Tin tức

Bệnh loãng xương - vấn đề cần quan tâm

Ngày 30/09/2014
ThS. BS Nguyễn Thị Thanh Huyền
Loãng xương còn gọi là thưa xương, xốp xương là tình trạng giảm khối lượng xương, thường đi kèm với gãy xương, đặc biệt là lún xẹp các đốt sống. Tuổi cao cùng với việc giảm nội tiết tố, ăn uống thiếu chất là nguyên nhân dẫn đến loãng xương.

Nguy cơ loãng xương

Thời kỳ mãn kinh có nguy cơ loãng xương cao.

- Khi còn trẻ, tốc độ tạo xương lớn hơn tốc độ huy động chất khoáng từ xương. Sự tạo xương thường đạt tới đỉnh điểm ở khoảng 30 tuổi, sau 30 tuổi quá trình hủy xương nhanh hơn tạo xương quá trình tạo mô xương mới làm mất dần cấu trúc xương.

- Giai đoạn tiền mãn kinh, hàng năm, phụ nữ bị mất dần một lượng tổ chức xương nhất định gồm:

+ Xương xốp: mất khoảng 1%/năm

+ Xương chắc: khoảng 0.5%/ năm.

- Ở thời kỳ mãn kinh, tỷ lệ mất xương tăng đến 2 -3 %/năm.

Dấu hiệu nhận biết

- Thông thường loãng xương không gây đau, không có bất cứ biểu hiện gì, khi có biểu hiện đầu tiên có thể là biến chứng của loãng xương.

- Đau cột sống cấp tính (thường là xẹp đột sống), giảm đau khi nằm.

- Gù lưng, giảm chiều cao, các biến dạng này có thể gây đau.

- Biến chứng gãy xương (thường gặp đầu trên xương đùi, đầu trên xương cánh tay, đầu dưới xương cẳng tay, xương sườn, xương chậu…), đau kéo dài do chèn ép thần kinh, gù vẹo cột sống, biến dạng lồng ngực, …

Hậu quả của loãng xương



Loãng xương trầm trọng có thể bị biến dạng xương và hình dạng cơ thể.


- Loãng xương làm cột sống suy yếu nên lâu ngày mất, gãy xương với một chấn thương nhẹ.

- Nếu loãng xương trầm trọng, bệnh nhân có thể bị đau nhiều và đôi khi bị liệt.

- Một số người bị loãng xương trầm trọng có thể bị biến dạng xương và hình dạng cơ thể.

- Gây các bệnh rối loạn chuyển hóa: tiểu đường, cao huyết áp, rối loạn mỡ máu,...

Những ai có nguy cơ bị loãng xương?

- Phụ nữ từ 45-50 tuổi có nguy cơ cao đối với loãng xương loại I (loãng xương sau mãn kinh).

- Những người trên 65 tuổi gặp cả nam và nữ.

- Những phụ nữ xương nhỏ có nguy cơ mắc loãng xương cao hơn.

- Mãn kinh sớm làm tăng nguy cơ mắc loãng xương.

-  Thiểu năng tuyến sinh dục như tinh hoàn nhỏ, thiếu testosterone,… ở nam giới.

-  Thói quen sinh hoạt: ăn thức ăn có ít canxi hoặc vitamin D; ít vận động và ít tập thể dục, nghiện rượu, hút thuốc.

-  Các bệnh mạn tính và dùng thuốc điều trị gồm:

+ Thuốc điều trị rối loạn nội tiết, điều trị suy tủy, rối loạn collagen, bệnh dạ dày ruột.

+ Dùng các glucocortocoid trong thời gian dài để chữa các bệnh hen, viêm khớp có thể làm tổn thương xương.

Phòng và điều trị loãng xương như thế nào?

Thực phẩm giàu canxi


Phòng
bệnh loãng xương

- Kiểm tra định kỳ: Nên kiểm tra để xác định mật độ xương 01 năm/ lần bằng máy đo loãng xương toàn thân.

- Tập thể dục: tập aerobic, chạy bộ, đi bộ, leo cầu thang.

- Dinh dưỡng: Chế độ ăn giàu calci trong suốt cuộc đời như sữa, sữa chua, phomat, nhiều loại rau, ngũ cốc, đậu và một số loại cá.

- Dùng thuốc bổ sung canxi theo hướng dẫn của bác sĩ:


+ Phụ nữ 25-50 tuổi và phụ nữ sau thời kỳ mãn kinh: bổ sung 1000 mg canxi một ngày và 400 UI vitamin D.

+ Phụ nữa có thai và phụ nữ đang cho con bú: 1500 mg canxi một ngày.

+ Phụ nữa sau mãn kinh dưới 65 tuổi và không dùng liệu pháp thay thế hormon: 1500 mg canxi và 400-800 UI vitamin D.

+ Đàn ông 25-65 tuổi: 1000 mg canxi.

+ Tất cả mọi người (cả nam và nữ) trên 65 tuổi: 1500 mg canxi.

Điều trị loãng xương

- Các biện pháp không dùng thuốc:

+ Duy trì các bài tập thể dục thông thường có chịu đựng sức nặng của cơ thể như đi bộ, khiêu vũ, tennis,…

+ Không uống rượu, hút thuốc lá.

+ Chế độ giàu canxi trong suốt cuộc đời.

+ Tránh ngã.

+ Khi có biến dạng cột sống (gù, vẹo) cần đeo đai lưng cố định cột sống giúp trợ lực côt sống.

- Biện pháp dùng thuốc: Giảm đau, thuốc tăng tạo xương, thuốc chống hủy xương điều trị kéo dài.

Các kỹ thuật chẩn đoán loãng xương



Chẩn đoán loãng xương hiệu quả nhờ máy đo loãng xương toàn thân.


-
Xét nghiệm sinh hóa: CRP, máu lắng, calci máu, phosphatase kiềm, Osteocalcin.

- Chụp Xquang xương.

- Chụp cắt lớp điện toán định lượng.

- Máy đo loãng xương sử dụng công nghệ DXA.

- Sinh thiết xương.

- Cộng hưởng từ MRI.

- Một số kỹ thuật khác: siêu âm định lượng, hấp thụ quang phổ, hấp thụ tia X năng lượng kép, kỹ thuật không bức xạ,…

 


Chẩn đoán loãng xương tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC

1.  Xét nghiệm:

- Các xét nghiệm sinh hóa cơ bản: CRP, máu lắng, calci máu, phosphatase kiềm.

- Loãng xương nguyên phát: Tp1NP,  Osteocalcin,…

- Loãng xương thứ phát: TPH, Vitamin D.

2.  Kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh

- Chụp X quang;

-  Chụp cắt lớp vi tính (CT-scanner);

-  Đo loãng xương trên máy Dexxum T- Bằng công nghệ chùm tia hình bút chì, với ưu điểm vượt trội về:

+  Vị trí quét: Máy quét được toàn thân, đặc biệt xương cột sống, xương đùi trái - phải và xương cẳng tay trái - phải.

+ Thời gian quét nhanh: 65 - 85 giây/ vị trí.

+  Độ chính xác cao và sai số thấp hơn < 1%.


Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.