Tin tức
Bệnh nhân bị u bàng quang lành tính có phải cắt không?
- 30/07/2021 | Các phương pháp điều trị ung thư bàng quang hiện nay
- 11/09/2021 | Dành cho những ai đang lo lắng u bàng quang lành tính có nguy hiểm không
- 07/07/2021 | Triệu chứng của ung thư bàng quang - nhận biết sớm để chữa khỏi bệnh
1. Khái quát về u bàng quang lành tính
Theo khảo sát thì u bàng quang lành tính chỉ chiếm 1% trong số các ca bị u bàng quang nói chung. Tỷ lệ này rất hiếm và nếu được phát hiện, ngăn chặn kịp thời thì u bàng quang lành tính dường như sẽ không tiến triển thành bệnh ung thư. Mặc dù không đe dọa tới tính mạng nhưng u này vẫn khiến bệnh nhân gặp phiền toái do các triệu chứng mà nó gây ra.
Rất nhiều bệnh nhân tự hỏi liệu u bàng quang lành tính có phải cắt không để chấm dứt các bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày
Sau khi các tế bào ở bàng quang tiếp xúc với chất độc hại, niêm mạc bàng quang sẽ có phản ứng phình to, phù nề mất đi chất nguyên sinh. Theo thời gian các tế bào bị tổn thương hình thành nên khối u. Mọi lứa tuổi đều có nguy cơ mắc u bàng quang và thường xảy ra nhất ở độ tuổi từ 40 - 70, nam giới chiếm tỷ lệ bị u bàng quang cao hơn so với nữ giới.
Dưới đây là một số dạng u bàng quang lành tính thường gặp:
-
U nhú bàng quang: khối u khởi phát từ các tế bào biểu mô lót bên trong bàng quang, dần dần nó sẽ tiến về phía trung tâm và kích thước khối u này thường nhỏ.
-
U mềm cơ trơn: là khối u được hình thành từ cơ trơn bàng quang và tính trong tổng số các khối u bàng quang (kể cả ác tính) thì u mềm cơ trơn chiếm 0.4%. Khoảng 25% bệnh nhân là người cao tuổi, còn lại 75% ca mắc u mềm cơ trơn là người trẻ tuổi hoặc đang ở độ tuổi trung niên.
-
U nhú ngược: lớp niêm mạc bàng quang là vị trí xuất hiện đầu tiên của loại u này, theo thời gian khối u sẽ ăn dần vào thành bàng quang.
-
U máu: xảy ra khi các mạch máu trong bàng quang tích tụ lại một cách bất thường.
-
U xơ đơn độc: bộc phát từ các mô có chức năng liên kết sợi trên thành bàng quang.
-
U sợi thần kinh: là khối u nhỏ và phát triển trong dây thần kinh tại bàng quang.
-
Lipoma: hình thành từ chất béo bám xung quanh bàng quang.
2. Người bị u bàng quang lành tính sẽ có biểu hiện gì?
So với u ác tính thì u bàng quang lành tính thường ít gây đau đớn hơn và có tốc độ tiến triển chậm, không có dấu hiệu xâm lấn, lan rộng sang những tổ chức xung quanh hoặc cơ quan xa trong cơ thể. Tuy nhiên khi khối u phát triển ngày càng to thì sức chứa của bàng quang sẽ bị thu hẹp lại, niệu đạo, tử cung ở phụ nữ và tuyến tiền liệt ở nam giới cũng sẽ bị khối u chèn ép. Khi đó triệu chứng của khối u lành tính cũng khá giống với ung thư bàng quang, chẳng hạn như:
-
Mỗi lần đi tiểu thường có cảm giác đau buốt.
-
Đi tiểu gặp khó khăn: luôn cảm thấy tiểu không hết nước nhưng lại ra rất ít nước tiểu, tiểu yếu, tiểu ngắt quãng hoặc chỉ được nhỏ giọt. Thậm chí bệnh nhân phải rặn mạnh thì mới tiểu được.
-
Tiểu ra máu: trong nước tiểu thấy có màu hồng, đỏ hoặc vàng cam, có hoặc không có lẫn cục máu đông.
-
Thường xuyên thấy buồn tiểu mà phải đi ngay lập tức. Có khi không kịp đi vệ sinh thì đã bị són tiểu ra quần.
