Tin tức

Bé bị sổ mũi xanh: nguyên nhân, triệu chứng đi kèm và cách điều trị

Ngày 09/11/2023
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân
Bé bị sổ mũi xanh là một vấn đề phổ biến mà các bậc phụ huynh thường gặp trong quá trình nuôi trẻ. Vậy nguyên nhân gây ra hiện tượng này là gì, có triệu chứng nào đi kèm và điều trị ra sao. Nội dung bài viết dưới đây sẽ cùng các bậc cha mẹ làm rõ về những vấn đề đó.

1. Tại sao bé bị sổ mũi xanh?

Khi bé bị sổ mũi xanh thì ẩn sau nó có thể là các nguyên nhân:

1.1. Viêm mũi họng

Một trong những nguyên nhân chính gây sổ mũi xanh ở trẻ nhỏ là viêm mũi họng. Viêm mũi họng là tình trạng niêm mạc trong mũi họng bị viêm nhiễm, gây ra đau họng và sổ mũi. Khi viêm mũi họng kéo dài thường sẽ bị nhiễm khuẩn nên dịch tiết màu xanh khiến bé bị sổ mũi xanh.

Viêm họng có thể là nguyên nhân khiến bé bị sổ mũi xanh

Viêm họng có thể là nguyên nhân khiến bé bị sổ mũi xanh

1.2. Dị ứng

Dị ứng có thể là một nguyên nhân khác gây sổ mũi xanh ở trẻ. Trẻ em có thể phản ứng dị ứng với các yếu tố trong môi trường xung quanh, bao gồm:

- Bụi bẩn và dầu mỡ: trong một số trường hợp, việc tiếp xúc với bụi bẩn hoặc dầu mỡ có thể gây ra kích ứng và dịch tiết màu xanh trong mũi.

- Phấn hoa và vi khuẩn: mùa hoa hay khi trẻ tiếp xúc với vi khuẩn gây dị ứng, có thể xuất hiện nước mũi xanh.

- Thực phẩm: dị ứng thực phẩm cũng có thể gây ra triệu chứng sổ mũi xanh nếu trẻ tiếp xúc với thức ăn gây dị ứng.

1.3. Viêm xoang

Viêm xoang là một tình trạng phổ biến có thể khiến bé bị sổ mũi xanh. Khi xoang bị viêm nhiễm, niêm mạc trong bị phù nề, sung huyết và tạo ra nhiều dịch tiết màu xanh lam. Triệu chứng của viêm xoang bao gồm nghẹt mũi, đau đầu và đau vùng xung quanh mắt.

Những nguyên nhân này đều có thể góp phần tạo ra tình trạng bé bị sổ mũi xanh. Hiểu rõ về nguyên nhân cụ thể mà bé gặp phải sẽ giúp cha mẹ tìm ra giải pháp điều trị phù hợp để giúp trẻ thoát khỏi tình trạng này.

2. Các triệu chứng đi kèm khi bé bị sổ mũi xanh

Mũi xanh là màu xanh của dịch tiết mũi. Dịch tiết mũi màu xanh thường là biểu hiện rõ ràng của viêm nhiễm, nhất là khi nồng độ của vi khuẩn tăng cao. Màu xanh này có thể là kết quả của cơ thể đang cố gắng loại bỏ vi khuẩn hoặc dịch tiết nhiễm trùng. Khi bị sổ mũi xanh, bé cũng có thể gặp phải các triệu chứng khác như:

- Ngạt mũi: xuất phát từ sự sưng huyết, phù nề của niêm mạc trong mũi, do viêm nhiễm hoặc phản ứng dị ứng. Triệu chứng này gây ra sự khó thở cho trẻ, làm cho việc thở qua mũi trở nên khó khăn.

- Ho: đây là cách cơ thể cố gắng loại bỏ dịch tiết trong họng và mũi. Ho có thể xuất hiện sau khi trẻ bị kích thích bởi dịch tiết trong mũi, đặc biệt là khi trẻ nằm nghỉ hoặc khi thức dậy vào buổi sáng.

