Tin tức
Bị cảm sổ mũi nên uống nước gì để mau khỏi?
- 13/02/2022 | Đi tìm nguyên nhân và cách xử trí khi bé bị ho sổ mũi thở khò khè
- 07/10/2022 | Sổ mũi hắt hơi liên tục là bệnh gì? Những cách điều trị
- 30/09/2023 | Bé bị sổ mũi xanh: Nguyên nhân, triệu chứng đi kèm và cách điều trị
- 30/11/2023 | Cách trị ho sổ mũi cho trẻ 6 tháng tuổi cha mẹ nên tham khảo ngay!
1. Cảm lạnh có triệu chứng gì?
Cảm lạnh là bệnh lý rất dễ xảy ra khi thời tiết giao mùa, do đường virus xâm nhập và gây bệnh ở đường hô hấp trên, phổ biến nhất là ở vùng mũi và họng. Mặc dù không quá nguy hiểm đối với sức khỏe, có thể tự khỏi nhưng cảm lạnh lại gây ra không ít biểu hiện khó chịu như:
● Sổ mũi.
● Hắt hơi liên tục.
● Ho nhiều.
● Đau nhức toàn thân.
● Sốt.
● Viêm đường hô hấp.
● Mệt mỏi.
Cảm lạnh là bệnh lý rất dễ xảy ra khi thời tiết giao mùa
Cảm lạnh có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào nhưng trẻ nhỏ và người lớn tuổi lại dễ mắc hơn vì sức đề kháng yếu. Bệnh có thể thoái lui sau 5 - 7 ngày điều trị.
2. Bị cảm sổ mũi nên uống nước gì để mau khỏi?
Để cải thiện các triệu chứng khó chịu do cảm lạnh gây nên, bệnh nhân cần chú ý dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc, bổ sung các chất dinh dưỡng thiết yếu,... Đặc biệt, nước cũng là yếu tố đóng vai trò quan trọng không thể thiếu trong việc chăm sóc bệnh nhân bị cảm lạnh. Hydrat hóa có tác dụng hỗ trợ cơ thể nhanh chóng hồi phục.
Theo giải thích của Tiến sĩ Peterson Pierre, Hoa Kỳ thì khi cơ thể mất nhiều nước cũng đồng nghĩa với việc protein kháng khuẩn có trong nước bọt bị giảm sút, từ đó chức năng chống nhiễm trùng cũng bị hạn chế. Sau đây là danh sách các loại nước bạn nên uống mỗi khi bị cảm sổ mũi để nhanh chóng khỏi bệnh:
Nước lọc:
Loại nước dễ tìm, dễ uống nhất đó là nước lọc. Uống đủ nước lọc mỗi ngày sẽ giúp cơ thể được tái tạo năng lượng, đảm bảo độ ẩm cho đường hô hấp và làm loãng dịch nhầy trong mũi. Khi bị cảm lạnh, người bệnh dễ bị đổ mồ hôi, chảy nước mũi, kèm theo đó là sốt khiến cơ thể bị mất năng lượng và trở nên mệt mỏi. Do đó uống nước là cách tốt nhất để bù lại nhanh chóng lượng nước đã mất đi do cảm lạnh.
Nước ép gừng, nghệ, củ cải, cà rốt:
Các loại nước ép làm từ cà rốt, gừng, nghệ, củ cải được đánh giá là rất có lợi cho những bệnh nhân bị cảm. Trong gừng, nghệ, củ cải, cà rốt chứa các hoạt chất chống viêm, hàm lượng vitamin A, C, E, sắt, canxi dồi dào giúp nâng cao sức đề kháng, hỗ trợ giảm nhẹ những triệu chứng như sổ mũi, ho, đau nhức cơ thể.
Đặc biệt, trong số các nguyên liệu trên thì gừng là một nguyên liệu rất phổ biến trong dân gian. Từ lâu gừng đã được dùng để điều trị các triệu chứng của cảm lạnh, ngạt mũi, hay nôn mửa. Việc uống trà gừng còn có tác dụng làm ấm cơ thể và loại bỏ bớt những chất dịch đờm ở trong cổ họng.
