Tin tức
Bị đau họng nên làm gì và cách phòng tránh đau họng
- 29/07/2022 | Đau họng nên uống gì, ăn thực phẩm nào tốt nhất?
- 31/10/2023 | Đau họng nên uống gì để giảm nhanh triệu chứng?
- 28/10/2024 | Bị đau họng: Trường hợp nào đáng lo ngại và cách giảm nhanh triệu chứng
1. Gợi ý những thực phẩm và thức uống mà bạn nên ăn khi đau họng
Đồ ăn mềm, dễ nuốt là những món sẽ giúp giảm thiểu tình trạng kích ứng cho niêm mạc họng của bạn. Dưới đây là một số gợi ý các món nên ăn và uống khi bị đau rát họng bạn có thể áp dụng ngay:
Súp nóng
Súp nóng hay canh nóng vừa giúp cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể lại vừa là món ăn có kết cấu lỏng, dễ nuốt. Bạn có thể tham khảo công thức nấu các món súp như súp gà và súp rau củ, kết hợp thêm với gừng và nghệ để tăng khả năng chống viêm, làm dịu cổ họng.
Tuy nhiên cần lưu ý là không nên lựa chọn những loại súp có vị chua, cay, mặn, nhiều thành phần thô như sườn, sụn, xương,... vì những chất này sẽ khiến niêm mạc họng dễ bị kích ứng nghiêm trọng hơn.
Đồ ăn mềm, dễ nuốt là những món sẽ giúp giảm thiểu tình trạng kích ứng cho niêm mạc họng
Trà ấm
Trong trà có chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp ngăn ngừa các bệnh nhiễm trùng, tăng cường sức đề kháng, giảm bớt triệu chứng khó chịu do đau họng gây ra. Bên cạnh đó mỗi loại trà sẽ mang lại những ưu điểm khác nhau. Ví dụ như trà nghệ mật ong có tác dụng chống viêm, khử trùng, diệt khuẩn; trà hoa cúc lại giúp an thần, giảm triệu chứng viêm họng, cho bạn một đêm ngon giấc vì không bị những cơn ho làm ảnh hưởng.
Chuối
Chuối là một loại trái cây mềm, dễ nuốt và lại chứa rất nhiều chất bổ dưỡng nên nó cũng là một loại thực phẩm nên có mặt trong danh sách những món nên ăn khi bị đau họng. Bạn nên ăn chuối tươi thay vì chuối sấy giòn bởi vì khi đã được sấy giòn, các mảnh vỡ trong miếng chuối sẽ dễ làm tổn thương cổ họng.
Bạn có thể ăn chuối không hoặc kết hợp loại quả này với quả mọng hay bột yến mạch. Những nguyên liệu này chứa rất nhiều vitamin B, C, axit béo omega-3, kali và folate phát huy hiệu quả trong việc chống nhiễm trùng.
Sữa chua
Sữa chua được mệnh danh là một loại siêu thực phẩm rất tốt cho cổ họng và hệ tiêu hóa. Bên cạnh sở hữu kết cấu dễ nuốt, một lượng lớn carbohydrate, protein, chất béo lành mạnh và lợi khuẩn chứa trong sữa chua sẽ giúp phục hồi nhanh chóng vùng niêm mạc họng đang bị viêm.
2. Không nên ăn gì khi bị đau họng?
Đối với những loại thức ăn khó nuốt và dễ gây kích thích niêm mạc cổ họng thì tốt nhất là bạn nên tránh khi đang bị đau họng, đó thường là:
● Bánh mì giòn, bánh quy giòn;
● Bia rượu, cà phê, nước ngọt, nước có gas;
● Nước sốt chua cay và gia vị mạnh, hạt tiêu;
● Trái cây có tính axit mạnh như cam chanh, bưởi, cà chua, xoài chua,...;
● Những thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhanh như đồ chiên rán, khoai tây chiên, bỏng ngô,...;
● Không cắn các loại hạt dễ gây ho như hạt bí, hạt dưa, hạt hướng dương.
