Tin tức
Bệnh huyết áp thấp: bệnh lý tim mạch đang bị nhiều người coi thường
- 16/08/2022 | Huyết áp thấp có nguy hiểm không và những lưu ý dành cho người huyết áp thấp
- 18/01/2023 | Bệnh huyết áp thấp - tìm hiểu nguyên nhân và cách phòng ngừa
- 15/06/2023 | Huyết áp thấp uống thuốc gì? Nguyên nhân và triệu chứng tụt huyết áp?
- 01/01/2024 | Chỉ số huyết áp thấp là bao nhiêu? Nguy hiểm như thế nào?
- 01/05/2024 | Huyết áp thấp có nguy hiểm không? Làm sao để ổn định huyết áp?
1. Bệnh huyết áp thấp là gì?
Huyết áp thấp là tình trạng chỉ số huyết áp ở dưới mức bình thường 90/60 mmHg, cụ thể chỉ số tâm thu dưới 90mmHg và tâm trương dưới 60 mmHg. Đây là tình trạng áp lực dòng máu được bơm từ tim đi khắp cơ thể thấp hơn bình thường và ảnh hưởng đến hoạt động của cơ quan khác như não, phổi, tim, gan, thận,... do thiếu oxy trong máu.
Bệnh huyết áp thấp được chẩn đoán khi chỉ số dưới mức 90/60 mmHg
2. Phân loại bệnh huyết áp thấp
Bệnh huyết áp thấp được chia thành 2 nhóm chính trong y khoa gồm:
● Huyết áp thấp sinh lý: do yếu tố gia đình, hoặc sống ở vùng núi cao.
● Huyết áp bệnh lý: Do sự suy giảm chức năng của các cơ quan như tim, thận hoặc suy giảm hoạt động tuyến giáp, do hệ thống thần kinh thực vật của cơ thể không tự điều chỉnh được.
3. Triệu chứng của huyết áp thấp
● Cảm giác hoa mắt, choáng váng, chóng mặt, xây xẩm mặt mày đột ngột.
● Chân có cảm giác đứng không vững, bủn rủn và muốn té ngã.
● Nôn hoặc buồn nôn đi kèm.
● Thường xuyên mệt mỏi.
● Thường xuyên đau đầu.
● Cơ thể mất tập trung và khó tự điều khiển hành động.
● Dễ bị ngất.
● Da dẻ tái nhợt, xanh xao.
● Nhịp tim nhanh, thở nhanh và mạnh.
● Toàn thân ra mồ hôi lạnh và biển hiện khát nước.
● Tay chân có dấu hiệu tê bì.
Huyết áp thấp khiến cơ thể choáng váng, buồn nôn, chóng mặt, ngất xỉu,...
4. Những nguyên nhân gây nên tình trạng huyết áp thấp
Có nhiều nguyên nhân gây bệnh huyết áp thấp, có thể xuất phát từ bệnh lý hoặc các thói quen sinh hoạt hàng ngày như:
4.1. Bệnh nhân mắc triệu chứng tim mạch
Bệnh nhân mắc bệnh lý về tim mạch như suy tim, rối loạn nhịp tim, hở van tim,... khiến chức năng bơm máu của tim bị ảnh hưởng. Từ đó, lượng máu và lực bơm của tim giảm dẫn đến huyết áp thấp và không đáp ứng được nhu cầu oxy máu của các bộ phận khác trong cơ thể.
Bệnh nhân mắc bệnh tim mạch có nguy cơ cao gặp tình trạng huyết áp thấp
4.2. Tác dụng phụ của thuốc
Trong các loại thuốc đặc trị như thuốc lợi tiểu, thuốc điều trị Parkinson, thuốc chẹn beta và alpha, thuốc chống trầm cảm, thuốc gây tê sử dụng trong phẫu thuật,... thường được cảnh báo tác dụng giảm huyết áp. Đối với những bệnh nhân đang điều trị bệnh lý bằng các loại thuốc có cảnh báo tụt huyết áp nên theo dõi thường xuyên tình trạng cơ thể để xử trí kịp thời.
