Tin tức
Bệnh nhược cơ và những thông tin mà bạn nên biết!
- 18/10/2021 | Cảnh giác với những triệu chứng của bệnh nhược cơ
- 26/05/2021 | Bệnh nhược cơ có nguy hiểm không? Giải pháp phòng ngừa bệnh?
1. Bệnh nhược cơ được hiểu là như thế nào?
Bệnh nhược cơ hay còn được gọi là myasthenia gravis có các dấu hiệu đặc trưng là tình trạng yếu cơ. Các mức độ có thể xảy ra liên tục hoặc thành từng đợt và theo các mức độ khác nhau. Các nhóm cơ thường bị ảnh hưởng bởi bệnh lý có thể kể đến như cơ vân, cơ tứ chi, cơ hô hấp, cơ nhai, cơ mặt,…
Theo các chuyên gia, nhược cơ là một dạng bệnh lý thần kinh cơ tự nhiễm, gây ra bởi sự tồn tại của các kháng thể chống lại acetylcholine trên màng của tế bào cơ, tại vùng tiếp nói thần kinh cơ hậu synap. Bệnh gây ra tình trạng suy giảm sức vận động của cơ, có xu hướng trở thành mạn tính và nặng dần theo thời gian.
Bệnh lý nhược cơ làm suy giảm các sức vận động của cơ thể
Nhược cơ tuy không phải là bệnh phổ biến, với tỷ lệ là 0.5/100.000 người, song có thể xảy ra ở với nhiều lứa tuổi khác nhau. Trong đó, nữ giới là đối tượng mắc phải nhược cơ cao hơn so với nam giới, với khả năng ảnh hưởng là gấp hai lần. Thông thường, nhược cơ diễn ra nhiều với nữ giới trong độ tuổi từ 40 - 70 tuổi và trên 50 tuổi với nam giới.
2. Các giai đoạn tiến triển của nhược cơ
Về quá trình tiến triển, bệnh nhược cơ được chia lần lượt thành các giai đoạn cơ bản như sau:
-
Xuất hiện 1 nhóm cơ bị ảnh hưởng, trong đó, đa phần là các cơ vận nhãn.
-
Tình trạng nhược cơ ảnh hưởng tới toàn các nhóm cơ toàn thân. Trừ cơ hầu họng và cơ hô hấp là không bị ảnh hưởng.
-
Nhóm cơ hầu họng bắt đầu bị ảnh hưởng cùng nhóm cơ toàn thân. Cơ hô hấp vẫn chưa bị tác động.
-
Tất cả các nhóm cơ đều bị ảnh hưởng bởi bệnh lý. Bao gồm cả cơ hô hấp với các dấu hiệu rối loạn về hô hấp và hầu họng rõ ràng hơn.
3. Các triệu chứng của nhược cơ
Triệu chứng điển hình nhất của nhược cơ chính là tình trạng yếu, thậm chí là liệt một hoặc nhiều nhóm cơ trong cơ thể. Khi mắc, người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng sau:
-
Cơ tay hoặc cơ chân yếu khiến người bệnh có thể không vận động một cách bình thường như khó khăn trong đi lại, cầm nắm, nhấc tay lên,…
-
Yếu nhóm cơ tại vùng đầu, mặt và cổ gây ra tình trạng sụp mí, khó nhai, nuốt, liệt mặt, thay đổi giọng nói, mệt mỏi,..
-
Nhóm cơ hô hấp bị yếu gây ra hiện tượng khó thở, thở gấp, suy hô hấp cấp,…
Phần lớn các biểu hiện của bệnh nhược cơ sẽ xuất hiện phổ biến nhất vào thời gian cuối ngày hoặc sau khi cơ thể vận động nhiều và liên tục. Khi người bệnh nghỉ ngơi thì các triệu chứng có chiều hướng thuyên giảm.
Bên cạnh đó, các cơ thường bị suy giảm, yếu về một bên, gây ra tình trạng không đối xứng hoặc đôi khi sẽ đi kèm với một vài rối loạn khác. Người bệnh cũng có thể gặp phải các ảnh hưởng liên quan đến cảm giác hay phản xạ thần kinh.