3. Đánh giá mức độ nguy hiểm của u bàng quang lành tính
Dựa trên khả năng miễn dịch của mỗi người và mức độ xâm nhiễm của khối u thì mới đánh giá được u bàng quang lành tính có nguy hiểm không. Có một thực tế đó là u bàng quang lành tính có khả năng cao sẽ tiến triển thành u ác tính sau 10 năm nếu không tích cực điều trị. Tốt nhất khi phát hiện bản thân đang xảy ra những triệu chứng bất thường ở bàng quang thì bệnh nhân nên thăm khám sớm để được chẩn đoán kịp thời và áp dụng phương án xử lý phù hợp.
Để trả lời cho băn khoăn u bàng quang lành tính có phải cắt không bệnh nhân nên đi khám sớm nếu có các biểu hiện bất thường
Trên tương quan so sánh giữa u lành tính và u ác tính ở bàng quang, thì u ác tính có khuynh hướng phá huỷ các tế bào tại cơ quan này theo chiều sâu, thậm chí còn gây thủng thành bàng quang. Ở giai đoạn muộn, u ác tính còn di căn tới những vùng xung quanh bằng cách xâm lấn trực tiếp, theo hệ thống tuần hoàn máu hoặc hệ bạch huyết, gây bệnh tại các cơ quan trọng yếu của cơ thể như gan, xương và phổi,...
Nghiên cứu cho thấy tỷ lệ sống hơn 5 năm ở các trường hợp có u bàng quang ở giai đoạn sớm là từ 51 - 79%, đối với các ca có khối u lớn, xâm nhập sâu thì tỷ lệ này chỉ còn khoảng 25 - 47%.
4. Được chẩn đoán mắc u bàng quang lành tính có phải cắt không?
Tốc độ phát triển của khối u bàng quang lành tính thường khá chậm, ít nguy hiểm và nếu không gây ra biểu hiện gì ảnh hưởng đáng kể tới sinh hoạt thường nhật của bệnh nhân thì trước tiên nên theo dõi tiến triển của khối u thường xuyên. Trái lại nếu khối u có kích thước quá lớn, choán nhiều diện tích của bàng quang và chèn ép, tác động tới những nội quan lân cận, có hiện tượng chảy máu thì cần phẫu thuật cắt bỏ.
Biện pháp phẫu thuật qua nội soi bàng quang là phương thức được sử dụng phổ biến nhất trong điều trị u bàng quang quang lành tính. Các bước thực hiện bao gồm:
-
Gây tê nửa thân dưới hoặc gây mê toàn thân bệnh nhân bằng các tiêm thuốc vào vị trí cột sống thắt lưng.
-
Luồn vào lỗ niệu đạo một ống nhỏ có gắn máy quay, đèn và dao cắt ở phần đầu.
-
Dụng cụ trên được dẫn tới bàng quang, bác sĩ sau khi xác định được hình ảnh của khối u trên màn hình sẽ tiến hành cắt bỏ nó. Để nạo tận gốc chân của khối u, bác sĩ có thể phải cắt sâu vào tận lớp cơ của bàng quang.
Sau khi hoàn tất cuộc phẫu thuật, bệnh nhân cần được nghỉ ngơi dưỡng sức và có thể xuất viện trong ngày. Thêm vào đó người bệnh sẽ được trang bị một ống thông trong vài ngày giúp hỗ trợ thoát nước tiểu ra ngoài, mang bên mình cho tới khi vết mổ lành hẳn.
Nếu trong thời gian này bệnh nhân bị đau nặng hoặc xuất hiện tình trạng chảy máu, cần đi tái khám để kiểm tra. Dựa vào mức độ chảy máu, bác sĩ sẽ chỉ định dùng bổ sung thuốc giãn bàng quang để giảm co thắt giúp điều trị giảm nhẹ triệu chứng cho người bệnh.
Phẫu thuật qua nội soi bàng quang là phương thức được sử dụng phổ biến nhất trong điều trị u bàng quang quang lành tính
Phẫu thuật u lành tính ở bàng quang là một tiểu phẫu, thời gian hồi phục nhanh, dường như không để lại sẹo, ít chảy máu hay gây đau đớn nhiều và hầu như bệnh sẽ không tái phát. Do đó khi được xác định mắc u bàng quang lành tính, hoặc băn khoăn liệu bị u bàng quang lành tính có phải cắt không thì bệnh nhân cũng không nên quá lo lắng. Tuy nhiên kể cả khi đã phẫu thuật thành công thì người bệnh nên theo dõi sức khỏe theo định kỳ nhằm phát hiện ra nguy cơ mắc các bệnh lý khác.
Truy cập website: medlatec.vn của BVĐK MEDLATEC để nghiên cứu thêm các thông tin hữu ích về sức khỏe và đặt lịch khám qua tổng đài 1900565656 ngay hôm nay các bạn nhé!
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!