Tin tức
Huyết áp thấp có nguy hiểm không? Làm sao để ổn định huyết áp?
- 15/06/2023 | Huyết áp thấp uống thuốc gì? Nguyên nhân và triệu chứng tụt huyết áp?
- 01/01/2024 | Chỉ số huyết áp thấp là bao nhiêu? Nguy hiểm như thế nào?
- 01/01/2024 | Bệnh huyết áp thấp: bệnh lý tim mạch đang bị nhiều người coi thường
1.
Huyết áp thấp có nguy hiểm không?
Huyết áp là chỉ số để đo áp lực của máu trong lòng động mạch. Để xác định chính xác kết quả huyết áp cần biết được 2 chỉ số đó là huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương. Nếu kết quả thấp hơn 90/60mmHg được gọi là huyết áp thấp.
Nhiều người chủ quan về vấn đề huyết áp thấp
- Nguyên nhân huyết áp thấp chẳng hạn như:
● Do tác dụng phụ của thuốc, chẳng hạn như thuốc lợi tiểu, thuốc gây mê, thuốc gây tê, thuốc chống trầm cảm,...
● Mất nước.
● Thay đổi tư thế một cách đột ngột.
● Choáng do nhiễm trùng cấp tính, chảy máu trong, suy tim, rối loạn nhịp tim,...
● Sốc phản vệ.
● Đau thắt vùng ngực cấp do bệnh mạch vành.
● Do biến chứng của bệnh tiểu đường.
● Tình trạng suy tĩnh mạch.
- Khi huyết áp giảm đột ngột, bệnh nhân có thể gặp phải những biểu hiện bất thường như chóng mặt, buồn nôn, nhìn mờ, mệt mỏi, hay buồn ngủ, khó tập trung, da lạnh, da nhợt nhạt, ngất xỉu,...
- Huyết áp thấp có nguy hiểm không?
Nhiều người cho rằng chỉ huyết áp cao mới có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Trong nhiều trường hợp, người bị huyết áp thấp không gặp nhiều ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày. Người bệnh có thể bị choáng do hạ huyết áp quá mức và đột ngột. Thậm chí, khi não bộ không nhận được lượng máu cần thiết cho các hoạt động của cơ thể, bệnh nhân còn có thể bị ngất xỉu.
Bị chóng mặt do huyết áp thấp
Không những vậy, khi có vết thương bị chảy máu khối lượng lớn, cơ thể bệnh nhân có nguy cơ suy tuần hoàn nhanh chóng. Tình trạng nhiễm trùng nghiêm trọng hay phản ứng dị ứng cũng là vấn đề rất nguy hiểm có thể khiến bệnh nhân huyết áp thấp bị tử vong.
2. Làm sao để cải thiện tình trạng huyết áp thấp
Ngoài thắc mắc “huyết áp thấp có nguy hiểm không”, nhiều người còn rất quan tâm đến việc khắc phục tình trạng này để ổn định huyết áp và hạn chế những nguy cơ rủi ro cho sức khỏe người bệnh.
- Dùng thêm muối: Những trường hợp bị huyết áp cao thì cần hạn chế ăn muối. Tuy nhiên, đối với những trường hợp bị huyết áp thấp thì cần bổ sung đủ muối. Về vấn đề này, bạn nên nhờ đến bác sĩ chuyên khoa và chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn, điều chỉnh lượng muối phù hợp với mình.
- Uống nước đầy đủ: Bệnh nhân cần bổ sung nhiều nước mỗi ngày để giúp tăng thể tích máu và hạn chế nguy cơ mất nước.
- Về việc sử dụng thuốc: Thông thường các trường hợp bị huyết áp thấp không gặp phải những biểu hiện bất thường, hoặc những biểu hiện chỉ thoáng qua không gây ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt của người bệnh. Chính vì thế, bác sĩ rất ít khi yêu cầu người bệnh sử dụng thuốc điều trị.
