Tin tức

Bị ung thư cổ tử cung sống được bao lâu? Ý nghĩa của tầm soát bệnh

Ngày 28/04/2025
Tham vấn y khoa: BS. Đinh Văn Chỉnh
Những vấn đề về bệnh ung thư cổ tử cung luôn được chị em đặc biệt quan tâm vì đây là một trong những loại ung thư nguy hiểm và phổ biến ở nữ giới. Vậy người bị ung thư cổ tử cung sống được bao lâu và ý nghĩa của việc tầm soát bệnh?

1. Vài nét về bệnh ung thư cổ tử cung 

Bệnh ung thư cổ tử cung là một trong những loại ung thư phổ biến ở nữ. Bệnh thường do virus HPV gây ra, trong đó các chủng có nguy cơ cao là 16, 18. Một số yếu tố làm tăng nguy cơ bị ung thư cổ tử cung là quan hệ tình dục sớm, quan hệ với nhiều bạn tình, sinh con nhiều lần, sử dụng chất kích thích, vệ sinh cá nhân kém, nhiễm Herpes virus,...

Khi mắc ung thư cổ tử cung, chị em thường có những biểu hiện bệnh như sau: 

- Chảy máu âm đạo bất thường: Biểu hiện này khá phổ biến. Người bệnh thường bị chảy máu âm đạo sau khi quan hệ tình dục, giữa chu kỳ kinh nguyệt hay sau thời kỳ mãn kinh,...

- Dịch âm đạo bất thường: Có thể có màu trắng đục hay màu xanh như mủ và có mùi khó chịu. 

Ung thư cổ tử cung có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm

Ung thư cổ tử cung có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm 

- Đau sau khi quan hệ: Biểu hiện này cho thấy đường sinh dục của người bệnh có thể đã bị tổn thương và đây cũng có thể là một trong những dấu hiệu cảnh báo ung thư cổ tử cung. 

- Đau lưng dưới: Triệu chứng này có thể xảy ra ở nhiều loại bệnh lý khác nhau, trong đó bao gồm ung thư cổ tử cung. 

- Khó chịu khi tiểu, tiểu mất kiểm soát hoặc nước tiểu có mùi bất thường, nghiêm trọng hơn là tình trạng đi tiểu ra máu. 

- Rối loạn kinh nguyệt: Bệnh có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển và rụng trứng. Đó chính là lý do khiến người bệnh ung thư cổ tử cung thường có biểu hiện rối loạn kinh nguyệt, chẳng hạn như rong kinh kinh nguyệt có màu đen sẫm, kinh nguyệt nhiều hơn và thời gian hành kinh kéo dài hơn bình thường,...

- Sụt cân không rõ nguyên nhân. 

- Liên tục mệt mỏi: Khi các tế bào ung thư cổ tử cung xuất hiện và phát triển, số lượng hồng cầu khỏe mạnh thường bị giảm, các tế bào bạch cần phải làm việc hết sức để “chiến đấu” với những tế bào ung thư. Chính vì thế, cơ thể bệnh nhân dễ gặp phải tình trạng thiếu máu, suy giảm miễn dịch,... Đó là nguyên nhân khiến cho người bệnh ung thư cổ tử cung luôn cảm thấy mệt mỏi, thiếu sức sống. 

- Sưng đau ở chân: Những khối u ung thư phát triển chính là lý do khiến các dây thần kinh bị chèn ép và ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu. Từ đó, chân của người bệnh dễ bị sưng, đau. 

2. Người bị ung thư cổ tử cung sống được bao lâu?

Phần lớn người bệnh ung thư đều rất lo lắng và quan tâm tới vấn đề “người bị ung thư cổ tử cung sống được bao lâu”. Thời gian sống của người bệnh phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như giai đoạn bệnh và khả năng đáp ứng với phác đồ điều trị của người bệnh, đặc biệt là thể trạng sức khỏe của bệnh nhân. 

