Tin tức

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có điều trị được không?

Ngày 13/02/2021
Tham vấn y khoa: BS. Đinh Văn Chỉnh
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính thường gây ra nhiều ảnh hưởng đối với sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, tình trạng này vẫn có thể điều trị và phòng ngừa bằng nhiều giải pháp. Vậy bệnh lý này khởi phát do những nguyên nhân nào? Triệu chứng lâm sàng của bệnh ra sao? Các liệu pháp chữa bệnh là gì? 

1. Tổng quan về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính 

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính hay còn gọi là COPD, thường được mô tả là tình trạng phổi bị viêm thể mạn tính kèm theo sự giới hạn lưu lượng khí mỗi lần thở không hồi phục hoàn toàn, bệnh hay tiến triển nặng dần. Thông thường, bệnh nhân mắc phải bệnh lý này sẽ có dấu hiệu ho, thở rít, khó thở, họng có đờm. Theo bác sĩ, bệnh COPD thường phát sinh khi cơ thể tiếp xúc nhiều với những hợp chất hóa học hoặc chất kích thích, điển hình như khói của thuốc lá. Phần lớn những người bị tắc nghẽn phổi thể mạn tính thường có nguy cơ cao dẫn đến những biến chứng như ung thư phổi, các bệnh lý liên quan đến tim mạch.

bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính hay còn gọi là COPD

COPD là bệnh gì? Bệnh COPD có chữa trị được không?

Tình trạng phổi bị tác động và tổn thương dẫn đến tắc nghẽn mạn tính có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó, phổ biến nhất là :

  • Viêm phế quản mạn tính: thường được nhận diện dựa trên biểu hiện cổ họng có nhiều đờm do phế quản tiết ra nhiều chất nhầy. Đây cũng là lý do khiến bệnh nhân bị ho có đờm liên tục trong nhiều ngày, nhiều tuần hay kể cả nhiều tháng. Một số trường hợp nặng, tình trạng này có thể kéo dài từ 1 - 3 năm.

  • Khí phế thũng: là tình trạng các túi phế nang bị suy giảm hoặc mất chức năng hoàn toàn do bị tổn thương.

Những người trong độ tuổi trung niên và lớn tuổi thường có nguy cơ mắc bệnh COPD cao hơn so với những đối tượng còn lại. Bệnh lý này cũng để lại khá nhiều tác động nghiêm trọng đến sức khỏe và cuộc sống của họ. Tuy nhiên, do các biểu hiện lâm sàng dễ bị nhầm lẫn với những bệnh lý khác nên phần lớn các bệnh nhân thường khó nhận biết bệnh.

2. Giải pháp điều trị tình trạng COPD

Nhiều bệnh nhân hoang mang khi bác sĩ chẩn đoán bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Tuy nhiên, theo các bác sĩ, bệnh lý này vẫn có thể điều trị được và mục tiêu chữa trị là kiểm soát quá trình tiến triển của bệnh. Mặc dù, những tổn thương ở phổi hoàn toàn không thể điều trị dứt điểm nhưng việc tích cực chữa trị có thể làm giảm nhẹ mức độ ảnh hưởng và ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm khác. 

Các phương pháp điều trị cho bệnh nhân bị COPD

Các phương pháp điều trị cho bệnh nhân bị COPD

Vậy bệnh COPD có thể được điều trị bằng những liệu pháp nào? Để giúp các bạn hiểu rõ hơn về phác đồ điều trị của bác sĩ đối với những bệnh nhân, sau đây là một số chia sẻ về phương pháp chữa trị bệnh:

2.1. Thuốc và ống hít

Đối với những bệnh nhân gặp khó khăn trong việc hít thở thì cần có thuốc và dụng cụ hỗ trợ. Trong đó, một vài loại thuốc có thể làm tăng khả năng hô hấp ở bệnh nhân, điển hình như Corticoid, thuốc giãn phế quản,... Tuy nhiên, người bệnh chỉ được sử dụng thuốc khi được bác sĩ kê đơn và hướng dẫn liều lượng sử dụng.

2.2. Thuốc hỗ trợ

Nếu tình trạng bệnh nhân chuyển biến nặng hơn và phế quản phổi có biểu hiện nhiễm khuẩn thì bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh. Ngoài ra, khi người bệnh bị đờm nhiều, dinh dưỡng kém có thể sử dụng thuốc hỗ trợ.

