Tin tức
Bệnh đường hô hấp trên và dưới và những điểm khác nhau
- 01/02/2023 | Điểm danh các bệnh đường hô hấp thường gặp ở trẻ nhỏ
- 04/02/2023 | Các bệnh về đường hô hấp dễ mắc khi trời lạnh
- 17/12/2022 | Phân biệt các loại bệnh ở đường hô hấp trên và đường hô hấp dưới
- 01/12/2022 | Viêm đường hô hấp - Bệnh lý thường gặp và đang bị xem nhẹ
1. Cấu tạo đường hô hấp trên và dưới
Đường hô hấp trên và dưới có cấu tạo như sau:
1.1. Cấu tạo của đường hô hấp trên
Những bệnh lý xảy ra tại miệng, xoang, họng, mũi, thanh quản và khí quản được gọi là bệnh đường hô hấp trên. Trong đó, phổ biến nhất là một số loại bệnh như viêm họng, viêm xoang, cảm lạnh, viêm thanh quản,... Đây là những bệnh thường xảy ra vào mùa lạnh hoặc vào thời điểm giao mùa.
Cần phân biệt rõ bệnh đường hô hấp trên và dưới để có cách điều trị phù hợp
Những bệnh đường hô hấp trên thường lành tính, không kéo dài và ít gây ra biến chứng nghiêm trọng. Tuy nhiên, cấu tạo của đường hô hấp trên thường phức tạp. Nếu không được chữa dứt điểm có thể chuyển biến thành mạn tính, đặc biệt là bệnh viêm xoang. Bên cạnh đó, trường hợp trẻ nhỏ mắc viêm thanh quản cũng có thể dẫn tới biến chứng nguy hiểm.
1.2. Đường hô hấp dưới
Bao gồm phế quản và phổi. Nguyên nhân gây ra các bệnh đường hô hấp dưới thường là virus, vi khuẩn hay các loại nấm. So với các bệnh lý đường hô hấp trên thì bệnh đường hô hấp dưới thường nghiêm trọng hơn, có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm hơn.
Lưu ý: Các trường hợp mắc cúm do virus không nằm trong nhóm bệnh đường hô hấp trên và dưới mà được đánh giá là một loại bệnh hệ thống.
2. Sự khác nhau giữa bệnh đường hô hấp trên và dưới
Dựa vào nguyên nhân và triệu chứng bệnh, có thể nhận biết rõ sự khác nhau giữa các bệnh đường hô hấp trên và dưới như sau:
- Dựa vào nguyên nhân gây bệnh:
+ Bệnh đường hô hấp trên dễ mắc hơn so với các bệnh đường hô hấp dưới. Nguyên nhân gây bệnh có thể do virus, vi khuẩn chẳng hạn như vi khuẩn Streptococcus pyogenes hay virus SARS-CoV-2,...
+Bệnh đường hô hấp dưới có thể do một số loại vi khuẩn, virus gây ra và có thể gây ra tình trạng viêm phổi, rất nguy hiểm.
Viêm phổi là bệnh đường hô hấp dưới
Để chẩn đoán bệnh chính xác, bác sĩ cần thăm khám lâm sàng, chỉ định cận lâm sàng cần thiết để nhận biết rõ được những tổn thương tại các cơ quan này. Bên cạnh đó, có nhiều bệnh nhân bị nhiễm trùng đường hô hấp vì nhiều nguyên nhân khác nhau. Bởi vậy, để kiểm soát bệnh, bác sĩ sẽ kết hợp nhiều phương pháp điều trị khác nhau.
- Dựa vào triệu chứng bệnh:
+ Triệu chứng thường gặp ở các bệnh đường hô hấp trên:
Thời gian đầu, bệnh thường gây ra những triệu chứng như chảy nước mũi, hắt hơi. Nguyên nhân là vi khuẩn, virus tấn công các cơ quan và gây tăng tiết dịch nhầy. Những bệnh đường hô hấp trên thường gây sốt, tuy nhiên các trường hợp cảm lạnh thường không gây sốt.