4. Biến chứng của bệnh lý
Theo các chuyên gia, biến chứng nguy hiểm và đáng lo ngại nhất của nhược cơ chính là tình trạng suy hô hấp cấp do nhóm cơ hô hấp bị yếu hoặc liệt. Các nhóm cơ này gồm có cơ hoành, cơ thang, cơ liên sườn, cơ ức đòn chũm,… Với một vài trường hợp các cơ hô hấp bị liệt nặng hoặc liệt hoàn toàn, người bệnh có nguy cơ đe dọa đến tính mạng. Đặc biệt là khi không được điều trị kịp thời.
Ngoài ra, các biến chứng về viêm phổi cũng có thể xảy ra. Người bị bệnh nhược cơ cũng thường xuyên phải đối mặt với các trạng thái mệt mỏi, khó tập trung, giảm ăn uống, suy kiệt,… gây ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống hàng ngày.
Nhược cơ có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm đến hệ hô hấp của người bệnh
5. Các phương pháp chẩn đoán bệnh nhược cơ
Để chẩn đoán bệnh nhược cơ, cần có sự kết hợp giữa thăm khám lâm sàng và các xét nghiệm cận lâm sàng. Trong đó, các phương pháp cận lâm sàng được đánh giá là đóng vai trò vô cùng quan trọng việc chẩn đoán chính xác bệnh lý.
Các phương trong chẩn đoán nhược cơ có thể kể đến như sau:
-
Sinh thiết cơ vân.
-
Định lượng các tự kháng thể kháng acetylcholin.
-
Test prostigmin.
-
Nghiệm pháp Zoly.
-
Chụp CT, X-quang ngực, MRI ngực.
-
Ghi cơ điện.
-
Soi trung thất và thực hiện sinh thiết để xác định các tổn thương tại cơ ức.
Chụp CT giúp chẩn đoán bệnh lý nhược cơ với người bệnh
6. Các biện pháp phòng ngừa nhược cơ
Hiện nay, chưa có phương pháp điều trị dứt điểm cho bệnh nhược cơ. Việc điều trị có mục đích chính là làm thuyên giảm và điều trị các triệu chứng của bệnh lý. Trong đó, theo khuyến cáo của chuyên gia, người bị nhược cơ hoặc có nguy cơ cao bị nhược cơ nên lưu ý tới những vấn đề sau:
-
Xây dựng một chế độ dinh dưỡng đầy đủ. Đặc biệt nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả, có chứa nhiều kali giúp hỗ trợ hoạt động cơ tốt nhất như chuối, đu đủ,…
-
Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên. Tuy nhiên, cần lựa chọn các bài tập, môn thể thao phù hợp với thể trạng.
-
Xây dựng một lối sống lành mạnh và tích cực như ngủ đúng giờ, đủ giấc, không sử dụng rượu bia, thuốc lá, các chất kích thích,…
-
Tiến hành thăm khám sức khỏe ngay khi nhận thấy các dấu hiệu, triệu chứng bất thường của bệnh lý.
-
Với người bệnh, cần phòng ngừa các bệnh về nhiễm trùng.
-
Người bệnh nên hạn chế tình trạng căng thẳng, stress kéo dài.
-
Không tự ý ngưng dùng thuốc hoặc sử dụng thêm các loại thuốc khác khi chưa có sự chỉ định hoặc hỏi ý kiến của bác sĩ.
Tập thể dục mỗi ngày là phương pháp phòng ngừa nhược cơ hiệu quả
Trên đây là những thông tin về bệnh nhược cơ mà MEDLATEC muốn chia sẻ tới bạn đọc. Để tránh các nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe, chất lượng cuộc sống mỗi ngày, ngay khi nhận thấy các dấu hiệu của bệnh lý, bạn nên thực hiện thăm khám nhanh chóng nhất có thể.
Khi có nhu cầu thăm khám về bệnh nhược cơ, hay các tình trạng sức khỏe khác, bạn có thể tham khảo và lựa chọn Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Liên hệ ngay 1900 56 56 56 để được tư vấn và hỗ trợ chi tiết.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!