Tin tức

Bisoprolol là thuốc gì? Hướng dẫn sử dụng Bisoprolol đúng cách

Ngày 10/10/2024
Tham vấn y khoa: BS. Đinh Văn Chỉnh
Bisoprolol là loại thuốc được sử dụng khá phổ biến trong việc điều trị chứng tăng huyết áp và rối loạn nhịp tim. Muốn biết Bisoprolol có những tác dụng gì và cách sử dụng như thế nào? Hãy đọc ngay bài viết sau đây để tìm hiểu những thông tin chi tiết về loại thuốc này nhé!

Tổng quan về Bisoprolol

Tên thuốc

Bisoprolol 

Nhóm thuốc

Chẹn beta 

Thành phần chính

Bisoprolol fumarate (Hàm lượng 2,5 mg, 5 mg, 10 mg hoặc 20 mg)

Tá dược

  • Lactose monohydrate
  • Cellulose vi tinh thể
  • Croscarmellose natri
  • Magnesium stearate
  • Hypromellos

Bào chế

Dạng viên nén

Công dụng của Bisoprolol

Bisoprolol hoạt động bằng cách giảm tác động của hệ thần kinh lên tim. Các công dụng chính có thể kể đến của loại thuốc này bao gồm: 

  • Điều trị tăng huyết áp: Tăng huyết áp là tình trạng huyết áp trong động mạch cao hơn ngưỡng bình thường cho phép, gây ra nhiều nguy cơ cho sức khỏe như đột quỵ, nhồi máu cơ tim,... Sử dụng thuốc Bisoprolol giúp:
    • Làm tim đập chậm lại và co bóp nhẹ nhàng hơn, từ đó huyết áp sẽ giảm theo.
    • Ức chế quá trình tự động tiết renin ở thận khi huyết áp giảm, giúp duy trì huyết áp ở mức ổn định.
    • Làm giảm tác động của hệ thần kinh giao cảm lên tim và mạch máu, giúp huyết áp ổn định hơn trong các tình huống căng thẳng.

Bisoprolol được sử dụng phổ biến trong điều trị tăng huyết ápBisoprolol được sử dụng phổ biến trong điều trị tăng huyết áp

  • Điều trị đau thắt ngực mạn tính: Đau thắt ngực mạn tính là tình trạng đau ngực xuất hiện khi tim không nhận đủ oxy.
    • Bằng cách làm chậm nhịp tim, giảm lưu lượng máu nhưng vẫn đảm bảo cung cấp đủ oxy cho tim, Bisoprolol giúp giảm gánh nặng cho tim, nhờ đó làm giảm tần suất và mức độ nghiêm trọng của các cơn đau thắt ngực.
  • Điều trị suy tim kéo dài kèm suy giảm chức năng thất trái
    • Bisoprolol kết hợp với các thuốc ức chế men chuyển, lợi tiểu và glycosid trợ tim giúp làm chậm quá trình tiến triển của bệnh tim.

 Chỉ định và chống chỉ định

  • Chỉ định:
    • Điều trị huyết áp.
    • Giảm tần suất và cường độ các cơn đau thắt ngực.
    • Áp dụng liệu pháp kết hợp ở người bị bệnh suy tim mạn tính giai đoạn ổn định.
  • Chống chỉ định:
    • Người bị suy tim cấp, suy tim mất bù, sốc tim.
    • Rối loạn dẫn truyền tim nghiêm trọng.
    • Suy giảm khả năng tạo nhịp của nút xoang.
    • Tim đập chậm với nhịp đo được dưới 60 lần/phút.
    • Huyết áp tâm thu dưới 100 mmHg, người bị hạ huyết áp.
    • Người mắc bệnh lý hen phế quản cấp, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
    • Toan chuyển hóa.
    • Người mẫn cảm với các thành phần của thuốc.

Bisoprolol chống chỉ định với các trường hợp dị ứng thành phần thuốcBisoprolol chống chỉ định với các trường hợp dị ứng thành phần thuốc

  • Thận trọng:
    • Suy gan
    • Suy tim
    • Suy thận
    • Các bệnh mạch máu ngoại vi
    • Bệnh COPD
    • Đái tháo đường
    • Hạ đường máu
    • Bệnh lý tuyến giáp
    • Phụ nữ mang thai và cho con bú

Cách dùng và liều dùng

Để Bisoprolol phát huy hiệu quả tối ưu nhất, bạn hãy tuân thủ hướng dẫn cách dùng, liều dùng dưới đây:

Cách dùng

Bisoprolol được sử dụng cho người lớn theo đường uống, trước ăn hay sau ăn đều được. Bạn nên uống thuốc vào buổi sáng để thuốc phát huy tối đa tác dụng.

