài

Các nguyên nhân chính gây ra tiêu chảy ở trẻ em có thể bao gồm:

  • Nhiễm trùng đường ruột do các tác nhân gây bệnh: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất của tiêu chảy ở trẻ em. Nhiễm khuẩn do vi khuẩn, virus (rota virus, Adenovirus, Parvovirus…), ký sinh trùng (E. hystolytica, Giardialamblia, toxaplasma....), hoặc vi khuẩn (Shigela, Salmonela, E coly, Camylobacter....). Trẻ em thường bị nhiễm khuẩn qua đường tiêu hóa, chủ yếu là do tiếp xúc với nước uống hoặc thực phẩm bị ô nhiễm.

  • Nhiễm trùng ngoài ruột: Nhiễm khuẩn hô hấp, nhiễm khuẩn tiết niệu, nhiễm khuẩn huyết, tay chân miệng, sởi....

  • Dị ứng thực phẩm: Đôi khi tiêu chảy ở trẻ em có thể do dị ứng thực phẩm. Điều này thường xảy ra khi trẻ ăn một loại thực phẩm mà cơ thể không chấp nhận hoặc không thể tiêu hóa được. Các triệu chứng dị ứng thực phẩm có thể bao gồm tiêu chảy, buồn nôn, nôn mửa, đau bụng, và phân lỏng.

  • Rối loạn quá trình tiêu hóa - hấp thu: Là tình trạng mà cơ thể không thể tiêu hóa và hấp thu chất dinh dưỡng một cách hiệu quả. Rối loạn này có thể gây ra vấn đề sức khỏe như tiêu chảy.

  • Viêm ruột do hóa trị, xạ trị và các bệnh lý ngoại khoa như viêm ruột thừa, lồng ruột có thể là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng tiêu chảy.

  • Dùng thuốc kháng sinh không đúng cách: Việc sử dụng thuốc kháng sinh một cách không đúng cách hoặc quá nhiều có thể làm thay đổi hệ vi sinh đường ruột của trẻ, gây ra tiêu chảy.

  • Nước không đảm bảo vệ sinh: Trẻ em ở các vùng nông thôn hoặc đang sống trong điều kiện vô cùng khó khăn, có thể sử dụng nước không đảm bảo vệ sinh hoặc ăn thực phẩm không được giữ gìn, dẫn đến nhiễm khuẩn và tiêu chảy.

  • Chủ quan trong vệ sinh cá nhân: Trẻ em chưa được đào tạo về vệ sinh cá nhân có thể không sử dụng xà phòng đúng cách hoặc quên rửa tay trước khi ăn, dẫn đến nhiễm khuẩn và tiêu chảy.

Viêm ruột do hóa trị, xạ trị là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng tiêu chảy ở trẻ em

Viêm ruột do hóa trị, xạ trị là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng tiêu chảy ở trẻ em

4. Cách điều trị

Điều trị bệnh tiêu chảy ở trẻ thường bao gồm các biện pháp như sau:

  • Đảm bảo cân bằng nước và điện giải: Trẻ cần được uống đủ lượng nước và điện giải để ngăn ngừa tình trạng mất nước và mất điện giải.

  • Dự phòng suy dinh dưỡng và phòng ngừa lây lan. 

  • Kháng sinh khi có bằng chứng nhiễm khuẩn.

5. Phương pháp phòng ngừa

Để phòng ngừa tình trạng bé bị tiêu chảy kéo dài, có thể áp dụng các phương pháp sau:

  • Cách cho trẻ ăn: Khi trẻ bị tiêu chảy, quá trình tiêu hóa của cơ thể sẽ bị ảnh hưởng, do đó cần phải có chế độ ăn uống phù hợp để giúp cơ thể hồi phục. Khi trẻ hết tiêu chảy, cần tăng dần lượng thức ăn và dần dần trở lại chế độ ăn uống bình thường. Tuy nhiên, vẫn cần phải tránh các loại thực phẩm khó tiêu hóa và nên tăng cường ăn những thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh để giúp cơ thể hấp thu dễ dàng hơn. 

  • Bổ sung Kẽm: Kẽm là một loại khoáng chất quan trọng để bảo vệ sức khỏe đường ruột, giúp duy trì hoạt động bình thường của đường tiêu hóa. Nên bổ sung kẽm đủ liều để hỗ trợ trẻ phục hồi sức khỏe.

  • Sử dụng Oresol: Oresol là một loại dung dịch pha chế sẵn được sử dụng để bù nước và điện giải trong trường hợp tiêu chảy. Việc sử dụng Oresol sẽ giúp trẻ hấp thu tốt hơn các chất điện giải, đồng thời giảm nguy cơ mất nước và tái nhiễm.

  • Thực hiện vệ sinh tay: Đây là cách đơn giản nhất nhưng lại rất hiệu quả để ngăn ngừa tiêu chảy ở trẻ em. Cha mẹ và người chăm sóc trẻ cần thường xuyên rửa tay sạch bằng xà phòng và nước trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh hoặc tiếp xúc với động vật.

  • Tăng cường sử dụng thực phẩm chứa chất xơ: Chất xơ có thể giúp cải thiện chức năng tiêu hóa, giảm nguy cơ tiêu chảy. Cha mẹ có thể cho trẻ ăn nhiều rau, quả và các loại ngũ cốc chứa nhiều chất xơ.

  • Tiêm vắc-xin phòng tiêu chảy: Việc tiêm vắc-xin phòng tiêu chảy có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh, đặc biệt là ở những trẻ em sống trong điều kiện môi trường không đảm bảo vệ sinh.

  • Tăng cường sức đề kháng: Tăng cường sức đề kháng cho trẻ em là cách hiệu quả nhất để phòng ngừa tiêu chảy. Cha mẹ có thể cho trẻ uống sữa chua, sữa probiotic, hoặc các loại thuốc bổ sung vi chất và khoáng chất để tăng cường sức đề kháng.

Cách đơn giản nhất để phòng bệnh tiêu chảy ở trẻ là vệ sinh tay

Cách đơn giản nhất để phòng bệnh tiêu chảy ở trẻ là vệ sinh tay

Nếu bé bị tiêu chảy kéo dài, bạn nên tăng cường việc cung cấp nước và chất dinh dưỡng cho trẻ, đồng thời đưa trẻ đến bác sĩ để được khám và điều trị. Hoặc bạn có thể đặt lịch thăm khám tại Hệ thống Y tế MEDLATEC thông qua đường dây nóng 1900 56 56 56 để được nhân viên y tế tư vấn và hỗ trợ.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.