Tin tức

Bệnh nhân phổi tắc nghẽn phổi mạn tính sống được bao lâu, cải thiện tuổi thọ bằng cách nào?

Ngày 15/12/2024
Tham vấn y khoa: ThS.BS Trần Thị Kim Ngọc
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính gây ra nhiều triệu chứng khiến cuộc sống của bệnh nhân bị giảm sút nghiêm trọng. Do chức năng hô hấp ngày càng suy giảm nên người bệnh thường đặt ra câu hỏi: liệu tắc nghẽn phổi mạn tính sống được bao lâu. Để mối băn khoăn này được sáng tỏ, bạn có thể tham khảo các thông tin trong bài viết sau.

1. Khái quát về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

1.1. Nguyên nhân gây nên và triệu chứng ở người bị tắc nghẽn phổi mãn tính

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là bệnh lý hô hấp mạn tính làm hẹp đường thở gây khó khăn cho quá trình hô hấp của cơ thể. Bệnh thường xảy ra do tổn thương phổi kéo dài bởi các yếu tố như hút thuốc lá, ô nhiễm không khí, tiếp xúc với hóa chất độc hại,...

Bệnh nhân bị tắc nghẽn phổi mạn tính thường:

- Ho trong một thời gian dài, thường là ho khạc đờm.

- Khó thở, thường nặng hơn khi người bệnh vận động.

- Thở khò khè, cảm giác tức ngực.

- Mệt mỏi, giảm khả năng vận động hàng ngày.

Hình ảnh giúp hình dung tình trạng tắc nghẽn đường thở trong bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Hình ảnh giúp hình dung tình trạng tắc nghẽn đường thở trong bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

1.2. Các mức độ tiến triển của bệnh tắc nghẽn phổi mạn tính

Dựa trên mức độ tắc nghẽn đường thở, độ nặng của triệu chứng hiện tại và sự ảnh hưởng của bệnh đối với sức khỏe và cuộc sống của bệnh nhân, tiền sử đợt cấp trong năm trước) và các bệnh lý đồng mắc, bệnh tắc nghẽn phổi mạn tính được chia thành 4 giai đoạn:

- Mức độ 1: Mức độ tắc nghẽn đường thở theo GOLD 2022 (dựa vào đo chức năng hô hấp).

- Mức độ 2: Đánh giá triệu chứng và ảnh hưởng của bệnh: Có bộ câu hỏi đánh giá 

- Mức độ 3: Mức độ triệu chứng, ảnh hưởng của bệnh theo ABC (mMRC, CAT). Nguy cơ đợt cấp (tiền sử đợt cấp/năm, độ nặng đợt cấp).

2. Tiên lượng bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính sống được bao lâu phụ thuộc vào những yếu tố nào?

Tiên lượng đối với vấn đề bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính sống được bao lâu cần xem xét dựa trên:

- Giai đoạn bệnh: Khi được chẩn đoán ở giai đoạn đầu, người bệnh có thể sống thêm hàng chục năm nếu được điều trị kiểm soát tốt tình trạng bệnh.

- Thể trạng: Người bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính đồng thời mắc bệnh lý nền có nguy cơ bị giảm tiên lượng sống hơn người có điều kiện sức khỏe bình thường. 

- Lối sống: Nếu sau khi phát hiện bệnh, người bệnh bỏ thuốc lá thì cơ hội kéo dài tuổi thọ cũng được tăng lên. Ngoài ra, người bệnh được ăn uống và tập luyện khoa học thì sức khỏe và tiên lượng sống cũng tăng lên.

- Điều kiện chăm sóc y tế: Điều trị đúng phác đồ, có điều kiện sử dụng thiết bị hỗ trợ hô hấp và tái khám định kỳ sẽ kiểm soát bệnh tốt hơn để kéo dài tuổi thọ.

Mức độ nghiêm trọng của triệu chứng ảnh hưởng nhiều đến tiên lượng bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính sống được bao lâu

Mức độ nghiêm trọng của triệu chứng ảnh hưởng nhiều đến tiên lượng bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính sống được bao lâu

3. Bệnh nhân phổi tắc nghẽn mạn tính sống được bao lâu qua từng giai đoạn mắc phải?

Do những yếu tố chi phối nêu trên nên không thể có con số chính xác cho câu hỏi bệnh nhân phổi tắc nghẽn mạn tính sống được bao lâu. Đã có nghiên cứu cho thấy tuổi thọ của bệnh nhân mắc bệnh lý này có thể giảm 0.3 - 6 năm so với người có thể trạng bình thường. Trường hợp bệnh nặng, tuổi thọ trung bình có thể giảm 8 - 9 năm. 

