Tin tức
Bệnh sởi có thật sự nguy hiểm ?
1. Sởi là gì ?Thế nào được gọi là bệnh sởi?
Theo các chuyên gia y tế hàng đầu, sởi là bệnh nhiễm virus cấp tính, thường rõ ràng ở giai đoạn giữa và giai đoạn cuối bằng việc nổi các ban da, dạng dát hay sần da xuất hiện theo thứ tự từ cổ, mặt, ngực, thân, chân tay và có kèm theo triệu chứng sốt cao. Sởi thường phát bệnh khoảng từ 7 đến 14 ngày sau khi bị nhiễm virus.Đây là một trong các bệnh dễ lây lan và gây tử vong, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Mặc dù vậy, nếu bạn tiêm vắc xin định kỳ phòng bệnh cho trẻ cũng là một biện pháp phòng ngừa hiệu quả.
Virus gây ra căn bệnh sởi
Thường virus sởi có 2 loại kháng nguyên đó là :
- Kháng nguyên tan hồng cầu (Hemolysin).
- Kháng nguyên ngưng kết hồng cầu (Hemagglutinin).
2. Nguyên nhân của bệnh sởi là gì?
Virus gây ra bệnh sởi nhân lên ở đường hô hấp của con người, chính vì vậy rất dễ dàng lây qua những người khác, cụ thể là bằng những con đường sau :
- Khi người nhiễm virus sởi bị ho hay hắt hơi, nói chuyện với những người khác thì virus sởi sẽ đi ra ngoài không khí bằng những giọt nước nhỏ xíu, mọi người tiếp xúc với người bị bệnh sởi có thể vô tình nhiễm virus và cũng sẽ mắc bệnh.
- Cũng có thể người bệnh làm bắn nước bọt và dính lên những đồ đạc xung quanh. Sau đó có thể người khác chạm và những đồ vật đó rồi đưa tay lên vùng mũi hay miệng thì khả năng lây nhiễm là rất cao.
- Sau khi virus đã vào cơ thể chúng ta, chúng nhân lên ở tế bào biểu mô của đường hô hấp và các hạch bạch huyết lân cận, sau đó vào máu ( nhiễm virus máu). Theo thống kê chúng ta biết, có đến 90% những người mà chưa có kháng thể sẽ dễ dàng bị lây nhiễm bệnh sởi.
3. Bệnh sởi có những triệu chứng gì?
Triệu chứng của bệnh sởi ở người lớn và trẻ em đều giống nhau đó là sốt, viêm long đường hô hấp, đường tiêu hóa, viêm kết mạc mắt, phát ban có thứ tự . Khi bệnh quá nặng và không kịp thời chữa trị sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho cơ thể và có thể dẫn tới tử vong. Thông thường bệnh sởi sẽ diễn biến qua 4 giai đoạn, cụ thể là :
- Giai đoạn 1 : Hay còn được gọi là giai đoạn ủ bệnh , thời gian ủ bệnh trong khoảng từ 7 - 21 ngày, trung bình là khoảng 10 ngày.
- Giai đoạn 2 : Được gọi là giai đoạn khởi phát của bệnh, hay còn được gọi với cái tên là giai đoạn viêm long. Từ 2 - 4 ngày có triệu chứng sốt cao, viêm long đường hô hấp, viêm kết mạc, có thể đôi khi có viêm thanh quản cấp, cũng có khả năng xuất hiện hạt Koplik phía trong miệng ngang hàm trên.
- Giai đoạn 3 : Đây là giai đoạn toàn phát trong khoảng 2 - 5 ngày, sau khi bị sốt 3 đến 4 ngày thì trên người bệnh sẽ xuất hiện phát ban hồng dát từ đằng sau tai, đến trán rồi lan xuống ngực, lưng và dần dần sẽ lan toàn thân.
- Giai đoạn 4 : Cuối cùng là giai đoạn hồi phục sức khỏe, các vết ban lan khắp người dần nhạt hơn và chuyển sang màu xám, sau đó sẽ bong vảy và để lại vết thâm, vằn da hổ và sẽ mất dần.
