Tin tức

Bệnh tay chân miệng ở trẻ em và những điều cha mẹ cần lưu ý

Ngày 01/08/2023
Nguyễn Thị Hồng
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân

Bệnh tay chân miệng ở trẻ em và những điều cha mẹ cần lưu ý

Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào, đặc biệt là trẻ em dưới 5 tuổi. Bệnh tay chân miệng ở trẻ em rất dễ lây lan và có nguy cơ biến chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị đúng cách. Tìm hiểu về căn bệnh tay chân miệng sẽ giúp cha mẹ có biện pháp chăm sóc và bảo vệ an toàn cho con.

1. Nguyên nhân và con đường lây nhiễm bệnh tay chân miệng ở trẻ em

Bệnh tay chân miệng ở trẻ em thường được bắt gặp ở độ tuổi từ 6 tháng đến 5 tuổi, có thể xảy ra ở mọi thời điểm do tính chất của khí hậu nhiệt đới gió mùa cao điểm của bệnh là từ tháng 3 – 5 và từ tháng 8 – 9 hằng năm.

Nguyên nhân

Tác nhân dẫn đến bệnh tay chân miệng do nhóm virus đường ruột Enterovirus. Virus Enterovirus type 71 (EV71) và Virus Coxsackievirus (nhóm A16) là nguồn cơn chủ yếu gây bệnh.

Bệnh tay chân miệng do một số loại virus trong hệ tiêu hoá gây ra

Khi virus xâm nhập vào cơ thể người, chúng bắt đầu nhân lên và gây nhiễm trùng niêm mạc miệng, má, lợi, lưỡi hoặc ở da lòng bàn tay, bàn chân, đầu gối, mông,... Những vùng này sẽ xuất hiện các bọng nước nhỏ có đường kính 2 - 10mm. Nếu tình trạng bệnh nhẹ, sau 7 - 10 ngày chăm sóc tại nhà, trẻ sẽ hồi phục sức khỏe hoàn toàn.

Con đường lây lan virus tay chân miệng

Virus gây bệnh tay chân miệng có thể lây lan qua các con đường sau:

       Tiếp xúc trực tiếp: Người nhiễm bệnh có thể truyền virus cho trẻ thông qua tiếp xúc trực tiếp với giọt bắn nước bọt, dịch mủ từ các vết loét trong miệng, vùng đau đỏ trên da tay và chân,…

       Tiếp xúc gián tiếp: Trẻ nhỏ sau khi chạm các vật dụng, đồ chơi, bề mặt bị nhiễm virus từ người nhiễm bệnh sau đó đưa tay lên miệng, mắt hoặc các vùng da dễ bị tổn thương sẽ có thể tạo điều kiện cho virus xâm nhập vào cơ thể. Hoặc trẻ cũng có thể bị lây qua bàn tay người chăm sóc trẻ.

       Lây qua không khí: Virus cũng có thể lây truyền qua việc hít thở các giọt nước bọt hoặc hạt bụi chứa virus trong không khí. Tuy nhiên, đây không phải là con đường chính trong việc lây truyền bệnh.

Close-up of a baby's foot

Description automatically generated

Các vết loét trên da là nguồn cơn làm lây lan mầm bệnh

2. Triệu chứng bệnh tay chân miệng ở trẻ em

Bệnh tay chân miệng thường xuất hiện với các triệu chứng đặc trưng bao gồm:

Loét miệng và tay, chân

Niêm mạc miệng xuất hiện các vết loét ở nướu, bên trong má, lưỡi,… Những vết loét này thường rất đỏ, sưng và gây đau khiến trẻ quấy khóc, khó chịu, mất ngủ, việc ăn uống và nói chuyện trở nên khó khăn hơn.

