Tin tức

Bị đau đầu gối bên trái: Tìm hiểu nguyên nhân và cách phòng tránh

Ngày 31/01/2024
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân
Bị đau đầu gối bên trái có thể là do chấn thương do tác động từ bên ngoài nhưng cũng có thể là biểu hiện của một số bệnh lý về xương khớp. Trong bài viết sau đây, MEDLATEC sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu kỹ hơn về nguyên nhân và cách phòng tránh tình trạng đau đầu gối bên trái.

1. Vì sao đầu gối bên trái bị đau? 

1.1. Chấn thương

Một vài chấn thương thường gặp như vấp ngã, tai nạn giao thông,... dễ khiến khớp gối bên trái bị ảnh hưởng, gây ra ở cơn đau khó chịu. Bởi lúc này hệ thống dây chằng, gân tại vùng đầu gối có thể đã bị trật khỏi vị trí ban đầu. 

Cơn đau đầu gối bên trái có khả năng đến từ chấn thương bên ngoài

Cơn đau đầu gối bên trái có khả năng đến từ chấn thương bên ngoài

Bên cạnh đó, chấn thương tại vùng đầu gối đôi khi còn đến từ hoạt động lao động hàng ngày. Người hay phải mang vác vật nặng, đứng hay ngồi lâu đều có nguy cơ gặp phải tình trạng này. 

1.2. Khớp gối bị thoái hóa 

Khớp gối bị thoái hóa xảy ra khi lớp đệm tự nhiên tại khớp gối dần mài mòn. Từ đó dẫn đến tình trạng khớp xương cọ xát vào nhau gây đau. Người bị thoái hóa khớp gối hay có cảm giác đau nhức, cứng gối mỗi khi cử động. 

Người cao tuổi hay bị thoái hóa khớp

Người cao tuổi hay bị thoái hóa khớp

Khi càng có tuổi, khả năng bị thoái hóa khớp lại càng gia tăng. Trong đó, tỷ lệ mắc thoái hóa khớp gối ở nam giới có xu hướng cao hơn nữ giới. 

1.3. Viêm gân

Chức năng chính của hệ thống gân là liên kết cơ và xương lại với nhau. Chứng viêm gân đầu gối chủ yếu xuất hiện khi cơ thể hoạt động quá sức, gặp phải chấn thương từ bên ngoài. Lúc này, khớp gối không còn hoạt động được như bình thường. 

Không những vậy, cơn đau tại đầu gối sẽ xuất hiện thường xuyên hơn. Đặc biệt là khi bạn di chuyển lên xuống cầu thang, đứng lên ngồi xuống. Nếu không điều trị kịp thời, tình trạng viêm gân gối dễ diễn biến nặng hơn. Thậm chí, hệ thống gân còn bị lão hóa gây đau nhức khó chịu, sưng tấy đầu gối, cứng cơ. 

1.4. Một vài bệnh lý khác 

Hiện tượng đầu gối bên trái bị đau cũng có thể là dấu hiệu của một vài bệnh lý thường gặp khác, như bệnh gout, viêm khớp dạng thấp, viêm túi dịch khớp gối,... 

Người mắc bệnh gout hay bị đau đầu gối

Người mắc bệnh gout hay bị đau đầu gối 

  • Bệnh gout: Bệnh lý liên quan đến sự rối loạn chuyển hóa axit uric. Từ đó dẫn đến hiện tượng tinh thể urat có xu hướng tích tụ tại các khớp, bao gồm cả khớp gối khiến đầu gối bị sưng đau khó chịu. 
  • Viêm bao hoạt dịch tại khớp gối: Tình trạng túi dịch chứa chất lỏng bị viêm là một trong những nguyên nhân khiến đầu gối bị đau nhức, khó co duỗi. Không chỉ phải đối mặt với cơn đau mà người bệnh còn rất khó khăn khi di chuyển. Nếu lượng chất lỏng trong túi dịch cứ tăng lên, dịch lỏng sẽ tràn ra khớp gối, gây nên tình trạng tràn dịch khớp gối. 
  • Viêm khớp dạng thấp: Bệnh lý này cũng gây ra cảm giác đau nhức đầu gối. Cơn đau còn có thể xuất hiện tại nhiều vị trí khác như lưng, tay, chân.