Bisoprolol được khuyên dùng buổi sáng cho hiệu quả caoBisoprolol được khuyên dùng buổi sáng cho hiệu quả cao

Liều dùng

Thông thường, bạn chỉ cần uống thuốc một lần mỗi ngày. Tuy nhiên, liều lượng cụ thể và thời điểm uống thuốc có thể thay đổi tùy theo chỉ định của bác sĩ. Các liều dùng được khuyến cáo như sau:

  • Liều huyết áp cao: 
    • Khởi đầu: 5mg/1 lần/ngày.
    • Duy trì: 5-20mg/1 lần/ngày.
  • Liều suy tim sung huyết:
    • Khởi đầu: 1,25mg /1 lần/ngày.
    • Duy trì: Sau 2 ngày, liều thuốc có thể tăng lên mức 2,5mg/1 lần/ngày. Sau đó, bệnh nhân sẽ dùng liều này mỗi tuần, trừ khi bác sĩ có chỉ định khác. Liều thuốc tối đa mà bệnh nhân có thể dùng mỗi ngày là 5mg.
  • Liều phòng ngừa đau thắt ngực:
    • Khởi đầu: 5mg/1 lần/ngày
    • Duy trì: Tùy theo tình hình của người bệnh, liều dùng có thể tăng lên 10mg sau 3 ngày. Nếu cần thiết, liều dùng có thể tăng lên mức 20mg/1 lần/ngày.
  • Liều nhịp tim nhanh trên thất:
    • Khởi đầu: 5mg/1 lần/ngày.
    • Duy trì: Tùy theo tình hình của người bệnh, liều dùng có thể tăng lên 10mg sau 3 ngày. Nếu cần thiết, liều dùng có thể tăng lên mức 20mg/1 lần/ngày.
  • Điều chỉnh liều lượng cho bệnh nhân thận:
    • Độ thanh thải creatinin dưới 40 ml/ phút
    • Khởi đầu: 2.5mg/1 lần/ngày.
    • Duy trì: 2,5-20mg /1 lần/ngày.
  • Điều chỉnh liều lượng cho gan:
    • Khởi đầu: 2.5mg/1 lần/ngày.
    • Duy trì: 2,5-20mg/1 lần/ngày.

Tác dụng phụ của Bisoprolol

Một số tác dụng phụ có thể xảy ra khi điều trị bằng Bisoprolol có thể kể đến gồm:

  • Thường gặp: 
    • Suy nhược, mệt mỏi.
    • Tiêu chảy, nôn.
    • Viêm niêm mạc mũi.
  • Ít gặp:
    • Đau ngực, phù ngoại biên.
    • Đau khớp.
    • Giảm cảm giác, mất ngủ.
    • Tim đập chậm.
    • Buồn nôn.
    • Suy hô hấp.

Suy nhược cơ thể là tác dụng phụ thường gặp khi dùng BisoprololSuy nhược cơ thể là tác dụng phụ thường gặp khi dùng Bisoprolol

Lưu ý khi sử dụng Bisoprolol

Dưới đây là một số lưu ý quan trọng khi sử dụng Bisoprolol:

Bisoprolol tương tác với những thuốc nào?

Sử dụng đồng thời Bisoprolol với một số loại thuốc dưới đây có thể gây ra tương tác thuốc, ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị và tăng nguy cơ tác dụng phụ: 

  • Thuốc Reserpin hoặc Guanethidin, Clonidin: Các thuốc này đều có tác dụng làm giảm hoạt động của hệ thần kinh giao cảm. Khi kết hợp với Bisoprolol có thể làm giảm huyết áp quá mức, dẫn đến hạ huyết áp nghiêm trọng.
  • Thuốc ức chế cơ tim hoặc ức chế sự dẫn truyền nhĩ thất như các thuốc chẹn calci: 
    • Verapamil (phenylalkylamin) và Diltiazem (benzothiazepine): Sử dụng đồng thời với Bisoprolol có thể khiến nhịp tim giảm quá mức, nhất là khi dùng qua đường tĩnh mạch.
    • Disopyramide: Là một thuốc chống loạn nhịp, khi kết hợp với Bisoprolol có thể làm tăng nguy cơ rối loạn nhịp tim.
  • Rifampicin: Đây là một loại kháng sinh có thể làm giảm nồng độ Bisoprolol trong máu do tăng quá trình chuyển hóa thuốc. Khi kết hợp hai loại thuốc này với nhau sẽ làm giảm hiệu quả điều trị của Bisoprolol.

Người bệnh cần sử dụng Bisoprolol theo tư vấn của bác sĩ chuyên khoaNgười bệnh cần sử dụng Bisoprolol theo tư vấn của bác sĩ chuyên khoa

Cần làm gì khi quên liều?

Khi quên một liều thuốc Bisoprolol, bạn cần uống bù liều ngay khi bạn nhớ ra. Tuy nhiên, nếu lúc này đã sắp đến lúc uống liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên. 

Cần làm gì khi quá liều?

Khi sử dụng thuốc Bisoprolol quá liều quy định, người bệnh có thể có những triệu chứng như: nhịp tim chậm, giảm huyết áp, suy tim sung huyết và hạ đường máu. Lúc này, cần dừng việc sử dụng Bisoprolol và tiến hành điều trị triệu chứng. Tốt nhất, bạn hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất để đảm bảo an toàn và có hướng xử trí đúng.

Nếu bạn đang gặp phải các vấn đề về tim mạch thì Bisoprolol có thể là một lựa chọn giúp kiểm soát bệnh hiệu quả, giảm nguy cơ biến chứng. Tuy nhiên, bạn tuyệt đối không nên tự ý sử dụng thuốc mà hãy thăm khám với bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và kê đơn phù hợp.

Đến với Hệ thống Y tế MEDLATEC, bạn sẽ nhận được dịch vụ khám chữa bệnh chất lượng cao và những giải pháp tốt nhất cho sức khỏe tim mạch của mình. Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ qua số qua số Hotline 1900 56 56 56.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