Tin tức

Bệnh phì đại thất trái là gì, có nguy hiểm không?

Ngày 17/06/2022
Tham vấn y khoa: BSCKI. Vũ Thanh Tuấn
Phì đại thất trái là một trong các biến chứng của bệnh tim mạch, cũng là một trong những bệnh tim mạch phổ biến. Tình trạng này nếu không điều trị sớm sẽ để lại nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí là tử vong. Vậy nguyên nhân gây bệnh là gì? Bệnh thường có những triệu chứng nào và làm thế nào để điều trị?

Phì đại thất trái có tên khoa học là Left Ventricular Hypertrophy (LVH), là một trong những vấn đề tim mạch khá phổ biến. Hiện nay có khoảng 15 - 20% dân số đang mắc căn bệnh này.

Phì đại thất trái là gì?

Đây là sự mở rộng và dày lên của cơ thất trái của tim - một trong 4 buồng thực hiện bơm máu. Do đó, nó còn có tên gọi khác là dày thất trái. Cơ chế gây bệnh là do tâm thất trái hoạt động nhiều hơn, nặng hơn dẫn đến quá tải. Khi đó, cơ tim không đàn hồi và dần không đủ lực để bơm máu cho cơ thể.

Dày thất trái là tình trạng khá phổ biến hiện nay do tim hoạt động quá tải

Dày thất trái là tình trạng khá phổ biến hiện nay do tim hoạt động quá tải

Nguyên nhân gây bệnh phì đại thất trái

Bệnh có thể xảy ra khi tim bạn đang làm việc nhiều hơn bình thường do một số yếu tố nào đó. Nguyên nhân khiến tim làm việc nhiều hơn để bơm máu cho cơ thể là:

  • Huyết áp cao: Đây cũng là nguyên nhân phổ biến nhất. Theo một khảo sát, hơn 30% người gặp các triệu chứng của bệnh vào thời điểm họ đang bị cao huyết áp.

  • Hẹp van động mạch chủ: Van động mạch chủ - bộ phận ngăn cách tâm thất trái với động mạch chủ bị thu hẹp cũng là nguyên nhân khá phổ biến của căn bệnh này. Khi van động mạch chủ bị thu hẹp, tâm thất trái buộc phải hoạt động nhiều hơn mới có thể bơm máu vào động mạch chủ.

  • Cơ tim phì đại: Đây là một căn bệnh di truyền khiến cơ tim dày bất thường. Dù trong điều kiện huyết áp đang ổn định cũng khiến tim khó bơm máu.

  • Tập luyện quá sức: Việc tập luyện thể dục, sức bền lâu dài có thể khiến tim thích nghi dần với cường độ làm việc cao. Lâu dần có thể dẫn đến xơ cứng cơ tim và một số căn bệnh khác.

Luyện tập với cường độ cao cũng có thể dẫn đến phì đại thất trái

Luyện tập với cường độ cao cũng có thể dẫn đến phì đại thất trái

Triệu chứng của dày đại thất trái

Trong giai đoạn đầu,thường bệnh nhân không thể phát hiện bệnh do phát triển dần dần. Nếu bệnh bắt đầu tiến triển, cơ thể sẽ có những dấu hiệu như:

  • Mệt mỏi, khó thở.

  • Đau tức ngực, nhất là sau khi tập thể dục.

  • Tim đập nhanh, đánh trống ngực.

  • Chóng mặt, ngất xỉu.

  • Có dấu hiệu tái diễn các căn bệnh ở phổi như viêm phổi, viêm phế quản.

Những yếu tố nguy cơ của bệnh

Ngoài cao huyết áp hoặc hẹp van của động mạch chủ, nguy cơ bị phì đại thất trái còn có các yếu tố như:

  • Tuổi tác: Thường xảy ra ở người lớn tuổi.

  • Thừa cân, béo phì.

  • Trong gia đình có người từng mắc bệnh.

  • Tiểu đường.

  • Chủng tộc: Đa số những người da đen có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người da trắng dù huyết áp tương tự nhau.

  • Giới tính: Phụ nữ cao huyết áp có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nam dù huyết áp tương tự nhau.

Thừa cân béo phì có thể tăng nguy cơ mắc bệnh

Thừa cân béo phì có thể tăng nguy cơ mắc bệnh

Những phương pháp chẩn đoán và điều trị phì đại thất trái

Phì đại thất trái nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong. 