2. Triệu chứng thường gặp của người bị đau đầu gối trái

Bên cạnh cảm giác đau, người bệnh còn có thể có một số triệu chứng khác đi kèm như:

  • Khu vực đầu gối xuất hiện cảm giác ngứa ngáy, tê bì khó chịu. 
  • Khớp gối có dấu hiệu nóng rát. 
  • Khớp gối bị cứng lại, khó co duỗi. 
  • Thường cảm thấy mệt mỏi.

Khớp gối cứng dẫn đến tình trạng khó co duỗi

Khớp gối cứng dẫn đến tình trạng khó co duỗi 

3. Phải làm gì khi bị đau đầu gối bên trái? 

3.1. Đi khám kịp thời và tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ 

Ngay khi nhận thấy đầu gối bị đau, khó di chuyển, bạn cần đi khám càng sớm càng tốt. Thông qua bước thăm hỏi tiền sử bệnh, thăm khám lâm sàng kết hợp xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh, bác sĩ có thể chẩn đoán tình trạng đầu gối trái bị đau đến từ nguyên nhân nào. Từ đó đưa ra phương pháp điều trị phù hợp cho từng người bệnh. 

Người bệnh cần tuân thủ hướng dẫn điều trị của bác sĩ

Người bệnh cần tuân thủ hướng dẫn điều trị của bác sĩ

Nếu tình trạng đau đầu với không quá nghiêm trọng, người bệnh thường được chỉ định thực hiện biện pháp trị liệu, dùng thuốc uống hoặc thuốc tiêm. 

Trường hợp không thể xử lý bằng liệu pháp điều trị thông thường thì người bệnh sẽ được chỉ định thực hiện phẫu thuật. Trong đó phẫu thuật nội soi, thay khớp gối bán phần hoặc toàn phần, đục xương sửa trục,... là một số dạng phẫu thuật có thể được áp dụng tùy theo tình trạng tổn thương đầu gối thực tế của từng người bệnh. 

Trong quá trình điều trị, bạn cần tuyệt đối tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ. 

3.2. Điều chỉnh sinh hoạt và luyện tập

Bên cạnh đi khám kịp thời và tuân thủ hướng dẫn điều trị của bác sĩ, người bệnh cần điều chỉnh một vài thói quen trong sinh hoạt và luyện tập. Cụ thể như:

  • Duy trì chế độ dinh dưỡng lành mạnh: Bổ sung đầy đủ vitamin, khoáng chất kích thích xương khớp phát triển. Đồng thời, hạn chế tiêu thụ chất béo, đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ. 
  • Làm việc nghỉ ngơi hợp lý: Sau thời gian làm việc, bạn nên để cơ thể cơ thể nghỉ ngơi, đi ngủ sớm và đủ giấc. 
  • Áp dụng linh hoạt bài tập trị liệu: Thực hiện theo hướng hướng của bác sĩ hoặc dưới sự giám sát của người có chuyên môn. 

4. Một số biện pháp phòng tránh tình trạng đau đầu gối bên trái

Tình trạng đầu gối bên trái bị đau có thể phòng tránh thông qua một vài biện pháp đơn giản như: 

  • Duy trì tập thể dục vừa sức mỗi ngày. 
  • Khi chơi thể thao, bạn nên đeo đồ bảo hộ như đệm đầu gối. 
  • Hạn chế làm việc quá sức, duy trì thời gian nghỉ ngơi hợp lý, không thức khuya. 
  • Không nên đứng hoặc ngồi một tư thế quá lâu. 
  • Hạn chế mang vác vật nặng. 
  • Lựa chọn giày, dép vừa cỡ không tạo áp lực lên khớp gối. 
  • Bổ sung những loại thực phẩm tốt cho sụn khớp như hạt óc chó, các loại đậu, xương ống, trái cây mọng,...
  • Duy trì cân nặng ở mức hợp lý, không để cơ thể tăng cân quá mức. 

Bị đau đầu gối bên trái là tình trạng thường gặp ở khá nhiều người. Nguyên nhân chủ yếu là do chấn thương bên ngoài, bệnh lý về xương khớp. Khi nhận thấy tình trạng đau nhức đầu gối ngày một nghiêm trọng, bạn tốt nhất cần đến cơ sở y tế uy tín để tiến hành thăm khám và điều trị. Chuyên khoa Xương khớp thuộc Hệ thống Y tế là một trong những cơ sở y tế bạn có thể lựa chọn. Để đặt lịch khám, Quý khách có thể liên hệ đến tổng đài 1900 56 56 56 của MEDLATEC.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.