Tin tức

Đau họng nên uống gì, ăn thực phẩm nào tốt nhất?

Ngày 29/07/2022
Vào thời điểm chuyển giao thời tiết, rất nhiều người bị đau họng với nhiều nguyên nhân khác nhau. Mặc dù không nguy hiểm, thế nhưng bệnh lý này có thể sẽ gây nên những khó chịu trong quá trình ăn và uống hàng ngày. Vậy, đau họng nên uống gì, ăn những loại thức ăn nào để tình trạng trở nên tốt hơn?

1. Một số thông tin về đau họng

Đây là một bệnh lý thường gặp tạo nên cảm giác đau, ngứa hoặc là bị khó chịu tại vùng cổ họng. Cổ họng sẽ còn bị đau hơn khi nuốt các loại thực phẩm hoặc đồ uống. Nguyên nhân thường gặp nhất của bệnh lý này là các loại virus khi cảm cúm và triệu chứng này cũng sẽ tự hết chỉ trong vài ngày. 

Tổng quan về triệu chứng đau họng

Tổng quan về triệu chứng đau họng

Nếu cổ họng bị đau vì vi khuẩn thì thường là do vi khuẩn thuộc nhóm Streptococcus. Loại vi khuẩn này mặc dù ít phổ biến hơn thế nhưng mức độ đau họng của chúng gây ra lại nặng hơn. Những người bị đau họng vì vi khuẩn gây hại cần phải điều trị bằng thuốc kháng sinh để phòng chống các biến chứng có thể xảy ra. Trong trường hợp bệnh viêm họng xuất hiện vì nhiều yếu tố khác nhau thì cũng cần được chữa trị phối hợp với nhiều phương pháp khác. 

Khi người bệnh bị đau họng sẽ cảm thấy vô cùng khó chịu và cổ họng bị bỏng rát. Những triệu chứng này khiến cho người bệnh ăn không ngon, thậm chí một số người còn không thể uống được nước. 

2. Đau họng gồm những dấu hiệu nào?

Trước khi tìm hiểu đau họng nên uống gì thì trước hết bạn cần phải biết được những dấu hiệu nhận biết của bệnh lý này. Dấu hiệu để nhận biết đau họng rất là đa dạng. Chúng cũng thường xuyên thay đổi dựa trên từng lý do gây bệnh khác nhau. Trong đó, một số dấu hiệu nhận biết phổ biến nhất như:

Đau họng gồm có những triệu chứng phổ biến nào?

Đau họng gồm có những triệu chứng phổ biến nào?

  • Cổ họng bị đau và bị ngứa thường xuyên, đặc biệt càng nặng hơn khi ăn uống hàng ngày. 

  • Cơn đau sẽ trở nặng hơn khi nói chuyện hoặc khi cổ họng nuốt nước bọt vào trong. 

  • Vùng cổ hoặc cằm có thể bị sưng tuyến.

  • Lưỡi gà cũng bị sưng đỏ

  • Ở khu vực hầu họng sẽ xuất hiện các mảng trắng. 

  • Giọng nói khàn hơn và bị thay đổi

Ngoài những triệu chứng phổ biến kể trên, một số loại vi khuẩn đặc biệt gây nên tình trạng đau họng còn làm xuất hiện tình trạng sốt cao, bị ho, bị đau nhức toàn thân, buồn nôn,... Nếu bị đau họng lâu dài mà không có dấu hiệu cải thiện thì người bệnh cần đến bệnh viện để được bác sĩ khám và điều trị. Nếu nguyên nhân gây đau họng là do nhiễm khuẩn thì người bệnh sẽ được các bác sĩ cho uống thuốc kháng sinh. Ngược lại, nếu đau họng là do các loại  virus gây ra thì các loại kháng sinh sẽ không có tác dụng.

3. Những đối tượng nào dễ bị đau họng nhất?

Thực tế, bất cứ ai cũng đều có thể bị đau họng khi thay đổi thời tiết hoặc bị cúm. Tuy nhiên, với một số trường hợp kể đến sau đây thì khả năng bị đau họng sẽ cao hơn:

Một số trường hợp dễ bị đau họng

Một số trường hợp dễ bị đau họng

  • Trẻ em thường sẽ dễ bị đau họng hơn so với người lớn. Các bạn nhỏ có độ tuổi từ 3 đến 15 khi bị viêm họng có thể là do streptococcus cao. Đây là yếu tố khiến các bạn nhỏ bị đau họng phổ biến nhất. 

  • Phơi nhiễm khói thuốc lá: Đây là một nguyên nhân khiến nhiều người bị đau họng. Đồng thời, nếu hút thuốc quá thường xuyên còn làm cho nguy cơ bị ung thư miệng, họng và các dây thanh âm tăng lên cao hơn. 

  • Bị dị ứng: Những người bị dị ứng thời tiết, bụi, phấn hoa hoặc lông động vật cũng có thể dễ bị đau họng hơn. 

  • Tiếp xúc nhiều với hóa chất: Những phân tử có trong quá trình đốt cháy các chất hóa học có thể gây nên tình trạng niêm mạc họng. 

  • Viêm xoang mạn tính: Những chất nhầy viêm từ phần mũi có thể tác động lên vùng cổ họng và làm tình trạng viêm lây rộng ra xung quanh nhanh hơn.

  • Sức đề kháng yếu: Khiến cho cơ thể dễ mắc bệnh hơn. 