Ngoài miệng, trẻ cũng có thể phát triển các vết loét tương tự trên tay và chân. Những vết loét này thường xuất hiện ở lòng bàn tay, lòng bàn chân và ngón tay, đôi khi còn xuất hiện ở mông hoặc vùng bẹn. Vết loét có thể gây đau và làm cho việc đi, vận động hay sinh hoạt của trẻ gặp trở ngại.

Sốt

Trẻ em bị bệnh tay chân miệng thường có sốt, thường là sốt từ 38 - 390 C. Đi kèm có thể là các triệu chứng ho, đau họng, đau bụng, mệt mỏi,…

Buồn nôn, nôn mửa

Một số trẻ có thể có triệu chứng buồn nôn hoặc nôn mửa, đặc biệt khi vết loét xuất hiện trong miệng và gây đau. Đồng thời, trẻ em thường không muốn ăn do đau khi nhai và nuốt thức ăn.

Trẻ mắc bệnh tay chân miệng có thể bị sốt từ 38 - 390 C

Nếu tình trạng bệnh nhẹ, sau 7 – 10 ngày chăm sóc đúng cách tại nhà, trẻ sẽ hồi phục sức khỏe hoàn toàn. Trường hợp bé sốt cao (trên 39 độ C) kéo dài hơn 48 giờ kèm theo các biểu hiện như ói, tay chân run rẩy, co giật, tim đập nhanh, khó thở, da nổi vằn, gia đình cần đưa trẻ nhập viện ngay lập tức.

3. Khám và điều trị bệnh tay chân miệng cho trẻ ở đâu?

Hiện nay, chưa có vaccine phòng ngừa tay chân miệng nên các bậc phụ huynh cần lưu ý bảo vệ sức khoẻ của trẻ nhỏ trước virus gây bệnh. Nhiều trẻ đã bị tay chân miệng nhiều lần và lần bị bệnh sau là do những chủng virus khác với lần trước gây ra. Vì vậy, cha mẹ không được lơ là cảnh giác. Nếu bạn đang cần một địa chỉ an toàn để khám bệnh tay chân miệng cho trẻ thì các cơ sở trực thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC là nơi an toàn để cha mẹ lựa chọn hiện nay.

Vì sao nên chọn MEDLATEC để khám bệnh tay chân miệng ở trẻ em? 

MEDLATEC là một trong những địa chỉ được khách hàng hiện nay tin tưởng và lựa chọn bởi các lý do sau:

       MEDLATEC là thương hiệu đã hoạt động trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe gần 3 thập kỷ, đã có mặt trên nhiều tỉnh thành trong nước, cung cấp các dịch vụ y tế chất lượng cao, bao gồm cả thăm khám, chẩn đoán, điều trị và chăm sóc bệnh nhân.

       Sở hữu đội ngũ chuyên gia, y bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm và tận tâm với nghề, luôn không ngừng học hỏi và phát triển năng lực cá nhân.

       MEDLATEC luôn chú trọng đầu tư về cơ sở vật chất, hệ thống trang bị hiện đại theo công nghệ tiên tiến của thế giới.

       Trung tâm Xét nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc tế với 2 chứng chỉ ISO 15189:2012 và CAP.

       Tất cả các chi phí dịch vụ tại MEDLATEC đều có bảng giá niêm yết và công khai với quý khách hàng để đảm bảo tính minh bạch.

       Có chế độ thanh toán BHYT giúp bệnh nhân giảm bớt gánh nặng về viện phí.

       MEDLATEC còn cung cấp dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tận nơi an toàn, tiện lợi, tiết kiệm thời gian và chi phí cho khách hàng. 

MEDLATEC là địa chỉ uy tín để khám và điều trị bệnh tay chân miệng ở trẻ em

Nếu trẻ đang gặp phải các dấu hiệu về bệnh tay chân miệng, cha mẹ có thể liên hệ với các bác sĩ chuyên khoa của MEDLATEC theo số 1900 565656 để được tư vấn và hỗ trợ.

BS Vân đã duyệt

 

 

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