Chẩn đoán bệnh

Trước khi có những chẩn đoán chuyên sâu, bác sĩ sẽ hỏi về tiền sử bệnh của gia đình, kiểm tra huyết áp cũng như chức năng tim. Sau đó sẽ tiến hàng các xét nghiệm sàng lọc như:

  • Điện tâm đồ: Ghi lại các tín hiệu điện khởi phát từ cơ tim nhằm phát hiện những bất thường ở chức năng tim, sự dày giãn thất trái.

  • Siêu âm tim: Hình ảnh hoạt động của tim được tạo ra nhờ sóng siêu âm. Từ đó phát hiện những mô cơ dày trong tâm thất trái và dòng máu qua tim. Siêu âm tim cũng cho biết những bất thường như dày thất trái hay hẹp van động mạch chủ.

  • Chụp cộng hưởng từ: Dùng kết quả thu được để chẩn đoán những bất thường ở tim.

Các phương pháp điều trị

Điều trị phì đại thất trái thường bắt đầu từ điều trị nguyên nhân. Có thể điều trị bằng thuốc hoặc phẫu thuật.

- Điều trị hẹp van động mạch chủ

Nếu là nguyên nhân này, bệnh nhân cần phẫu thuật sớm để điều chỉnh van hẹp. Trường hợp nặng hơn có thể thay bằng van nhân tạo hay van sinh học.

Dày thất trái có thể điều trị bằng thuốc hoặc phẫu thuật

Dày thất trái có thể điều trị bằng thuốc hoặc phẫu thuật

- Điều trị cơ tim phì đại

Cơ tim phì đại có thể điều trị bằng thuốc hay các thủ thuật không phẫu thuật, cấy ghép đồng thời điều chỉnh lối sống như:

  • Thường xuyên tập thể dục.

  • Ăn nhiều trái cây, rau quả, ngũ cốc, giảm muối, chất béo bão hòa,…

  • Không hút thuốc lá.

- Điều trị huyết áp cao

Để ổn định huyết áp, bệnh nhân có thể sử dụng thuốc hạ huyết áp hằng ngày theo chỉ dẫn của bác sĩ. Một số nhóm thuốc có thể kể đến như:

  • Chẹn Beta giao cảm.

  • Thuốc giãn mạch.

  • Thuốc lợi tiểu.

  • Ức chế thụ thể Angiotensin II, ức chế kênh canxi,…

- Điều trị ngưng thở khi ngủ

Nếu đang mắc hội chứng này bạn cần được điều trị sớm để tránh nguy cơ tăng huyết áp, đồng thời đẩy lùi phì đại thất trái do huyết áp cao. Trường hợp không được chẩn đoán mắc hội chứng này nhưng được người khác nhận định đang ngáy hoặc ngừng thở vài giây khi ngủ thì cần gặp bác sĩ để kiểm tra.

Khi điều trị hội chứng này, bác sĩ sẽ cho bạn sử dụng máy cung cấp áp lực đường thở nhằm giữ đường thở được mở. Khi đó, cơ thể luôn nhận được oxy để duy trì huyết áp ở mức ổn định.

Điều trị chứng ngưng thở khi ngủ để hạ huyết áp, đẩy lùi nguy cơ mắc bệnh

Điều trị chứng ngưng thở khi ngủ để hạ huyết áp, đẩy lùi nguy cơ mắc bệnh

Khi nào cần được thăm khám?

Nếu nhận thấy bản thân đang gặp phải các triệu chứng sau, bạn cần gặp bác sĩ càng sớm càng tốt:

  • Đau ngực, cơn đau kéo dài.

  • Thở khó khăn hơn.

  • Đầu óc choáng váng, mất ý thức.

  • Bị hụt hơi nhẹ, đánh trống ngực.

  • Huyết áp cao, thừa cân,…

Một địa chỉ để bạn có thể khám và chẩn đoán bệnh phì đại thất trái hay các bệnh về tim mạch khác là Khoa Tim mạch của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Đây là địa chỉ uy tín được người dân cả nước tin tưởng và lựa chọn. 

Để quá trình chẩn đoán, điều trị chính xác nhất, Khoa Tim mạch luôn chú trọng đầu tư, đổi mới máy móc, trang thiết bị y tế hiện đại. Có thể kể đến như: Máy siêu âm Doppler tim - mạch máu, Holter điện tim, Holter huyết áp, máy đo điện tim, máy chụp cộng hưởng từ,…

Đặc biệt, Khoa Tim mạch là nơi hội tụ những chuyên gia, bác sĩ đầu ngành về tim mạch. Vì vậy, nếu nhận thấy bản thân đang có các triệu chứng của phì đại thất trái hay có thắc mắc về căn bệnh này, bạn có thể liên hệ với tổng đài 1900 56 56 56 của Bệnh viện để được các chuyên gia giải đáp.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.