Các loại trà thảo mộc không chứa caffeine:
Hơi ấm từ các loại trà thảo mộc có thể giúp làm dịu tình trạng nghẹt mũi, đau họng và giảm tức ngực. Một trong những loại trà thảo mộc thường được khuyên dùng đối với những người đang bị cảm lạnh đó chính là trà hoa cúc.
Trà hoa cúc ấm có tác dụng thanh nhiệt, giải độc và rất có lợi cho giấc ngủ. Theo một nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Antioxidants vào năm 2020, chất oxy hóa flavonoid chứa trong trà hoa cúc có khả năng chống viêm rất tốt. Nhờ đó người bệnh sẽ cảm thấy bớt mệt mỏi và dễ chịu hơn khi bị cảm lạnh.
Uống trà thảo mộc sẽ giúp cải thiện các triệu chứng do cảm sổ mũi gây ra
Để cho dễ uống hơn, bạn có thể thêm một chút mật ong vào trong trà. Mật ong cũng có công dụng kháng viêm vô cùng hiệu quả và làm dịu cơn ho. Từ đó giúp bạn có những giấc ngủ ngon và sâu hơn.
Nước ép hoa quả:
Nước ép hoa quả, đặc biệt là nước chanh hay nước cam đều chứa một hàm lượng chất chống oxy hóa, vitamin C dồi dào. Nhờ đó hệ miễn dịch của cơ thể sẽ được củng cố và bạn sẽ có đủ sức khỏe để chống lại những tác nhân gây bệnh.
Tuy nhiên bạn không nên uống nước trái cây để lạnh vì điều này sẽ khiến cho tình trạng viêm họng trở nên nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, không được uống quá nhiều nước trái cây trong ngày vì vitamin C và axit chứa trong nước hoa quả có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa. Thay vào đó, bạn chỉ nên uống nước trái cây sau khi đã ăn no khoảng 30 phút - 1 giờ hoặc pha loãng nước hoa quả thành các ly nhỏ hơn.
Nước dừa:
Nước dừa có chứa rất nhiều thành phần vitamin, khoáng chất thiết yếu giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh cảm cúm, cảm lạnh. Ngoài ra, trong nước dừa còn có hàm lượng lớn Hydrat giúp giữ nước cho cơ thể. Vì vậy, người bệnh nên thêm nước dừa vào danh sách những loại nước nên uống khi bị cảm sổ mũi.
Tuy nhiên bạn cũng không nên quá lạm dụng nước dừa. Các chuyên gia y tế khuyến cáo rằng, người trưởng thành chỉ nên uống khoảng 250 ml (chia thành 2 lần/ngày). Những người đang bị cúm nên uống nước dừa nguyên chất, không nên cho thêm muối hay đường.
Nước pha mật ong:
Mật ong có công dụng kháng khuẩn mạnh, khả năng làm lành vết bỏng hay vết trầy xước nhanh chóng. Nếu bạn uống nước pha mật ong khi bị cảm lạnh thì chất oxy hóa có trong mật ong sẽ giúp chống lại tình trạng nhiễm trùng do nấm, virus và vi khuẩn. Vì vậy, bạn có thể pha 1 - 2 thìa mật ong nguyên chất cùng với một ly nước ấm sẽ giúp làm dịu các cơn ho, giảm đau cổ họng rất tốt.
Nước ép hoa quả giúp tăng cường sức đề kháng cho những bệnh nhân bị cảm sổ mũi
Súp nóng:
Nước canh hay súp nóng sẽ cung cấp calo và chất dinh dưỡng cần thiết. Nhất là khi bạn đang chán ăn khi bị cảm lạnh. Ngoài ra, những món súp ấm nóng còn giúp cung cấp đủ nước, làm loãng các chất nhầy hay đờm đặc trong mũi và cổ.
Mong rằng với những thông tin nêu trên, quý bạn đọc đã biết khi bị cảm sổ mũi nên uống nước gì để mau khỏi. Trong trường hợp tình trạng cảm lạnh có thêm các triệu chứng nghiêm trọng hơn và không được cải thiện khi điều trị tại nhà thì bạn nên đi khám để được bác sĩ tư vấn phương pháp điều trị thích hợp.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!