Tin tức
Biểu hiện, biến chứng và chẩn đoán viêm loét hành tá tràng
- 22/11/2021 | Khi nào được chỉ định nội soi thực quản - dạ dày - tá tràng và quy trình thực hiện?
- 09/09/2021 | Dấu hiệu cảnh báo viêm loét dạ dày - tá tràng không nên chủ quan
- 20/03/2020 | Tổng quan về kỹ thuật nội soi thực quản dạ dày tá tràng
1. Biểu hiện viêm loét tá tràng điển hình
Viêm loét hành tá tràng gây ra những triệu chứng đặc trưng, tuy nhiên ở giai đoạn đầu của bệnh thì triệu chứng mờ nhạt rất khó nhận biết. Điều này khiến hầu hết bệnh nhân phát hiện và điều trị ở giai đoạn muộn dẫn đến nhiều biến chứng ảnh hưởng tới sức khỏe.
Viêm loét hành tá tràng gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của người bệnh
Những biểu hiện thường gặp của viêm loét hành tá tràng bao gồm:
1.1. Đầy hơi, buồn nôn, khó tiêu
Những triệu chứng này xuất hiện ở bệnh nhân viêm loét hành tá tràng do dạ dày tiết nhiều acid dẫn đến hiện tượng trào ngược dịch dạ dày, dịch trào ngược lên thực quản gây kích thích buồn nôn. Ngoài ra, viêm loét hành tá tràng còn khiến việc tiêu hóa thức ăn khó khăn hơn kết hợp với lượng acid dạ dày lớn gây đầy hơi, khó chịu, biếng ăn.
1.2. Đau, nóng rát phần thượng vị
Đây cũng là triệu chứng điển hình của viêm loét hành tá tràng song thường bị nhầm lẫn với những cơn đau bụng thông thường. Cơn đau thường xuất hiện ở vị trí thượng vị phía bên phải, đau từng đợt âm ỉ gây nhiều khó chịu. Đau và nóng rát phần thượng vị sẽ tăng lên nếu người bệnh ăn uống loại thực phẩm khó tiêu hóa, gây kích thích vết loét hành tá tràng.
Đau và nóng rát vùng thượng vị là triệu chứng điển hình của viêm loét hành tá tràng
1.3. Khó ngủ, mất ngủ
Viêm loét hành tá tràng không chỉ ảnh hưởng tới hoạt động tiêu hóa, hấp thu dinh dưỡng mà những cơn đau bụng, đầy bụng khó chịu còn ảnh hưởng tới giấc ngủ của người bệnh. Nhiều bệnh nhân cho biết bản thân hay bị khó ngủ, mất ngủ, ngủ không sâu giấc cùng những triệu chứng bụng khó chịu xuất hiện vào ban đêm.
1.4. Rối loạn chức năng tiêu hóa
Triệu chứng này biểu hiện bằng hiện tượng thường xuyên đau bụng, táo bón hoặc tiêu chảy xen kẽ do viêm loét hành tá tràng khiến chức năng tiêu hóa suy giảm. Tình trạng rối loạn tiêu hóa này cũng ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng hấp thu dinh dưỡng của người bệnh, bệnh nhân bị gầy rút, xanh xao do thiếu máu, thiếu dinh dưỡng.
1.5. Xuất huyết tiêu hóa
Các ổ viêm loét hành tá tràng có thể gây xuất huyết tiêu hóa với triệu chứng như đi ngoài phân đen, nôn ra máu, mất máu nhiều dẫn đến thiếu máu thiếu sắt, tụt huyết áp, sốc,...
2. Biến chứng của viêm loét hành tá tràng
Các triệu chứng do viêm loét hành tá tràng ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh. Nguy hiểm hơn nếu không được điều trị tốt, không kiêng khem thực phẩm thức uống gây hại, người bệnh có thể gặp phải biến chứng đe dọa đến tính mạng như:
Xuất huyết dạ dày có thể gây nguy hiểm do mất máu nhiều
2.1. Xuất huyết nghiêm trọng
Khi ổ loét bị kích thích dẫn đến chảy máu liên tục, nguy hiểm khi bệnh nhân liên tục nôn ra máu tươi, có dấu hiệu tụt huyết áp, mệt lả,... Khi người bệnh có những triệu chứng này, cần sớm đưa đến cơ sở y tế để cấp cứu khắc phục tình trạng xuất huyết ở vết loét.
