Tin tức
Cần làm gì nếu mệt mỏi kèm tiêu chảy khi dùng thuốc điều trị HP
- 01/06/2021 | Làm sao để biết mình nhiễm vi khuẩn Hp gây viêm loét dạ dày?
- 08/09/2021 | Phụ nữ nên biết: có cần xét nghiệm tìm virus HPV trước khi tiêm vắc xin HPV không
- 04/06/2021 | Bác sĩ tư vấn: Cần phải làm gì khi có Hp dương tính?
1. Khái niệm về vi khuẩn Helicobacter pylori
Là một loại vi khuẩn đường ruột sinh sống chủ yếu trong dạ dày con người, Helicobacter pylori (viết tắt là HP) đang hiện diện ở hơn một nửa dân số trên toàn cầu. Đa số những người nhiễm HP đều không biểu hiện triệu chứng và không phải ai có HP trong người cũng đều phát triển các bệnh về đường tiêu hóa.
Tuy vậy nếu HP phát triển mạnh, nó có thể phát triển thành bệnh lý bất thường ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của người bệnh, ví dụ như viêm loét hoặc nghiêm trọng hơn là ung thư dạ dày.
2. Con đường điều trị và các tác dụng phụ khi dùng thuốc loại bỏ HP
2.1. Điều trị Helicobacter pylori
Đối với những trường hợp đã từng bị viêm loét dạ dày tá tràng có liên quan tới việc nhiễm vi khuẩn HP thì nên được điều trị. Nếu kiên trì và điều trị thành công, vết loét có cơ hội được chữa lành nhanh chóng, ngăn ngừa nguy cơ tái phát và hạn chế các biến chứng do loét gây ra (ví dụ như chảy máu).
Tuy nhiên, có một thực tế là chưa có một loại thuốc đặc hiệu nào có thể loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn HP. Các phác đồ điều trị HP phần lớn là dùng thuốc ít nhất trong vòng 14 ngày. Hiện tượng kháng thuốc kháng sinh trong điều trị HP ngày càng trở nên phổ biến hơn. Do đó bệnh nhân cần tuân theo những chỉ định của bác sĩ trong việc dùng thuốc và khi đã hết liệu trình, triệu chứng bệnh đã hết cần thực hiện xét nghiệm để kiểm tra.
Rất nhiều người có HP trong cơ thể và xu hướng HP kháng thuốc đang ngày càng tăng
Để điều trị HP cần có sự phối hợp của nhiều loại thuốc khác nhau. Những thuốc này có tác dụng giúp ức chế sự phát triển của HP, nhưng cũng có thể gây nên các tác dụng phụ không mong muốn, hay gặp nhất là tình trạng mệt mỏi kèm tiêu chảy khi dùng thuốc điều trị HP.
2.2. Những tác dụng phụ khi dùng thuốc điều trị HP
Danh sách một số loại thuốc thường được sử dụng trong việc khắc phục tình trạng các bệnh lý do HP gây ra:
-
Thuốc Amoxicillin: Thuốc vẫn được sử dụng trong các phác đồ điều trị diệt HP hiện hành, vì tỉ lệ kháng thuốc cao nên sẽ cần phối hợp thêm các kháng sinh khác theo đúng phác đồ;
-
Metronidazol và Tinidazol: nằm trong nhóm 5 nitro imidazol và không dùng đơn độc từng loại do dễ gặp hiện tượng kháng thuốc, có tác dụng giúp tiêu diệt các HP gây bệnh;
-
Thuốc ức chế bơm proton: Thuốc được sử dụng trong phác đồ điều trị HP để điều chỉnh nồng độ pH trong dạ dày ở mức lý tưởng, hỗ trợ các thuốc kháng sinh tiêu diệt vi khuẩn HP;
-
Thuốc Clarithromycin: thuốc này thuộc trong nhóm kháng sinh macrolid bán tổng hợp và được dùng phối hợp trong phác đồ diệt HP. Tuy nhiên hiện nay thuốc bị kháng nhiều nên thường được sử dụng dưới dạng bào chế đặc biệt nhằm tránh qua hàng rào kháng thuốc của vi khuẩn HP;
-
Nhôm hydroxyd và Magnesi hydroxid: giảm lượng axit và hỗ trợ điều trị giảm nhanh các triệu chứng đau do vi khuẩn HP gây ra trong dạ dày;
-
Thuốc kháng histamin H2: Hiện nay thuốc này ít được sử dụng trong phác đồ điều trị diệt HP;
-
Một số loại thuốc khác: Bismuth, nhóm Quinolon,...