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính gồm 4 giai đoạn được phân chia dựa trên chỉ số thể tích khí thở ra gắng sức/giây (sau test phục hồi phế quản). Chỉ số này càng giảm chứng tỏ bệnh càng nghiêm trọng và tiên lượng sống vì thế cũng giảm dần. 

Đối với từng giai đoạn cụ thể, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính sống được bao lâu có thể hiểu như sau:

3.1. Giai đoạn 1

FEV1 của người bị phổi tắc nghẽn mạn tính giai đoạn 1 ≥80% so với người bình thường. Lúc này, chức năng phổi bắt đầu suy yếu nhưng chưa thể hiện rõ triệu chứng. Nếu được phát hiện để điều trị thì đây là giai đoạn có tiên lượng sống dài nhất.

3.2. Giai đoạn 2

Chỉ số FEV1 của người bị phổi tắc nghẽn mạn tính giai đoạn 2 còn khoảng 50 - 79% so với người khỏe mạnh. Cuộc sống của bệnh nhân đã bị ảnh hưởng bởi triệu chứng của bệnh, nhất là tần suất xuất hiện các cơn ho và tình trạng khó thở. Tiên lượng sống của bệnh nhân đã giảm so với giai đoạn 1 nhưng nếu được điều trị ngay kết hợp với thay đổi lối sống thì thời gian sống vẫn được kéo dài đáng kể.

3.3. Giai đoạn 3

FEV1 giai đoạn này chỉ 30 - 49% so với người khỏe mạnh. Không khí lưu thông trong phổi giảm rõ rệt nên người bệnh gặp nhiều khó khăn trong việc hít thở, càng gắng sức càng khó thở. Người bệnh thường xuyên bị suy hô hấp cấp, mệt mỏi, khó làm việc và sinh hoạt như bình thường.

Đến giai đoạn này bệnh tắc nghẽn phổi mạn tính sống được bao lâu phụ thuộc rất nhiều vào số lần xuất hiện các đợt suy hô hấp cấp. Tần suất suy hô hấp càng tăng thì càng chứng tỏ phổi bị suy yếu nghiêm trọng.

3.4. Giai đoạn 4

Đây là giai đoạn nặng nhất nên FEV1 < 30% so với người khỏe mạnh. Do tổn thương phổi không còn khả năng phục hồi nên các hệ cơ quan không được cung cấp đủ oxy để duy trì ổn định chức năng, các nguy cơ biến chứng đe dọa sự sống dễ xuất hiện. Tiên lượng sống giai đoạn này rất thấp.

Người bị phổi tắc nghẽn mạn tính cần được khám và đánh giá đúng bởi bác sĩ chuyên khoa

Người bị phổi tắc nghẽn mạn tính cần được khám và đánh giá đúng bởi bác sĩ chuyên khoa

4. Làm cách nào để cải thiện tuổi thọ cho bệnh nhân phổi tắc nghẽn mạn tính?

Do phổi tắc nghẽn mạn tính ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng hô hấp nên để tăng thời gian sống cho bệnh nhân, cách tốt nhất cần làm là:

- Bỏ thuốc lá để ngăn chặn bệnh diễn tiến nghiêm trọng.

- Tuân thủ hướng dẫn dùng thuốc từ bác sĩ để đạt được mục tiêu cải thiện triệu chứng và chức năng phổi.

- Cải thiện hô hấp với các bài tập thể dục nhẹ nhàng: yoga, đi bộ,...

Bệnh nhân nên thăm khám bác sĩ chuyên khoa để tiến hành các kiểm tra giúp bác sĩ đưa ra tiên lượng bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính sống được bao lâu và hướng dẫn biện pháp tốt nhất giúp tăng tuổi thọ.

Quý khách hàng có nhu cầu thăm khám cùng bác sĩ chuyên khoa Hô hấp - Hệ thống Y tế MEDLATEC, hãy gọi điện tới Hotline 1900 56 56 56 để được hỗ trợ đặt trước lịch khám nhanh chóng, thuận tiện.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