2.2. Thủng ổ loét
Ổ loét loét hành tá tràng sâu có thể gây thủng ổ loét, bệnh nhân sẽ xuất hiện các triệu chứng như đau bụng dữ dội như bị dao đâm, nôn mửa, bụng cứng,... Nếu không kịp thời cấp cứu ngoại khoa, bệnh nhân có thể tử vong do mất máu và tổn thương nội tạng.
2.3. Hẹp môn vị
Hẹp môn vị là biến chứng viêm loét hành tá tràng xảy ra khi vết loét rộng, sát với môn vị dạ dày. Triệu chứng bệnh nhân gặp phải bao gồm: đau bụng, chậm tiêu, đầy bụng, nôn ra thức ăn cũ nhiều lần kèm theo dịch vị màu xanh đen.
Những biến chứng viêm loét hành tá tràng trên nếu phát hiện chậm trễ rất nguy hiểm cho sức khỏe và tính mạng của người bệnh.
2.4. Ung thư dạ dày
Bệnh viêm loét hành tá tràng nếu không được điều trị triệt để, tái đi tái lại nhiều lần có thể nguy cơ biến chứng thành ung thư dạ dày. Đây là biến chứng nguy hiểm, có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh.
3. Phương pháp chẩn đoán viêm loét hành tá tràng
Chẩn đoán viêm loét hành tá tràng cần thực hiện khi có các dấu hiệu bệnh nghi ngờ, ngoài chẩn đoán xác định cần chẩn đoán biến chứng để xử trí nhanh.
3.1. Chẩn đoán xác định viêm loét hành tá tràng
Thông tin về triệu chứng và tiền sử bệnh là những thông tin hữu ích để chẩn đoán viêm loét hành tá tràng bước đầu. Hãy cung cấp các thông tin triệu chứng một cách chi tiết cho bác sĩ khi thăm khám bệnh như: triệu chứng, tần suất và vị trí đau bụng, rối loạn tiêu hóa,...
Chẩn đoán hình ảnh là kỹ thuật chủ yếu trong chẩn đoán viêm loét hành tá tràng
Để chẩn đoán xác định viêm loét hành tá tràng, các phương pháp chẩn đoán được chỉ định bao gồm:
-
Nội soi chẩn đoán hình ảnh qua vị trí, kích thước, hình dạng, số lượng, màu sắc của ổ viêm loét.
-
Sinh thiết tìm vi khuẩn hoặc tế bào ung thư bất thường ở vết viêm loét hành tá tràng.
Dựa trên đặc điểm của vết viêm loét có thể chẩn đoán được giai đoạn của bệnh bao gồm: giai đoạn hoạt động, giai đoạn lành ổ loét và giai đoạn liền sẹo.
3.2. Chẩn đoán biến chứng viêm loét hành tá tràng
Biến chứng viêm loét hành tá tràng phát triển nhanh có thể nguy hiểm cho sức khỏe, tính mạng của người bệnh nên cần chẩn đoán sớm để xử trí.
Chẩn đoán xuất huyết đường tiêu hóa
Bệnh nhân có những triệu chứng xuất huyết tiêu hóa như thiếu máu, đi ngoài phân đen, nôn ra máu,... Có thể nội soi đường tiêu hóa để kiểm tra xuất huyết cùng với xét nghiệm công thức máu, xét nghiệm đông máu cơ bản,...
Chẩn đoán thủng dạ dày - tá tràng
Bệnh nhân có triệu chứng đau bụng dữ dội, cơ cứng thành bụng dựa trên chẩn đoán viêm loét hành tá tràng trước đó để chỉ định phẫu thuật khâu lỗ thủng hoặc cắt dạ dày để khắc phục.
Chẩn đoán ung thư thạ dày
Các phương pháp cận lâm sàng được sử dụng để chẩn đoán, tầm soát ung thư dạ dày là nội soi dạ dày ống mềm bấm sinh thiết, siêu âm nội soi dạ dày, chụp CT,...
Chẩn đoán rò tạng do viêm loét hành tá tràng qua chụp CT
Chẩn đoán hẹp môn vị
Ngoài triệu chứng hẹp môn vị, bệnh nhân được chẩn đoán dựa trên nội soi hình ảnh thấy hẹp môn vị, tá tràng hoặc sinh thiết mô bệnh học.
Như vậy, khi có triệu chứng bệnh, người bệnh nên sớm tới cơ sở y tế để khám, chẩn đoán viêm loét hành tá tràng và điều trị đúng cách. Nếu không được điều trị, người bệnh có thể phải đối mặt với những biến chứng bệnh nguy hiểm như thủng dạ dày, xuất huyết tiêu hóa,... Để được tư vấn trực tiếp, hãy liên hệ với MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!