4.3. Rối loạn nội tiết
Rối loạn nội tiết cụ thể là tình trạng rối loạn chức năng tuyến giáp cũng là nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng bệnh huyết áp thấp. Bởi vì hormone của bộ phận này tiết ra giữ vai trò điều hoà nhịp tim, điều hoà huyết áp,... Ngoài ra, tuyến thượng thận có vấn đề cũng có khả năng gây hạ huyết áp do cơ thể bị rối loạn phản ứng căng thẳng.
4.4. Chế độ ăn uống, nghỉ ngơi không phù hợp
Tình trạng huyết áp thấp thường xuất hiện thường xuyên ở người biếng ăn hoặc chán ăn, cơ thể không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng cần thiết. Người thường xuyên thức khuya hoặc làm việc quá mức không có chế độ nghỉ ngơi phù hợp cũng là nguy cơ tiềm ẩn của bệnh huyết áp thấp. Cơ thể bị mất cân bằng chất điện giải do thiếu nước, mất nước cũng là nguyên nhân có thể gây giảm huyết áp.
4.5. Thay đổi tư thế, cảm xúc đột ngột
Đặc biệt đối với bệnh huyết áp thấp đột ngột thì việc thay đổi tư thế hoặc cảm xúc bất ngờ là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh. Khi cơ thể thay đổi tư thế từ ngồi sang đứng hoặc nằm sang đứng thì lượng máu bơm từ tim bị thay đổi đột ngột dòng chuyển động dẫn đến bộ phận liên quan chưa thích ứng kịp thời, vì vậy gây hạ huyết áp và dễ bị xây xẩm, chóng mặt. Ngoài ra, nguyên nhân thay đổi cảm xúc bất chợt cũng làm rối loạn huyết áp, thường gặp ở những người thường xuyên căng thẳng hoặc có cú sốc tinh thần.
Thay đổi tư thế đột ngột dễ gây hạ huyết áp
5. Bệnh huyết áp thấp có nguy hiểm không?
Không chỉ huyết áp cao mới nguy hiểm đến sức khỏe mà huyết áp thấp cũng chứa nhiều rủi ro tiềm ẩn cho cơ thể. Huyết áp thấp ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt hàng ngày.
Tuy nhiên, bệnh huyết áp thấp do bệnh lý hay gặp tình trạng hạ huyết áp đột ngột, nếu không được xử trí kịp thời dễ gây nhiều biến chứng nguy hiểm.
Huyết áp thấp có nguy cơ gây nhồi máu cơ tim, nhồi máu não
6. Cách xử trí khi huyết áp thấp đột ngột
● Bước 1: Tạm ngưng tất cả các hoạt động đang làm và tìm điểm tựa trên bàn, ghế, tường,... để dựa cơ thể vào.
● Bước 2: Nhờ sự hỗ trợ của người xung quanh để dìu người bị hạ huyết áp đột ngột từ từ ngồi và nằm xuống mặt phẳng, sau đó nâng cao phần chân hơn so với đầu để giúp máu lưu thông.
● Bước 3: Thả lỏng, điều hoà nhịp thở nhẹ nhàng.
● Bước 4: Uống nước ấm pha loãng với một ít muối.
● Bước 5: Đến bệnh viện gần nhất hoặc liên hệ cơ sở y tế để được hỗ trợ kiểm tra sức khỏe sớm nhất.
Trên đây là các bước xử trí tạm thời để giúp bệnh nhân huyết áp thấp tránh khỏi biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, sau khi xử trí cấp cứu thì người bệnh nên được thực hiện kiểm tra sức khỏe toàn diện tại bệnh viện để đảm bảo an toàn.
Có thể thấy, bệnh huyết áp thấp cũng là bệnh lý có mức độ ảnh hưởng nguy hiểm đến sức khỏe cao. Vì vậy, nếu có biểu hiện nghi ngờ, bạn nên đi thăm khám sức khỏe tại các cơ sở y tế uy tín như chuyên khoa Tim mạch thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC để được bác sĩ kiểm tra kỹ hơn. Để đặt lịch khám, Quý khách vui lòng liên hệ qua số 1900 56 56 56 của MEDLATEC để được tư vấn và hỗ trợ.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!