Tin tức
Bị sởi kiêng gì? Những điều ba mẹ cần biết khi con bị sởi
- 20/08/2024 | Sởi diễn biến phức tạp - chuyên gia khuyến cáo biện pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả trong mùa...
- 21/08/2024 | Các dấu hiệu bệnh sởi ở trẻ dưới 1 tuổi cha mẹ cần ghi nhớ
- 26/08/2024 | Bác sĩ giải đáp: Nguyên nhân, biến chứng và cách điều trị sởi
- 10/03/2025 | Sởi quai bị Rubella tiêm mấy mũi để đảm bảo hiệu quả phòng bệnh?
- 12/03/2025 | Bệnh sởi ở trẻ sơ sinh - những điều tuyệt đối không được chủ quan
- 23/03/2025 | Trẻ bị sởi tắm lá gì? Lưu ý quan trọng khi chăm sóc trẻ bị sởi
Bệnh sởi là gì?
Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây nên và thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi. Bệnh lây truyền qua đường hô hấp khi tiếp xúc trực tiếp với giọt bắn của trẻ bệnh. Các triệu chứng điển hình của bệnh sởi gồm sốt cao, ho, sổ mũi, niêm mạc mắt đỏ và phát ban toàn thân.
- Giai đoạn ủ bệnh: Thời gian ủ bệnh kéo dài trung bình khoảng 10 ngày (7 - 21 ngày). Giai đoạn này, cơ thể chưa có bất kỳ dấu hiệu nào của bệnh sởi.
- Giai đoạn khởi phát: Giai đoạn khởi phát sẽ kéo dài khoảng 2 - 4 ngày và bắt đầu xuất hiện các dấu hiệu của bệnh sởi. Sốt, chảy nước mũi, niêm mạc mắt đỏ,.. chính là những triệu chứng phổ biến, thường gặp ở giai đoạn này. Đây cũng là thời điểm dễ lây lan nhất.
- Giai đoạn toàn phát: Giai đoạn này, trẻ bệnh bắt đầu phát ban và thường kéo dài khoảng 2 - 5 ngày. Các nốt ban đỏ sẽ xuất hiện từ mặt và lan nhanh chóng ra khắp cơ thể. Chúng có thể mọc thành từng đám, gây ngứa và khó chịu cho trẻ.
- Giai đoạn hồi phục: Đây là giai đoạn báo hiệu thời điểm kết thúc bệnh. Nếu không có biến chứng thì bệnh sẽ tự khỏi, ban sởi sẽ nhạt màu dần rồi để lại vết thâm đen. Trung bình, sau khởi phát bệnh từ 1 - 2 tuần, các dấu hiệu bệnh sởi sẽ dần mất đi và trẻ bệnh có thể trở lại cuộc sống bình thường.
Nắm rõ các giai đoạn của bệnh sẽ giúp cho việc điều trị thuận lợi và đạt hiệu quả cao. Từ đó, giúp giảm tối đa nguy cơ mắc biến chứng nguy hiểm tới sức khoẻ.
Các nốt ban đỏ ở trẻ bị sởi
Trẻ bị sởi kiêng gì?
Đến nay, vẫn chưa có thuốc đặc trị bệnh sởi. Đa số chỉ định đều tập trung vào điều trị triệu chứng để giúp bé mau khỏi bệnh. Vậy ngoài sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, trẻ bị sởi kiêng gì? Khi con bị sởi, ba mẹ cần đặc biệt chú ý về chế độ ăn uống và sinh hoạt của con.
Về chế độ ăn uống của trẻ
Trong chăm sóc trẻ bị sởi, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong tăng cường sức đề kháng, góp phần đẩy nhanh quá trình hồi phục ở trẻ. Giai đoạn phát bệnh, hệ tiêu hoá của trẻ thường yếu đi. Một chế độ ăn không lành mạnh với các loại thực phẩm không phù hợp có thể gây ra nhiều vấn đề tiêu hoá và khiến tình trạng bệnh càng trở nặng, tiềm ẩn nhiều nguy cơ mắc biến chứng nguy hiểm. Vì thế, ba mẹ cần tránh cho con ăn những loại thực phẩm sau:
- Kiêng đồ ăn nhiều dầu mỡ: Ba mẹ không nên cho con ăn quá nhiều đồ ăn chiên rán vì sẽ làm đầy bụng, kích thích hệ tiêu hoá gây triệu chứng buồn nôn,...
- Kiêng đồ ăn nhanh: Trong thực phẩm đóng hộp, đồ ăn chế biến sẵn có chứa lượng lớn chất bảo quản phụ gia sẽ gây áp lực cho hệ tiêu hoá của trẻ. Mặt khác, trong những loại thực phẩm đó, hàm lượng dinh dưỡng không cao sẽ không đáp ứng đủ nhu cầu năng lượng cho con, gây nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ.
