Tin tức

Phác đồ tầm soát ung thư cổ tử cung và những thông tin chị em cần lưu ý

Ngày 06/05/2025
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân
Tầm soát ung thư cổ tử cung có thể giúp bác sĩ phát hiện sớm tiền ung thư hoặc ung thư cổ tử cung, ngay cả khi chị em chưa xuất hiện triệu chứng khác thường. Dưới đây là phác đồ tầm soát ung thư cổ tử cung cùng với một số lưu ý quan trọng mà chị em không nên bỏ qua.

1. Phác đồ tầm soát ung thư cổ tử cung 

Ung thư cổ tử cung có thể gây tử vong và là một trong những loại ung thư nguy hiểm hàng đầu ở nữ giới. Việc tầm soát ung thư là cách giúp phát hiện bệnh sớm, từ đó điều trị kịp thời và phòng tránh nguy cơ tiến triển của bệnh. 

Dựa vào nguồn lực sẵn có ở mỗi cơ sở y tế, cũng như cá thể hóa từng bệnh nhân, mà sẽ sử dụng các phác đồ tầm soát ung thư cổ tử cung cụ thể. Dưới đây là một số phác đồ thường được các bác sĩ chỉ định trong tầm soát ung thư cổ tử cung: 

1.1.Phác đồ sử dụng xét nghiệm tế bào âm đạo trong sàng lọc ung thư cổ tử cung 

Phác đồ được sử dụng như sau :

- Nếu kết quả tế bào âm đạo (TBAD) âm tính: khuyến cáo xét nghiệm thường quy 1 năm/ lần

- Nếu kết quả tế bào âm đạo âm tính trả lời ASCUS, cần xét nghiệm HPV , nếu kết quả HPV âm tính thì tầm soát lại sau 3 năm. Nếu HPV dương tính cần tiến hành soi cổ tử cung kiểm tra, nếu có tổn thương sẽ tiến hành sinh thiết để chẩn đoán xác định

- Nếu kết quả tế bào âm đạo trả lời LSIL( tổn thương nội biểu mô vảy độ thấp) hoặc HSIL (tổn thương nội biểu mô vảy độ cao), cần soi cổ tử cung và sinh thiết (nếu có).

Chị em nên thường xuyên khám phụ khoa để kịp thời nhận biết những biểu hiện bất thường

Chị em nên thường xuyên khám phụ khoa để kịp thời nhận biết những biểu hiện bất thường

1.2. Sử dụng HPV đầu tay trong sàng lọc ung thư cổ tử cung 

Nhờ 

- Nếu kết quả HPV âm tính: Sàng lọc thường quy 3 năm/ lần.

- HPV (+) type 16 hoặc 18: Cần tiến hành soi cổ tử cung và sinh thiết nếu có tổn thường bất thường.

- HPV (+) một trong 12 type nguy cơ cao khác như 31, 33, 35, 39, 45, 51,...: Bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm tế bào âm đạo cổ tử cung. Nếu kết quả tế bào âm đạo âm tính, cần xét nghiệm lại HPV sau 12 tháng. Nếu kết quả tế bào âm đạo có tổn thương từ ASCUS, LSIL, HSIL cần thực hiện soi cổ tử cung và sinh thiết (nếu có). 

1.3. Phác đồ sử dụng xét nghiệm bộ đôi TBAD và HPV trong sàng lọc ung thư cổ tử cung 

- Nếu bộ đôi âm tính: Chỉ định xét nghiệm thường quy sau 3 năm.

- Nếu TBAD âm tính, HPV (+) một trong 12 type: cần thực hiện lại cả xét nghiệm TBAD và HPV sau 12 tháng. 

- Nếu TBAD âm tính, HPV (+) type 16 hoặc 18 cần thực hiện soi cổ tử cung và sinh thiết (nếu có)

- Nếu TBAD có tổn thương từ ASCUS trở lên và HPV dương tính: Cần sinh thiết cổ tử cung chẩn đoán. 

