Tin tức
Bệnh ung thư cổ tử cung giai đoạn 3: Triệu chứng gặp phải và phương pháp điều trị
- 28/04/2025 | Bị ung thư cổ tử cung sống được bao lâu? Ý nghĩa của tầm soát bệnh
- 06/05/2025 | Những thắc mắc về vắc xin ung thư cổ tử cung và lời giải đáp chi tiết
- 07/05/2025 | Phác đồ tầm soát ung thư cổ tử cung và những thông tin chị em cần lưu ý
1. Đặc điểm và phân loại bệnh ung thư cổ tử cung giai đoạn 3
ung thư cổ tử cung giai đoạn 3 là giai đoạn tế bào ác tính đã vượt ra khỏi phạm vi cổ tử cung, lan đến các mô quanh vùng chậu, thành âm đạo, niệu quản và hạch bạch huyết.
Bệnh ung thư cổ tử cung giai đoạn 3 được Liên đoàn sản phụ khoa quốc tế FIGO phân loại thành 3 giai đoạn nhỏ như sau:
- Giai đoạn 3A: Khối u đã xâm lấn đến 1/3 phía dưới âm đạo nhưng chưa lan tới thành chậu.
- Giai đoạn 3B: Khối u xâm lấn tới thành chậu và người bệnh thường bị thận ứ nước hoặc gây mất chức năng thận.
- Giai đoạn 3C: Khối u đã xâm lấn đến hạch bạch huyết vùng chậu, có trường hợp đã lan tới động mạch chủ.
Mô tả bệnh ung thư cổ tử cung giai đoạn 3
2. Mức độ nguy hiểm của bệnh ung thư cổ tử cung giai đoạn 3
Đối với bệnh ung thư cổ tử cung, giai đoạn 3 là thời điểm bệnh đã tiến triển nặng, người bệnh có thể sẽ phải đối mặt với nhiều vấn đề nguy hiểm:
- Tế bào ung thư dễ dàng di căn
Khi ung thư lan rộng ra ngoài cổ tử cung, khả năng di căn sang các cơ quan khác trong cơ thể như phổi, gan, xương… là rất cao. Điều này làm giảm hiệu quả điều trị và khiến người bệnh giảm tiên lượng sống.
- Ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng sinh sản
Ở giai đoạn 3, việc bảo tồn khả năng sinh sản gần như là không thể. Nhiều trường hợp bệnh nhân phải bắt buộc cắt bỏ tử cung, buồng trứng và các phần phụ liên quan để ngăn không cho tế bào ác tính lan rộng.
- Suy giảm nghiêm trọng chất lượng cuộc sống
Người bị ung thư cổ tử cung giai đoạn 3 phải đối mặt với nhiều biến chứng nghiêm trọng như đau vùng chậu kéo dài, xuất huyết bất thường, suy thận do tắc nghẽn niệu quản,... Chính những biến chứng này gây suy giảm sức khỏe, khiến người bệnh ngày càng mệt mỏi, khả năng duy trì sinh hoạt thường ngày giảm sút, dễ bị lo âu, trầm cảm kéo dài.
3. Triệu chứng gặp phải ở bệnh nhân ung thư cổ tử cung giai đoạn 3 và phương pháp điều trị
3.1. Triệu chứng nhận diện
Do tế bào ác tính đã xâm lấn ra ngoài tử cung nên bệnh nhân bị ung thư cổ tử cung giai đoạn 3 đã xuất hiện các triệu chứng rõ ràng như:
- Xuất huyết âm đạo bất thường sau quan hệ, ngoài kỳ kinh.
- Đau vùng chậu âm ỉ kéo dài và không liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt, thậm chí cơn đau có thể lan ra sau lưng hoặc xuống vùng chân.
- Tiết dịch âm đạo có mùi hôi, màu vàng hoặc nâu, có máu.
- Tiểu buốt, tiểu khó, tiểu ra máu, táo bón kéo dài.