Nhiều người lo lắng về cách điều trị và cơ hội sống sau khi được chẩn đoán ung thư cổ tử cung

Nhiều người lo lắng về cách điều trị và cơ hội sống sau khi được chẩn đoán ung thư cổ tử cung

Nếu được phát hiện ung thư tử cung ngay ở giai đoạn đầu và kịp thời áp dụng các phương pháp điều trị phù hợp, người bệnh có cơ hội kéo dài thời gian sống, thậm chí điều trị khỏi bệnh. 

Ngược lại, những chị em phát hiện ung thư cổ tử cung ở giai đoạn muộn, cơ hội điều trị hiệu quả sẽ rất thấp và thời gian sống của người bệnh cũng có thể ngắn hơn. 

Theo những nghiên cứu của Viện Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ (NCI), tỷ lệ sống sót của bệnh nhân ung thư cổ tử cung theo giai đoạn bệnh như sau: 

- Giai đoạn khu trú: Là khi tế bào ung thư chỉ khu trú tại cổ tử cung và tử cung. Lúc này, cơ hội sống thêm 5 năm của bệnh nhân là 92%.

- Giai đoạn lan rộng: Tế bào ung thư đã lan sang các cơ quan xung quanh và hạch bạch huyết. Tỷ lệ sống của người bệnh sau 5 năm là 58%.

- Giai đoạn di căn: Đây là giai đoạn mà các tế bào ung thư đã lan sang nhiều cơ quan khác trong cơ thể và tỷ lệ sống thêm 5 năm của người bệnh chỉ còn 17%.

Những con số này chỉ mang tính tham khảo. Tiên lượng của bệnh nhân sẽ thay đổi phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Điều này có thể hiểu đơn giản là cơ hội sống của mỗi bệnh nhân là khác nhau. 

3. Ý nghĩa của tầm soát ung thư cổ tử cung 

Ung thư cổ tử cung ngày càng trẻ hóa và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh. Ở giai đoạn đầu, biểu hiện bệnh không rõ ràng khiến người mắc chủ quan và chỉ đi khám khi triệu chứng đã trở nặng, bệnh đã bước sang giai đoạn muộn. 

Tầm soát ung thư cổ tử cung là cách giúp phát hiện bệnh sớm, ngay cả khi chưa có triệu chứng bất thường. Từ đó, tăng cơ hội điều trị khỏi bệnh, kéo dài thời gian sống và bảo vệ thiên chức làm mẹ của chị em. 

Theo khuyến cáo của Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, chị em cần lưu ý tầm soát ung thư cổ tử cung như sau: 

- Sàng lọc ung thư cổ tử cung từ 25 tuổi.

- Xét nghiệm HPV 5 năm 1 lần với những đối tượng từ 25 - 65 tuổi.

- Xét nghiệm PAP 3 năm 1 lần với những phụ nữ từ 25 - 65 tuổi.

- Xét nghiệm HPV và PAP 5 năm 1 lần với những phụ nữ từ 25 - 65 tuổi.

Để phòng ngừa bệnh, bạn nên quan hệ tình dục an toàn, tiêm phòng HPV, vệ sinh vùng kín đúng cách, điều trị triệt để các bệnh lý phụ khoa, trong đó bao gồm những tổn thương lành tính ở tử cung,...

Chị em cần đi khám sớm nếu có biểu hiện nghi ngờ ung thư cổ tử cung

Chị em cần đi khám sớm nếu có biểu hiện nghi ngờ ung thư cổ tử cung

Trên đây là một số thông tin giúp bạn giải đáp thắc mắc “bị ung thư cổ tử cung sống được bao lâu” và những ý nghĩa của việc tầm soát bệnh. Để được giải đáp chi tiết hơn hoặc có nhu cầu đặt lịch khám sức khỏe, tầm soát ung thư cổ tử cung cùng với các chuyên gia đầu ngành tại Hệ thống Y tế MEDLATEC, mời quý khách liên hệ với tổng đài 1900 56 56 56, các tổng đài viên luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn. 

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