2.3. Tuyệt đối không hút thuốc lá

Vì khói thuốc và chất kích thích có trong thuốc lá chính là yếu tố hình thành bệnh COPD. Do đó, việc từ bỏ thói quen hút thuốc là rất cần thiết và quyết định mức độ hiệu quả trong quá trình điều trị cho người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.

Sử dụng máy trợ thở cho bệnh nhân nguy kịch

Sử dụng máy trợ thở cho bệnh nhân nguy kịch

2.4. Thở oxy, thở máy

Những trường hợp bệnh tình đã chuyển biến nghiêm trọng và ảnh hưởng nhiều đến khả năng hô hấp của người bệnh thì cần có sự can thiệp từ máy móc. Tùy vào tình trạng của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ lựa chọn phương thức thở oxy hoặc thở máy. 

2.5. Phục hồi chức năng của phổi

Nâng cao tinh thần tập luyện thể dục, tập thở để cải thiện tình trạng hoạt động của phổi. 

2.6. Phẫu thuật

Ngoài những phương pháp được liệt kê trên đây, bác sĩ còn có thể lựa chọn hình thức ghép phổi hoặc phẫu thuật cho người bệnh. Tuy nhiên, do tính chất nghiêm trọng và điều kiện của từng người mà rất ít bệnh nhân lựa chọn giải pháp này. Đối với những bệnh nhân bị bóng khí lớn dẫn đến biến chứng màng phổi bị tràn khí thì việc phẫu thuật và ghép phổi là hai giải pháp mang lại hiệu quả cao nhất.

Phẫu thuật để ngăn chặn việc tràn khí màng phổi

Phẫu thuật để ngăn chặn việc tràn khí màng phổi

Theo bác sĩ, việc tiên lượng và điều trị tình trạng COPD ở từng bệnh nhân sẽ có sự khác nhau. Bên cạnh đó, kết quả chữa trị cũng không thể dự đoán chính xác vì còn tùy thuộc sự hợp tác và sức đề kháng của cơ thể. Một số bệnh nhân điều trị để làm chậm quá trình tiến triển của bệnh. Hoặc người bệnh chữa trị để giảm thiểu nguy cơ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm khác. Ngoài ra, cũng có những trường hợp điều trị tích cực nhưng tình trạng ngày một tệ hơn hay kể cả tử vong.

3. Giải pháp phòng ngừa và kiểm soát bệnh COPD

Mặc dù, người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính khó có thể điều trị dứt điểm nhưng mọi người vẫn có thể phòng tránh được. Đặc biệt, những người không hút thuốc lào, thuốc lá, sống và làm việc trong môi trường không có khói thuốc thì có thể giảm thiểu nguy cơ mắc phải bệnh lý này. Bởi lẽ, hợp chất có trong thuốc lá có thể gây ra nhiều tổn thương và phá hỏng cấu trúc, chức năng của phổi. Do đó, để phòng tránh bệnh hiệu quả, các bạn nên lưu ý một số lưu ý sau đây:

  • Hạn chế hoặc tuyệt đối không tiếp xúc với khói thuốc lá, thuốc lào. Nhất là những đối tượng đặc biệt như phụ nữ đang mang thai, người lớn tuổi, trẻ em, bệnh nhân mắc các căn bệnh liên quan đến đường hô hấp. Đối với những bệnh nhân hút thuốc thì nên tập bỏ thói quen này dần dần để kiểm soát bệnh dễ hơn.

  • Điều trị dứt điểm các bệnh lý liên quan đến đường hô hấp, nhất là hen suyễn. Vì bệnh lý này là nền tảng để hình thành và tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh COPD tiến triển nặng hơn.

Tích cực chữa trị các bệnh lý liên quan đến phổi

Tích cực chữa trị các bệnh lý liên quan đến phổi

Theo bác sĩ, để kiểm soát tình trạng COPD, mọi người nên thực hiện kiểm tra sức khỏe định kỳ 2 tháng/lần. Đặc biệt, bệnh nhân nên tiến hành kiểm tra khả năng hô hấp của phổi cũng như sử dụng thêm thuốc bổ để điều trị dự phòng. Dựa trên một số nghiên cứu cho thấy, việc tiêm ngừa vacxin phế cầu và vacxin cúm định kỳ từng năm có thể làm giảm thiểu nguy cơ khởi phát bệnh COPD. 

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính hoàn toàn không gây tử vong tức thì nhưng sẽ để lại nhiều ảnh hưởng và biến chứng nghiêm trọng đối với sức khỏe người bệnh. Ngoài ra, việc phát hiện trễ và điều trị bệnh không dứt điểm cũng có thể khiến bệnh nhân bị đe dọa tính mạng. 

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