Thông thường, triệu chứng bệnh đường hô hấp trên cũng không kéo dài và ít gây ra những biến chứng nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu trường hợp là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị viêm thanh quản, cha mẹ không nên chủ quan. Trẻ có thể bị khó thở, thở nhanh, thậm chí cơ thể tím tái. Các trường hợp viêm nắp thanh quản gây khó thở, chảy nhiều nước dãi,... Cha mẹ cần đưa con đến các cơ sở y tế để được cấp cứu và điều trị kịp thời.
+ Biểu hiện thường gặp ở các bệnh đường hô hấp dưới: Thường rất đa dạng và nguy hiểm. Có thể kể đến như tình trạng ho, đau tức ngực, thở nhanh, có thể sốt, tiết nhiều dịch đờm. Các trường hợp viêm phổi có thể xuất hiện một số triệu chứng như đau cơ, buồn nôn, đau nhức đầu, tiêu chảy,...
Ho là biểu hiện thường gặp của các bệnh về đường hô hấp
Nếu không được kiểm soát tốt, những triệu chứng này rất dễ trở nặng. Nếu người bệnh xuất hiện một số biểu hiện dưới đây thì cần đưa đến cơ sở y tế để xử trí kịp thời:
-
Chóng mặt.
-
Thở nhanh, khó thở.
-
Đau tức ngực.
-
Cơ thể tím tái.
Những đối tượng là trẻ nhỏ thường có triệu chứng nghiêm trọng và kéo dài hơn. Nếu không được xử trí kịp thời rất dễ dẫn đến viêm phổi, thậm chí gây tử vong.
3. Điều trị và phòng bệnh đường hô hấp trên và dưới
Nếu do virus gây ra, người bệnh thường được điều trị triệu chứng. Để tránh tình trạng bệnh tiến triển nhanh chóng và gây ra biến chứng nghiêm trọng, cần nhận biết bệnh sớm, điều trị và theo dõi liên tục tình trạng sức khỏe của người bệnh.
Nên tiêm vắc xin để phòng ngừa bệnh
Những trường hợp mắc bệnh do vi khuẩn thì bệnh thường tiến triển nhanh với những triệu chứng nghiêm trọng hơn, nhất là viêm phế quản, viêm phổi. Bác sĩ thường chỉ định thuốc kháng sinh và một số loại thuốc hỗ trợ khác.
Streptococcus pneumoniae là một trong những loại vi khuẩn gây bệnh nguy hiểm. Để phòng ngừa bệnh, nên tiêm vắc xin phòng ngừa loại vi khuẩn này, đặc biệt cần thiết với những trường hợp có nguy cơ cao nhiễm bệnh. Ngoài ra, tiêm vắc xin phòng phế cầu và vắc xin Haemophilus influenzae cũng sẽ giúp phòng bệnh hiệu quả hơn.
Bệnh đường hô hấp trên và dưới đều có thể gây ra những hậu quả sức khỏe nghiêm trọng và bất cứ ai cũng có thể mắc bệnh. Tuy nhiên, những đối tượng bệnh nhân như trẻ nhỏ, người có hệ miễn dịch kém sẽ có nguy cơ gặp biến chứng cao hơn những trường hợp khác.
Do vậy, lời khuyên của chuyên gia dành cho bạn đó là hãy đi khám sớm nếu có biểu hiện bất thường. Sau quá trình thăm khám, bác sĩ sẽ xác định, người bệnh đang mắc bệnh đường hô hấp hấp trên hay bệnh đường hô hấp dưới để đưa ra phác đồ điều trị hợp lý nhất.
Hiện nay, Chuyên khoa Hô hấp của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là địa chỉ y tế tin cậy về thăm khám và điều trị các bệnh đường hô hấp trên và dưới. Nếu có nhu cầu đặt lịch khám sớm, mời quý khách liên hệ đến tổng đài 1900 56 56 56 để được các tổng đài viên tư vấn và hướng dẫn trực tiếp.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!