Các vết ban lan khắp trên cơ thể
4. Biến chứng của bệnh sởi như thế nào? Có nguy hiểm không?
Như chúng ta đã biết, bệnh sởi là một căn bệnh rất nguy hiểm và có nguy cơ lây nhiễm cao, dịch bệnh bùng phát nhanh. Khi bệnh nhân mắc căn bệnh này mà không được chữa trị kịp thời, có thể dẫn đến các biến chứng cực kì nguy hiểm cho cơ thể cũng như cho tính mạng của họ. Cụ thể những biến chứng của căn bệnh này là gì ?
- Biến chứng thường gặp ở bệnh sởi đó là bị viêm tai giữa, có thể xảy ra ở 1/10 trẻ mắc bệnh.
- Khi mắc bệnh sởi cũng có thể gặp phải biến chứng khác như bị viêm thanh quản, dấu hiệu này thường gặp ở giai đoạn 2, triệu chứng cụ thể như là đau họng, khó thở do bị co thắt thanh quản. Bên cạnh đó cũng có thể xuất hiện những trường hợp bị bội nhiễm, người bệnh sẽ có dấu hiệu sốt cao, khàn tiếng và co thắt nhiều gây khó thở và tím tái.
- Ở một khả năng ít gặp hơn, trẻ có thể sẽ bị viêm phổi nặng khi xuất hiện biến chứng của bệnh sởi. Trường hợp này có thể xảy ra ở khoảng 1/20 trẻ. Khi bị viêm phổi nặng, trẻ sẽ bị khó thở và sốt rất cao.
- Viêm não : Là một biến chứng cực kì nguy hiểm và nguy cơ để lại di chứng cao. Viêm não có thể gây hôn mê, co giật, nguy cơ tử vong cao đồng thời cũng để lại di chứng và ảnh hưởng trầm trọng đến tinh thần và sức khỏe của những người sống sót. Tỉ lệ có thể bị viêm não khi gặp biến chứng của sởi là 1/1000.
- Bên cạnh đó, virus sởi cũng gây ra bệnh chứng khác như là tiêu chảy hay bị ói mửa. Quan trọng hơn hết, bị tiêu chảy sau khi bị sởi thường nghiêm trọng và nguy hiểm hơn rất nhiều so với tiêu chảy thông thường.
Biến chứng của bệnh sởi thật sự rất nguy hiểm
5. Bệnh viện nào là uy tín và an toàn nhất?
Địa chỉ tin cậy để làm xét nghiệm cũng như tiêm các loại vắc xin phòng ngừa dịch sởi luôn là vấn đề lo lắng của mỗi người. Nhưng trong thời kì hiện đại hóa công nghệ hóa, có rất nhiều người quá bận rộn với công việc của mình mà không có đủ thời gian để đưa người thân của họ hay chính bản thân họ tới bệnh viện làm xét nghiệm cũng như tiêm phòng.
Với nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực y tế, ngoài việc trang thiết bị với công nghệ hàng đầu cả nước, bệnh viện Đa khoa MEDLATEC luôn cải thiện và nâng cao dịch vụ để làm hài lòng hơn các quý khách hàng. Chính vì vậy lý mọi người nên trải nghiệm và cảm nhận dịch vụ làm xét nghiệm tại nhà của MEDLATEC bởi :
- Tiết kiệm được thời gian, không phải mất công đến bệnh viện mới làm xét nghiệm được.
- Tiết kiệm được chi phí đi lại.
- Trải nghiệm thật tốt những dịch vụ chu đáo và mới nhất của bệnh viện.
- Đội ngũ y bác sĩ có chuyên môn nghiệp vụ cao, dày dặn kinh nghiệm.
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC luôn mang đến những dịch vụ tốt nhất
Thời gian là vàng là bạc nhưng sức khỏe lại là vô giá. Hãy luôn dành thời gian để chăm sóc cho cơ thể và sức khỏe của chính mình và những người thân xung quanh. Dịch sởi luôn bùng phát rất nhanh và gây nguy hiểm đến cho sức khỏe chúng ta. Vì vậy chúng ta phải có các biện pháp phòng tránh và phương pháp điều trị cụ thể và hiệu quả để có thể đảm bảo được một sức khỏe tuyệt vời nhất.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!