Các thuốc điều trị HP đều có thể gây nên những tác dụng phụ không mong muốn
Nhìn chung mỗi loại thuốc trên đều có công dụng nhất định giúp giảm thiểu và xua tan các triệu chứng khó chịu ở dạ dày. Nhưng đằng sau đó vẫn tồn tại nhiều tác dụng phụ khiến người bệnh mệt mỏi, cụ thể như sau:
-
Mệt mỏi kèm tiêu chảy khi dùng thuốc điều trị HP, gia tăng bệnh chứng rối loạn tiêu hóa - đây là biểu hiện hay gặp nhất ở phần lớn các loại thuốc;
-
Đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn;
-
Khó thở, tức ngực, rối loạn nhịp tim;
-
Ảo giác, mất trí nhớ;
-
Da bị khô, bong tróc vảy;
-
Các thuốc còn có tác dụng phụ gây thiếu hụt magie trong máu và làm mất cân bằng hệ tiêu hóa khiến sức khỏe bệnh nhân suy giảm trầm trọng nếu tiếp tục kéo dài;
-
Bệnh nhân còn có thể bị co giật và co thắt cơ khiến cho cơ thể luôn trong tình trạng mệt mỏi;
-
Khô miệng, chán ăn, ăn không ngon, gầy sút;
-
Yếu cơ, đau khớp;
-
Tăng men gan.
3. Các cách giúp giảm bớt tác dụng phụ của thuốc
Việc dùng thuốc nhằm tiêu diệt vi khuẩn HP là vô cùng quan trọng. Nhưng nếu bệnh nhân gặp nhiều tác dụng phụ, điển hình là mệt mỏi kèm tiêu chảy khi dùng thuốc điều trị HP thì cần phải cẩn trọng và ghi nhớ tuân thủ các quy tắc sau để hạn chế ảnh hưởng do các thuốc điều trị đem lại:
-
Trong suốt quá trình dùng thuốc, tuyệt đối không dùng cứ chất kích thích nào như bia rượu, cafe,...;
-
Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và nên chia nhỏ khẩu phần ăn trong ngày, giảm tải gánh nặng cho dạ dày;
-
Uống đúng loại và đủ liều lượng thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa;
-
Chế độ ăn uống khoa học, hợp lý và chú trọng bổ sung các loại thực phẩm chứa thành phần dinh dưỡng thiết yếu;
-
Khi gặp tình trạng tiêu chảy cần uống bù nước, bù điện giải. Nhằm giảm thiểu tình trạng đau bụng, bệnh nhân có thể uống một chút nước gừng ấm;
-
Mỗi ngày cần uống đủ tối thiểu 2 lít nước, khắc phục hiện tượng khô miệng và cảm giác khó chịu ở cổ họng;
-
Duy trì trạng thái tâm lý ổn định, thoải mái, tránh để bị căng thẳng hoặc lo lắng quá độ;
-
Tập thể dục thường xuyên tăng cường hệ miễn dịch;
-
Trước khi được kê thuốc điều trị, người bệnh cần thông báo rõ tình trạng bệnh mình đang mắc phải;
-
Khi dùng thuốc cần theo dõi chặt chẽ các biểu hiện của cơ thể. Nếu xảy ra những triệu chứng bất thường và gây ảnh hưởng lớn tới cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, hãy đi tái khám để khắc phục ngay.
Một lối sống lành mạnh sẽ giúp hạn chế bệnh tật và các tác dụng phụ của thuốc điều trị
Như vậy, việc điều trị các bệnh lý do vi khuẩn HP gây ra cần phải được áp dụng đúng cách và triệt để, nhưng cần cân bằng giữa lợi ích và rủi ro khi thuốc đem lại, tránh việc gây tổn thương cho bệnh nhân vì các loại thuốc có thể là con dao hai lưỡi, bệnh chưa khỏi nhưng lại khiến người bệnh gặp rắc rối vì các tác dụng phụ. Trong quá trình điều trị, bệnh nhân cần tuân theo các hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý đổi thuốc, ngưng thuốc hoặc uống không đúng liều lượng khi chưa có sự đồng ý từ bác sĩ.
Liên hệ ngay với chúng tôi, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC qua tổng đài 1900 56 56 56 để được giải đáp mọi thắc mắc về tình trạng sức khỏe và nhận tư vấn về các gói khám với ưu đãi hấp dẫn nhất.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!