4. Đau họng nên uống gì, ăn gì tốt nhất?

Đau họng nên uống gì và nên bổ sung những loại thực phẩm nào để cải thiện vấn đề? Như bạn đã biết, đau họng có thể khiến cho các hoạt động ăn uống hàng ngày bị ảnh hưởng. Khi bị đau họng, hoạt động nuốt có thể khiến cho cổ họng bị đau và làm người bệnh cảm, thấy khó chịu. Vậy, với tình trạng lúc này thì người bệnh nên ăn gì và uống gì?

Đau họng nên uống gì, ăn gì?

Đau họng nên uống gì, ăn gì?

Vào những lúc như thế này thì các loại thức ăn mềm và dễ nuốt sẽ được ưu tiên hơn. Kết cấu mềm của các loại thức ăn sẽ không gây quá nhiều kích thích đối với niêm mạc họng. Bên cạnh đó, các loại đồ ăn và đồ uống ấm nóng cũng có tác dụng giúp cổ họng cảm thấy dễ chịu hơn rất nhiều. Cụ thể, một số loại đồ ăn, đồ uống được khuyến khích có trong chế độ ăn của người bệnh có thể kể đến như:

  • Mỳ pasta được nấu chín kỹ và nên sử dụng khi đồ ăn còn nóng.

  • Các loại bột ngũ cốc hoặc yến mạch được pha với sữa hoặc pha cùng với nước ấm. 

  • Các món tráng miệng có gelatin. 

  • Sữa chua.

  • Rau xanh được nấu chín. 

  • Món khoai tây nghiền.

  • Soup canh có chứa kem.

  • Các loại nước ép trái cây (nên chọn những loại quả ít chua).

  • Trứng được nấu chín.

  • Nước mật ong gừng ấm. 

Bổ sung thêm những loại thức ăn trên vào trong thực đơn ăn uống hàng ngày sẽ đảm bảo cơ thể có đầy đủ dinh dưỡng. Đồng thời, chúng cũng không tạo ra các kích ứng hoặc gây thương tổn đối với vùng cổ họng đang bị đau của người bệnh.

5. Những loại đồ ăn, đồ uống cần tránh

Bên cạnh những loại thực phẩm được khuyến khích dùng cho người bệnh thì bạn cũng cần phải lưu ý tránh xa một số loại thực phẩm sau đây. Những loại thức ăn này sẽ gây kích thích vùng niêm mạc họng và rất khó nuốt, khiến cổ họng cảm thấy đau hơn:

Những loại đồ ăn, đồ uống cần tránh

Những loại đồ ăn, đồ uống cần tránh

  • Các loại bánh quy có đặc tính cứng và bánh mì giòn.

  • Những loại sốt cay hoặc những đồ ăn được nêm nếm nhiều loại gia vị khác nhau.

  • Nước ngọt có ga, các loại đồ uống có cồn và cà phê

  • Bánh snack khô hoặc bỏng ngô

  • Không nên ăn rau sống

  • Những loại trái cây chua nhiều tính acid có thể gây kích ứng cổ họng.

Đối với một số trường hợp, những thức ăn được làm từ nguyên liệu chính là sữa có thể tác động và thúc đẩy quá trình sản xuất các chất nhầy. Như vậy, người bệnh sẽ phải vệ sinh cổ họng thường xuyên và khiến cho tình trạng viêm họng trở nên nghiêm trọng hơn rất nhiều.

6. Những biện pháp phòng ngừa

Để có thể phòng ngừa đau họng thì cách tốt nhất chính là tránh xa các yếu tố gây bệnh. Đồng thời, bạn cũng cần phải hình thành một thói quen duy trì vệ sinh sạch sẽ. Một số những phương pháp phòng tránh đau họng mà bạn có thể áp dụng cho mình như:

Giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ để bảo vệ khỏi những yếu tố gây hại

Giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ để bảo vệ khỏi những yếu tố gây hại

  • Rửa tay thường xuyên.

  • Không sử dụng đồ dùng chung  hoặc ly uống nước với người khác. 

  • Nên sử dụng khăn giấy khi ho hoặc khi hắt xì hơi. Nếu cần thiết bạn có thể hắt xì vào vùng khuỷu tay. 

  • Sử dụng dung dịch rửa tay mọi lúc mọi nơi để bảo vệ bản thân tránh khỏi các vi khuẩn và virus gây bệnh.

  • Hạn chế chạm tay vào các cột điện thoại công cộng. 

  • Nên sử dụng ly thay vì uống nước trực tiếp từ miệng của vòi nước. 

  • Vệ sinh điện thoại, tivi và bàn phím của laptop thường xuyên. 

  • Không nên tiếp xúc quá thân mật hoặc tiếp xúc gần với người bệnh. 

Trên đây, bài viết đã tổng hợp những thông tin có liên quan đến vấn đề đau họng nên uống gì và ăn gì để cải thiện tình trạng. Triệu chứng đau họng có thể khiến cho các hoạt động ăn uống hàng ngày của bạn bị ảnh hưởng. Vì vậy, việc chăm sóc và ăn uống hàng ngày cần được chú ý kỹ càng hơn. Quý khách có thể liên hệ với các chuyên gia và bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC thông qua số điện thoại 1900 56 56 56 để được tư vấn và hỗ trợ chi tiết nhất.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