Tin tức
Viêm đường hô hấp - Bệnh lý thường gặp và đang bị xem nhẹ
- 28/09/2022 | Phòng tránh và xử lý khi trẻ bị viêm đường hô hấp cấp Adenovirus
- 18/05/2022 | 3 bệnh viêm đường hô hấp trên thường gặp, phổ biến nhất
- 18/05/2022 | 5 dấu hiệu viêm đường hô hấp cấp điển hình nhất
- 07/05/2022 | Phương pháp chẩn đoán viêm đường hô hấp dưới
1. Tổng quan về viêm đường hô hấp
Thực tế, một đứa trẻ có thể mắc bệnh về đường hô hấp nhiều lần trong 1 năm. Tỷ lệ mắc bệnh sẽ cao hơn nếu con bạn thuộc đối tượng có sức đề kháng yếu. Nhiều trường hợp bệnh diễn biến nặng gây ra những biến chứng nguy hiểm như suy hô hấp, nhiễm khuẩn huyết,... thậm chí là tử vong.
Chính vì sự chủ quan và không bổ sung đầy đủ kiến thức của các bậc cha mẹ đã vô tình để căn bệnh kéo dài và biến chứng nghiêm trọng hơn. Từ đó tạo ra nhiều khó khăn trong việc chữa bệnh, tốn nhiều chi phí và công sức cho bệnh nhân nếu không kịp thời chữa bệnh.
1.1. Giới thiệu thông tin cơ bản
Thành phần cấu tạo của đường hô hấp gồm: đường mũi, xoang, thanh quản, hầu họng. Quá trình cơ thể hô hấp xảy ra khi chúng ta hít khí oxy từ môi trường bên ngoài và đi vào phế quản, sau đó di chuyển đến phổi và kết thúc.
Khi bị viêm nhiễm đường hô hấp là nhiều hoặc một bộ phận nào đó trong đường hô hấp bị nhiễm trùng. Tùy vào mỗi cơ quan bị viêm mà chúng ta sẽ có những tên gọi khác nhau cũng như cách điều trị khác nhau, chẳng hạn như viêm mũi xoang, viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi,...
Giới thiệu đôi nét về bệnh viêm nhiễm đường hô hấp
1.2. Viêm đường hô hấp trên là gì?
Các bộ phận thuộc hệ thống hô hấp trên gồm mũi, họng, hầu, thanh quản và vùng xoang. Các bộ phận này có chức năng vô cùng quan trọng khi cơ thể lấy khí oxy từ bên ngoài và chuyển đổi chúng thành nguồn năng lượng để sưởi ấm, lọc khí trước khi đưa đến phổi.
Viêm hô hấp trên thường xảy ra vào những thời điểm hanh khô hoặc thời tiết vào đông. Một số bệnh thường gặp ở hệ thống hô hấp trên như viêm họng, viêm xoang,...
1.3. Viêm đường hô hấp dưới là gì?
Đường hô hấp dưới gồm có các bộ phận như phế quản, khí quản và phổi. Bệnh này trong tiếng anh có tên gọi là Lower Respiratory Tract Infections - LRTI, tạo thành những tác động nhất định đối với những bộ phận dưới dây thanh quản. Trong đó, bệnh viêm phế quản và bệnh viêm phổi là những bệnh lý thường gặp nhất.
2. Nguyên nhân gây bệnh viêm đường hô hấp
Các tác nhân do sự tấn công trực tiếp của các loại vi khuẩn, vi nấm hoặc virus gây hại đến đường hô hấp của bệnh nhân. Nguyên do dẫn đến trường hợp này là do bệnh nhân không có sự miễn dịch cao hoặc một số rào cản vật lý không tốt. Chẳng hạn như: dịch nhầy và lông mũi với công năng ngăn chặn các virus hạn chế tấn công và gây bệnh, do đó nếu chúng hoạt động kém thì đây sẽ trở thành lý do dẫn đến bệnh.
Bên cạnh đó, hệ thống miễn dịch cũng hỗ trợ bảo vệ cơ thể, hay nói cụ thể hơn bảo vệ đường hô hấp khỏi các virus xâm nhập. Thông qua Amydan, VA và vòng bạch huyết quanh hầu họng các tế bào bạch cầu được sản sinh và có thể tiêu diệt hoặc tấn công các vi sinh vật lạ với mục đích phá hủy và tấn công đường hô hấp.
Tuy nhiên, với những biến thể vi khuẩn mới thì thì chúng cũng có thể tạo ra những biến chủng mới với khả năng lẩn trốn hoặc thoát khỏi hàng rào bảo vệ của cơ thể. Ví dụ như: chúng biểu đổi về cấu trúc protein, hình dạng để thoát khỏi sự truy lùng của hệ thống miễn dịch trong cơ thể.
Vi khuẩn là tác nhân trực tiếp gây ra bệnh viêm nhiễm đường hô hấp
3. Triệu chứng bệnh viêm hô hấp
Các triệu chứng của tình trạng viêm đường hô hấp là do độc tố vi khuẩn, virus gây ra hoặc tình trạng phản ứng của cơ thể để chống lại các tác nhân gây bệnh. Từ đó, chúng ta có thể nhận biết các dấu hiệu điển hình của bệnh lý này bao gồm:
-
Chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi liên tục.