Ngoài ra có những người thích uống sữa nhưng lại không biết rằng loại thức uống này thường làm tăng tình trạng sản xuất và làm đặc chất nhầy trong cổ họng. Điều này sẽ khiến bạn dễ bị ho và gia tăng tình trạng nghiêm trọng của viêm họng.
3. Bị đau họng nên làm gì?
Bên cạnh những loại đồ ăn, thức uống nên và không nên sử dụng thì bạn cũng có thể tham khảo thêm những cách giúp làm dịu họng khác, ví dụ như sau:
Thuốc không kê đơn
Bị đau họng nên làm gì? Trong trường hợp đã áp dụng các phương pháp nêu trên nhưng không giúp cải thiện tình trạng đau rát họng, bạn có thể tham khảo các loại thuốc không kê đơn như Acetaminophen. Đây là một loại thuốc có tác dụng giảm đau nhẹ, dùng được cho cả những trường hợp bị đau ở họng. Trước khi dùng thuốc người bệnh cần tham khảo kỹ tờ hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất để dùng thuốc đúng cách, giúp phát huy tối ưu hiệu quả điều trị.
Thuốc không kê đơn cũng là một phương pháp giúp làm dịu họng
Thảo dược
Một số loại thuốc thảo dược có chứa các thành phần như hoa kim ngân và rễ cam thảo, được bào chế theo dạng thuốc nhỏ, thuốc xịt họng hay trà thảo dược cũng là một lựa chọn giúp làm giảm triệu chứng đau họng. Trong quá trình sử dụng, người bệnh cần ghi nhớ những lưu ý về khả năng tương tác với các thuốc khác, nguy cơ dị ứng và tốt nhất là bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để sử dụng thuốc sao cho an toàn, phù hợp nhất.
Thuốc kê đơn
Đối với những trường hợp bị đau họng nặng có nguy cơ viêm nhiễm lan tỏa, các phương án điều trị nêu trên không đem lại hiệu quả tối ưu thì bạn có thể sử dụng các loại thuốc kê đơn để giải quyết tình trạng này. Trước khi sử dụng thuốc kê đơn bạn nên đi khám để tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh. Bác sĩ sẽ cho lời khuyên và tư vấn cho bạn phương pháp điều trị hợp lý.
4. Bị đau họng thế nào thì đi khám?
Nếu viêm họng 1 tuần trở lên không đỡ mặc dù đã áp dụng các cách điều trị tại nhà nêu trên, đồng thời kèm theo đó là sự xuất hiện của các triệu chứng như phát ban, sốt cao, khó thở, khó nuốt, đau khớp, đau nhức cơ thể không rõ nguyên nhân,... thì tốt nhất là bạn nên đi thăm khám để được chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh.
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng viêm họng là do nhiễm phải virus cảm cúm hoặc cảm lạnh, hay bị nhiễm trùng bởi vi khuẩn (viêm họng liên cầu khuẩn). Trong trường hợp nguyên nhân viêm họng xuất phát từ vi khuẩn, bác sĩ có thể sẽ kê cho bạn các loại thuốc kháng sinh. Ngoài ra đây cũng có thể là triệu chứng của tình trạng viêm amidan, viêm họng, viêm VA, thậm chí là những bệnh lý ác tính như ung thư hạ họng, ung thư vòm họng,...
Nếu xuất hiện các dấu hiệu nhiễm trùng họng thì bạn nên đi khám
Do đó nếu tình trạng viêm họng kéo dài quá lâu thì bạn vẫn nên đi khám để biết được nguyên nhân. Nếu bạn đang không biết nên đi khám ở đâu thì Chuyên khoa Tai - Mũi - Họng thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC là một gợi ý hoàn hảo. MEDLATEC là nơi quy tụ đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm, chuyên môn giỏi và Bệnh viện còn sở hữu hệ thống máy móc hiện đại sẽ giúp bạn chẩn đoán được nhanh chóng, chính xác tình trạng bệnh mà bạn đang gặp phải. Để được tư vấn chi tiết hơn, bạn vui lòng liên hệ ngay qua hotline 1900565656, tổng đài viên sẽ hỗ trợ giải đáp mọi thắc mắc của bạn.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!