- Luôn trong tình trạng suy nhược, mất sức và giảm cân nhanh bất thường.
Bị ung thư cổ tử cung giai đoạn 3 khiến nữ giới gặp tình trạng xuất huyết âm đạo ngoài kỳ kinh
3.2. Phương pháp điều trị
Việc điều trị ung thư tử cung giai đoạn 3 tương đối phức tạp và thường không có tiến triển khả quan. Tùy vào tình trạng của từng bệnh nhân, bác sĩ sẽ cân nhắc phác đồ điều trị như:
- Kết hợp cả hóa trị và xạ trị
Phác đồ điều trị kết hợp này được bác sĩ áp dụng trong 5 tuần. Mục tiêu của phác đồ là kiểm soát khả năng xâm lấn của khối u, tăng tiên lượng sống và cải thiện triệu chứng cho người bệnh.
- Xạ trị áp sát
Đây là phương pháp điều trị tiêu diệt khối u thông qua sự tác động của sóng hoặc hạt năng lượng cao. Bằng cách nâng liều xạ, tế bào ung thư sẽ bị tiêu diệt, khả năng xâm lấn của tế bào ung thư đến các vùng lân cận cũng được hạn chế.
- Hóa trị
Người bệnh sẽ được chỉ định dùng một loại hóa chất đặc trị hoặc nhiều loại hóa chất kết hợp để ngăn không cho tế bào ác tính phát triển. Quá trình hóa trị sẽ gây nên nhiều tác dụng phụ khiến sức khỏe bệnh nhân bị giảm sút.
4. Biện pháp chủ động phòng ngừa ung thư cổ tử cung
Mặc dù ung thư cổ tử cung là bệnh lý nguy hiểm nhưng nữ giới vẫn có thể chủ động phòng ngừa bệnh bằng cách:
- Tầm soát định kỳ
Phụ nữ từ 21 tuổi trở lên nên thực hiện xét nghiệm Pap smear hoặc xét nghiệm HPV DNA định kỳ để phát hiện sớm những bất thường ở cổ tử cung.
- Tiêm vắc xin HPV
Vắc xin HPV hiện có 2 loại là Gardasil 4 và Gardasil 9, tương đương với khả năng phòng ngừa 4 hoặc 9 chủng HPV nguy hiểm. Đây đều là vắc xin do Mỹ sản xuất. Nữ giới nên tiêm vắc xin HPV càng sớm càng tốt, nhất là đối với độ tuổi 9 - 14 để tăng hiệu quả bảo vệ trước bệnh lý do HPV gây ra, trong đó có ung thư cổ tử cung.
- Quan hệ tình dục an toàn
Sử dụng bao cao su và duy trì đời sống tình dục lành mạnh cũng sẽ giảm nguy cơ nhiễm virus HPV.
- Giữ vệ sinh vùng kín sạch sẽ
Vệ sinh sạch sẽ, tránh lạm dụng dung dịch có tính tẩy rửa mạnh và không thụt rửa âm đạo thường xuyên sẽ giúp bảo vệ vùng kín khỏi viêm nhiễm - yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm HPV.
Khách hàng tiêm vắc xin phòng ngừa virus HPV tại MEDLATEC
Bằng cách thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa trên đây, nữ giới sẽ chủ động bảo vệ mình trước nguy cơ mắc bệnh ung thư cổ tử cung giai đoạn 3. Trường hợp có triệu chứng bất thường nghi ngờ bệnh lý này, người bệnh nên đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để thực hiện những kiểm tra cần thiết, chẩn đoán đúng và điều trị theo phác đồ được bác sĩ tư vấn.
Để kịp thời phát hiện, ngăn chặn nguy cơ tiến triển ung thư cổ tử cung giai đoạn 3, quý khách hàng có thể liên hệ đặt lịch tầm soát ung thư cùng bác sĩ chuyên khoa của Hệ thống Y tế MEDLATEC qua tổng đài 1900 56 56 56.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!