-
Sốt kéo dài.
-
Hắt hơi.
-
Cuống học đau rát.
-
Ho khan.
-
Cơ thể đau nhức, mệt mỏi, không sức sống.
Đặc biệt, những bệnh nhân đã chuyển sang giai đoạn nhiễm trùng nặng thì bệnh nhân thường xuất hiện thêm các biểu hiện sau:
-
Ho khạc đờm màu xanh, vàng, nâu,...
-
Sốt cao.
-
Nhịp tim đập nhanh.
-
Thở khò khè hoặc khó thở.
-
Đau ngực.
-
Đau đầu.
Các biểu hiện này thường kéo dài từ 3 - 14 ngày, nếu người bệnh bị viêm thanh quản do virus tấn công sẽ xuất hiện biểu hiện mất tiếng hoặc khàn tiếng. Nếu kéo dài tình trạng này sẽ chuyển sang các biến chứng nguy hiểm hơn như viêm phổi, viêm dị ứng, viêm phế quản.
Thông thường, viêm hô hấp trong vòng 2 tuần trở lại có thể tự khỏi. Bệnh nhân cần phải nghỉ làm việc hoặc nghỉ học một thời gian để điều trị khỏi hẳn. Khi các triệu chứng như sốt cao liên tục kéo dài, ho khạc đờm đổi màu, đau ngực, khó thở,... không thuyên giảm, bệnh nhân cần đến các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị, tránh cho bệnh tiến triển năng hoặc xuất hiện các biến chứng nguy hiểm.
Những triệu chứng phổ biến của viêm nhiễm đường hô hấp
3. Phương pháp điều trị viêm đường hô hấp
Tuy viêm nhiễm đường hô hấp có thể tự khỏi nhưng vẫn không ít bệnh nhân có tình trạng ngày càng trầm trọng hơn, gây ra những biến chứng vô cùng trầm trọng. Chính vì thế, khi xuất hiện các biểu hiện trên, bạn hãy thăm khám bác sĩ ngay để được chẩn đoán và theo dõi kịp thời. Phương pháp chữa viêm hô hấp thường có 2 loại sau:
3.1. Điều trị viêm phế quản cấp
Tình trạng viêm phế quản không có quá nhiều phức tạp và khó khăn trong việc điều trị, tuy nhiên bệnh nhân cần tuân thủ một số khuyến cáo sau:
-
Không hút thuốc.
-
Giữ ấm cơ thể và nghỉ ngơi phù hợp.
-
Mỗi ngày uống từ 2 - 3 lít nước.
-
Cung cấp cho cơ thể các vitamin và khoáng chất.
-
Uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
3.2. Điều trị viêm phổi
Dựa vào biểu hiện và mức độ mắc phải bệnh do các loại vi khuẩn, vi nấm và virus gây ra mà bác sĩ có những hướng dẫn phù hợp cho từng người bệnh. Khi bệnh nhân xuất hiện biến chứng suy hô hấp cấp cần phải tiến hành điều trị thở oxy hoặc hỗ trợ thở máy.
Những phương pháp điều trị viêm hô hấp phổ biến
4. Phòng ngừa bệnh viêm đường hô hấp
Để phòng ngừa bệnh viêm đường hô hấp, mọi người nên thực hiện một số khuyến cáo sau: Giảm stress, ngưng hút thuốc, bổ sung đủ chất, tập thể dục thường xuyên là các phương pháp giảm nguy cơ bị bệnh và tăng cường hệ thống miễn dịch. Cho trẻ nhỏ bú sữa mẹ và biện pháp hiệu quả để trẻ khỏe mạnh và tăng sức đề kháng do các kháng thể trong sữa mẹ được truyền sang cho trẻ nhỏ.
Ngoài ra cũng có các phương pháp khác để phòng ngừa các tác nhân lây truyền gây bệnh như:
-
Thường xuyên rửa tay, nhất là khi tiếp xúc với người bệnh hoặc trong thời tiết lạnh.
-
Hạn chế tiếp xúc gần với bệnh trong thời điểm khỏi bệnh, ủ bệnh và phát bệnh.
-
Khi hắt xì hoặc ho thì che miệng và mũi.
-
Thường xuyên vệ sinh đồ dùng công cộng và cá nhân.
-
Tiêm phòng vắc xin cúm và phế cầu cho những người có bệnh mạn tính, người cao tuổi, nhân viên y tế,...
Rửa tay thường xuyên để phòng ngừa bệnh viêm nhiễm đường hô hấp
Rất mong những thông tin được tổng hợp trên bài viết này có thể giúp các bạn nắm được những thông tin cần thiết về bệnh lý viêm đường hô hấp. Và nếu bạn đang mong muốn tìm 1 cơ sở y tế uy tín, có kinh nghiệm thăm khám và điều trị các bệnh lý hô hấp thì có thể lựa chọn chuyên khoa Hô hấp tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Bệnh viện sở hữu đội ngũ chuyên gia, bác sĩ giỏi và hệ thống cơ sở vật chất hiện đại, tiên tiến. Quý khách có thể đặt lịch khám bằng cách liên hệ đến hotline 1900 56 56 56 của bệnh viện.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!