2. Đối tượng nào cần tầm soát ung thư cổ tử cung

Các triệu chứng của bệnh ung thư cổ tử cung thường không rõ ràng và dễ gây nhầm lẫn với những vấn đề phụ khoa thông thường. Do đó, việc tầm soát bệnh là rất cần thiết và tất cả phụ nữ đang trong độ tuổi sinh sản (từ 21 tuổi trở lên). Một số trường hợp dưới đây cần bắt buộc thực hiện tầm soát ung thư cổ tử cung: 

- Phụ nữ tuổi trung niên: Đây là nhóm đối tượng có nguy cơ cao, cần được tầm soát bệnh, đặc biệt là những đối tượng chưa từng tầm soát ung thư cổ tử cung. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là những phụ nữ ở các lứa tuổi khác không cần quan tâm đến các xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung. 

- Người bị viêm nhiễm phụ khoa mạn tính. 

Phác đồ tầm soát ung thư cổ tử cung ở mỗi bệnh nhân có thể khác nhau

Phác đồ tầm soát ung thư cổ tử cung ở mỗi bệnh nhân có thể khác nhau

- Những trường hợp phát hiện những triệu chứng bất thường như hiện tượng chảy máu ngoài chu kỳ kinh, rong kinh hay biểu hiện đau rát khi quan hệ,... cũng cần kiểm tra, tầm soát ung thư cổ tử cung. 

3. Tần suất tầm soát ung thư cổ tử cung

Tần suất sàng lọc ung thư cổ tử cung tùy thuộc vào từng phác đồ tầm soát ung thư cổ tử cung. Cụ thể như sau: 

- Những đối tượng dưới 21 tuổi: Thường không cần thực hiện sàng lọc tầm soát ung thư cổ tử cung.

- Từ 21 tuổi trở lên: Tần suất tầm soát phụ thuộc vào kết quả xét nghiệm trong từng phác đồ tầm soát cổ tử cung (như đã trình bày ở trên). Chẳng hạn, nếu kết quả tầm soát ung thư cổ tử cung sử dụng bộ đôi sàng lọc TBAD và HPV đều âm tính thì sau 3 năm, người phụ nữ đó mới cần thực hiện sàng lọc lại. 

- Trên 65 tuổi: Nếu kết quả xét nghiệm HPV/Pap từ những trước đó đều không cho kết quả bất thường, người bệnh có thể trao đổi thông tin với bác sĩ để tìm hiểu xem có cần thiết phải thực hiện tầm soát ung thư cổ tử cung nữa hay không. Ngược lại, nếu những kết quả xét nghiệm cho thấy bất thường, bệnh nhân vẫn nên khám sàng lọc ung thư cổ tử sau độ tuổi 65. 

- Lưu ý: Để đảm bảo có được kết quả sàng lọc chính xác và giúp cho quá trình khám được diễn ra thuận lợi, bạn nên kiêng quan hệ tình dục khoảng 2 đến 3 ngày trước khi xét nghiệm, không dùng thuốc đặt âm đạo hay dùng dung dịch vệ sinh trước khi đi khám. Những trường hợp đang viêm nhiễm phụ khoa, cần điều trị bệnh triệt để trước khi tầm soát ung thư cổ tử cung. 

Phụ nữ nên quan tâm, tìm hiểu về sàng lọc ung thư cổ tử cung

Phụ nữ nên quan tâm, tìm hiểu về sàng lọc ung thư cổ tử cung

Hi vọng rằng, bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về phác đồ tầm soát ung thư cổ tử cung. Hệ thống y tế MEDLATEC có đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao và được trang bị các loại máy móc xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh hiện đại. Đặc biệt MEDLATEC đang triển khai những gói khám, tầm soát ung thư cổ tử cung đa dạng với mức chi phí hợp lý. Nếu bạn có nhu cầu đặt lịch tầm soát ung thư cổ tử cung, mời bạn liên hệ đến MEDLATEC qua tổng đài 1900 56 56 56 để được hỗ trợ nhanh chóng, chính xác.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