- Kiêng đồ uống có ga: Trong đồ uống có ga có chứa hàm lượng đường lớn, dễ làm tăng tình trạng viêm khiến trẻ giảm cảm giác thèm ăn, đầy bụng, chướng hơi,...Thậm chí, chúng còn khiến trẻ mất nước, ảnh hưởng đến khả năng tương tác thuốc điều trị bệnh.
- Kiêng thực phẩm trẻ dị ứng: Tuyệt đối không cho trẻ ăn những loại thực phẩm con dị ứng, vì sẽ làm nghiêm trọng thêm tình trạng bệnh. Thậm chí là đe dọa trực tiếp đến tính mạng của con.
- Không sử dụng các chế phẩm có chứa corticoid: Corticoid gây ức chế hệ miễn dịch tự nhiên. làm trầm trọng bệnh và nguy cơ mắc biến chứng nguy hiểm.
Về chế độ sinh hoạt
Trong sinh hoạt hàng ngày, ba mẹ cũng cần chú ý những điều sau để giúp con mau lành bệnh nhé!
- Trẻ có thể bị ngứa cần cắt móng tay tránh làm tổn thương da do gãi: Phát ban sởi có thể gây khó chịu và ngứa ngáy cho trẻ. Ba mẹ nên quan sát con, cắt móng tay cho con. vệ sinh tay thường xuyên tránh nhiễm khuẩn da, bởi dễ gây nhiễm trùng da và để lại sẹo xấu sau hồi phục.
- Kiêng thức khuya: Thức khuya sẽ khiến trẻ mệt mỏi, làm bệnh kéo dài và giảm khả năng hồi phục. Ba mẹ nên cho con đi ngủ sớm để tăng cường sức đề kháng nhé!
- Không tiếp xúc với ánh nắng mặt trời quá lâu: Thói quen tắm nắng cho trẻ cần được thay đổi khi con bị sởi. Ba mẹ không nên cho con tiếp xúc với ánh nắng mặt trời quá lâu vì sẽ làm các nốt ban đỏ sưng đỏ và khó chịu hơn. Hay thậm chí còn có nguy cơ làm bỏng da.
Trẻ bị sởi không nên tiếp xúc ánh nắng mặt trời quá lâu
Lưu ý khi chăm sóc trẻ bị sởi
Chăm sóc trẻ bị sởi đúng cách không chỉ góp phần thúc đẩy thời gian lành bệnh mà còn hỗ trợ ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm tới sức khoẻ của con. Dưới đây là một số lưu ý quan trọng khi chăm sóc trẻ bị sởi mà ba mẹ cần chú ý:
- Chế độ dinh dưỡng hợp lý: Ba mẹ nên cho con ăn đồ ăn dễ tiêu như cháo, súp, canh,.. Bổ sung vitamin A, C, kẽm, selen để tăng cường sức đề kháng cho trẻ, hỗ trợ đẩy nhanh quá trình hồi phục. Ngoài ra, ba mẹ cần kiêng cho con những loại đồ ăn nhiều dầu mỡ, nhiều đường,...
- Vệ sinh cơ thể đúng cách: Tắm cho trẻ bằng nước ấm trong phòng kín và sử dụng khăn bông mềm để lau khô cơ thể cho con. Không mặc quần áo bó sát cơ thể cho bé vì sẽ tiếp xúc với các nốt ban sởi và gây khó chịu cho trẻ.
- Đảm bảo môi trường xung quanh sạch sẽ: Ba mẹ cần giữ môi trường sống xung quanh trẻ luôn sạch sẽ và thông thoáng.
- Bù nước: Ba mẹ nên cho trẻ uống nhiều nước, điện giải để tránh mất nước.
- Theo dõi bất thường: Trường hợp trẻ sốt cao, khó thở, co giật ba mẹ cần nhanh chóng đưa con đến thăm khám bác sĩ để có hướng điều trị phù hợp.
Trẻ bị sởi kiêng gì? Khi con bị bệnh, ba mẹ cần kiêng cho con những thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ ăn đóng hộp, đồ ăn nhiều đường,... Trẻ bị sởi cần được chăm sóc cẩn thận, đúng cách về cả dinh dưỡng và sinh hoạt hàng ngày. Như vậy mới giúp con mau khoẻ và hạn chế tối đa những biến chứng không mong muốn. Phụ huynh có thắc mắc về các vấn đề liên quan đến bệnh sởi, hãy liên hệ Tổng đài MEDLATEC 1900 56 56 56 để được tư vấn và đặt lịch thăm khám nhanh chóng.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!