Người bệnh nên uống nhiều nước
- Điều chỉnh lối sống: Để điều hòa huyết áp và hạn chế những biến chứng nguy hiểm, bệnh nhân bị huyết áp thấp cần điều chỉnh thói quen sống khoa học hơn. Dưới đây là những lưu ý cụ thể:
+ Không nên dùng bia rượu vì thói quen này có thể gây mất nước, giảm huyết áp. Bạn cần lưu ý uống đủ 2 lít nước mỗi ngày.
+ Áp dụng chế độ ăn uống khoa học: Nên ăn nhiều loại thực phẩm khác nhau. Một số loại thực phẩm mà người bệnh nên ăn có thể kể đến như rễ cam thảo, hạnh nhân, nước chanh, quả lựu, các loại đậu,... Với các trường hợp đang điều trị bằng thuốc lợi tiểu thì không nên ăn quá nhạt và cần liên tục được các bác sĩ theo dõi tình trạng sức khỏe.
+ Tránh thay đổi tư thế đột ngột, đồng thời, cũng cần lưu ý, những người huyết áp thấp thì không nên ngồi bắt chéo hai chân vì tư thế này có thể khiến cho quá trình lưu thông máu trong cơ thể bị cản trở và gây giảm huyết áp.
+ Không nên ăn quá nhiều một lúc mà hãy chia nhỏ các bữa ăn để hạn chế tình trạng hạ huyết áp.
+ Người bệnh cũng không nên thức quá khuya, nên giữ ấm cơ thể vào mùa lạnh và trong khi ngủ, nếu không cần thiết thì không nên ra ngoài khi trời đang nắng gắt.
+ Những người đã trên 50 tuổi thì cần thường xuyên kiểm tra huyết áp để kịp thời xử trí vấn đề bất thường, hạn chế nguy cơ chuyển từ huyết áp thấp sang tình trạng huyết áp cao.
+ Hướng dẫn tập luyện cho người huyết áp thấp:
Vận động thể chất, tập thể dục mỗi ngày là cách giúp cho cơ tim khỏe hơn, quá trình bơm máu cho cơ thể cũng hiệu quả hơn. Hơn nữa, khi bạn tập luyện, tim và phổi cũng hoạt động mạnh mẽ hơn để đảm bảo quá trình cung cấp máu và oxy cho toàn bộ hoạt động sống của cơ thể. Từ đó, những triệu chứng do huyết áp thấp gây ra được cải thiện đáng kể.
Tuy nhiên, nếu vận động sai cách thì không thể đạt được hiệu quả tối đa mà còn gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Người bị huyết áp thấp, chỉ nên lựa chọn những bài tập đơn giản, mức độ nhẹ như đi bộ, đạp xe chậm, bơi lội, tập yoga, chơi bóng bàn,...Tác dụng của những bài tập này là tăng cường sức mạnh của cơ bắp và dây thần kinh và hỗ trợ điều hòa huyết áp. Bên cạnh đó, tập luyện đều đặn mỗi ngày còn mang lại những lợi ích cho hoạt động của hệ hô hấp và tim mạch.
Người bệnh nên tránh tập những bài tập cường độ mạnh như tập tạ, đá bóng, bóng chuyền, chạy nhanh, leo núi,... vì những môn thể thao này dễ gây hạ huyết áp. Bên cạnh đó, cần tránh tập luyện trong thời gian dài liên tục, sau nghỉ ngơi sau mỗi 30 phút tập luyện.
Nên đi khám sớm nếu có biểu hiện bất thường
Trên đây là những thông tin giúp bạn giải đáp thắc mắc huyết áp thấp có nguy hiểm không và một số gợi ý giúp cải thiện tình trạng hạ huyết áp. Nếu có vấn đề bất thường, nghi ngờ huyết áp thấp và có nhu cầu thăm khám sức khỏe, quý khách hàng có thể liên hệ đến tổng đài chăm sóc khách hàng 1900 56 56 56 của Hệ thống Y tế MEDLATEC để được tư vấn nhanh chóng.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!