Một số hướng dẫn nhận biết nguyên nhân ảnh hưởng đến màu sắc dịch mũi của bé

Một số hướng dẫn nhận biết nguyên nhân ảnh hưởng đến màu sắc dịch mũi của bé

Những triệu chứng đi kèm với tình trạng sổ mũi xanh có thể gây bất tiện và khiến bé không thoải mái, việc ăn ngủ bị ảnh hưởng. Vì thế, cha mẹ cần theo dõi và thăm khám bác sĩ chuyên khoa để tìm ra nguyên nhân, giúp bé được điều trị hiệu quả triệu chứng để bé phục hồi nhanh chóng.

3. Phương pháp điều trị khi bé bị sổ mũi xanh

Để giúp bé bị sổ mũi xanh sớm chấm dứt tình trạng này thì việc tìm ra nguyên nhân để có biện pháp điều trị phù hợp là cực kỳ quan trọng. Các biện pháp điều trị cho bé bị sổ mũi xanh sẽ dựa trên căn nguyên được tìm thấy như:

3.1. Chăm sóc tại nhà

- Vệ sinh mũi

+ Sử dụng dung dịch vệ sinh mũi: có thể dùng dung dịch vệ sinh mũi hoặc nước muối sinh lý để giúp làm sạch mũi của trẻ. 

+ Sử dụng ống hút mũi: ống hút mũi là một công cụ hữu ích để hút dịch tiết ra khỏi mũi trẻ, giúp bé thoải mái hơn.

- Dùng máy tạo ẩm

Sử dụng máy tạo ẩm trong phòng ngủ của bé để giữ không khí ẩm. Điều này có thể giúp giảm triệu chứng nghẹt mũi và tạo cảm giác thoải mái hơn cho bé.

- Nghỉ ngơi

Hãy đảm bảo bé có đủ thời gian nghỉ ngơi vì ngủ đủ giấc là điều cần thiết để tăng cường sức đề kháng của trẻ. 

Khi bé bị sổ mũi xanh, cha mẹ cần vệ sinh và hút mũi sạch sẽ cho bé

Khi bé bị sổ mũi xanh, cha mẹ cần vệ sinh và hút mũi sạch sẽ cho bé

3.2. Can thiệp y tế

Nếu tình trạng bé bị sổ mũi xanh không giảm đi sau một vài ngày hoặc triệu chứng trở nên nặng hơn thì các bậc cha mẹ bạn nên tìm đến bác sĩ Nhi khoa để được hỗ trợ chính xác. Khi đã được chẩn đoán đúng nguyên nhân bé bị sổ mũi xanh, bác sĩ thường áp dụng các phương pháp điều trị như:

- Dùng thuốc

Bác sĩ có thể đề xuất việc sử dụng thuốc để giảm triệu chứng và giúp bé phục hồi nhanh chóng. Các loại thuốc có thể bao gồm:

+ Thuốc kháng histamin: thuốc kháng histamin giúp giảm triệu chứng dị ứng và nghẹt mũi.

+ Thuốc xịt mũi: làm dịu niêm mạc trong mũi và giảm nghẹt mũi.

+ Thuốc kháng viêm: giúp giảm sưng to và viêm nhiễm vùng mũi họng.

Trong một số trường hợp nghiêm trọng, bác sĩ có thể đề xuất phẫu thuật để loại bỏ polyp mũi hoặc sửa chữa những vấn đề về cấu trúc mũi xoang là nguyên nhân gây sổ mũi xanh.

3.3. Chăm sóc tại nhà sau điều trị

Sau khi trẻ bé đã điều trị và triệu chứng giảm đi, việc chăm sóc tại nhà là rất cần thiết để đảm bảo trẻ được phục hồi hoàn toàn. Do đó, cha mẹ cần:

- Theo dõi triệu chứng và báo cáo cho bác sĩ nếu nhận bất kỳ sự thay đổi bất thường nào.

- Đảm bảo bé có thời gian nghỉ ngơi đủ và duy trì một chế độ dinh dưỡng lành mạnh.

- Giữ cho môi trường xung quanh bé sạch sẽ và thoáng khí.

- Thực hiện các hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ một cách nghiêm túc.

Tình trạng bé bị sổ mũi xanh thường xuất phát từ viêm họng, dị ứng, hoặc viêm xoang. Triệu chứng chính bao gồm màu xanh của mũi, nghẹt mũi và ho. Để điều trị, bên cạnh việc chăm sóc tại nhà và thì cha mẹ cũng nên tư vấn bác sĩ chuyên khoa để giúp trẻ được can thiệp hiệu quả, nhanh chóng.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.