Tin tức
Bụng phình to căng cứng có thể là biểu hiện của bệnh gì?
- 27/12/2022 | Rối loạn tiêu hóa: Nguyên nhân và phương pháp điều trị hiệu quả
- 23/04/2021 | Cách chữa chướng bụng đầy hơi ở trẻ hiệu quả các mẹ cần ghi nhớ
- 25/02/2023 | Thức ăn được tiêu hóa ở khoang miệng như thế nào?
1. Bụng phình to căng cứng do đâu?
Trong cơ thể con người, ổ bụng là bộ phận quan trọng, chứa nhiều cơ quan nội tạng như: dạ dày, ruột, gan, thận,... Chính vì thế, những bất thường ở bụng có thể là sự cảnh báo sự bất thường của nhiều cơ quan khác nhau.
Bụng bất thường có thể là dấu hiệu bệnh của nhiều cơ quan khác nhau
Trong đó, hiện tượng bụng phình to căng cứng có thể là dấu hiệu của một số căn bệnh như:
Rối loạn tiêu hóa
Đây là hiện tượng mà gần như ai cũng có thể gặp và gặp nhiều lần trong đời. Cùng với biểu hiện ra bên ngoài ở phần bụng, người bệnh còn xuất hiện cảm giác đau âm ỉ hoặc dữ dội. Tùy mức độ mà có thể buồn nôn, nôn, tiêu chảy hoặc táo bón trong vài ngày.
Hội chứng ruột kích thích
Thức ăn được vận chuyển từ dạ dày, qua ruột, đến trực tràng nhờ vào sự co bóp nhịp nhàng của các lớp cơ có trong thành ruột. Tuy nhiên, do một số lí do, các cơn co bóp này có thể trở nên mạnh và kéo dài hơn, dẫn tới đầy hơi, chướng bụng, cũng có thể yếu hơn dẫn tới hiện tượng phân trở nên khô, cứng.
Các hiện tượng căng phình của bụng có thể còn đi kèm đau quặn, táo bón hoặc tiêu chảy, trong phân có lẫn chất nhầy. Tình trạng này phần lớn là mãn tính với hầu hết người mắc, cho dù có những giai đoạn dường như biến mất hoàn toàn.
Ruột thừa bị viêm
Ruột thừa nếu bị viêm có thể dẫn tới nhiều nguy hiểm khó lường. Các nguyên nhân gây viêm có thể do mạch máu bị tắc nghẽn, nhiễm trùng, sỏi phân,... Cùng với hiện tượng đau ở quanh rốn, người bệnh còn bị chán ăn, sốt, buồn nôn,...
Ruột thừa khi viêm có thể dẫn tới nhiều nguy hiểm
Viêm tụy cấp
Đây là một bệnh lý nguy hiểm, có thể gây ra các biến chứng nặng nề. Biểu hiện chính của bệnh là tình trạng đau bụng, chướng bụng, sốt, buồn nôn, nôn,...
Xơ gan
Đây là tình trạng gan bị suy giảm chức năng trầm trọng, khiến cho các tế bào chuyển hóa thành những mô xơ. Thời kỳ đầu, có thể người bệnh cảm thấy chán ăn, hơi đau ở hạ sườn phải hoặc vàng da,...
Khi bệnh đã tiến triển nặng, xơ gan cổ trướng sẽ khiến cho dịch nhầy bị tích tụ tại bụng dẫn tới vùng này phình ra, chân tay cũng phù, khó thở, mệt mỏi.
2. Bảo vệ, chăm sóc vùng bụng như thế nào cho tốt?
Như trên đã nói, bụng là bộ phận rất quan trọng và những bất thường của vùng này có thể gây ảnh hưởng hoặc là biểu hiện của bất thường ở nhiều cơ quan khác nhau.
Loại trừ các trường hợp gặp phải hiện tượng bụng phình to căng cứng do nguyên nhân của các bệnh lý nguy hiểm, bạn có thể chăm sóc và bảo vệ vùng bụng bằng một số cách như sau:
Về dinh dưỡng
Thức ăn lựa chọn sử dụng hàng ngày nên là những đồ lành mạnh, hạn chế dầu mỡ, đường, thay vào đó, chú trọng và tăng cường rau quả, các loại dễ tiêu và tốt cho đường tiêu hóa.
Đặc biệt, không chỉ là rượu bia mà các loại đồ uống có ga cũng nên được hạn chế. Khi bạn dùng nước uống có ga, không khí từ đây có thể đi vào cơ thể, khiến cho tăng áp lực khiến bụng căng lên, đầy hơi, khó tiêu.
Về cách ăn uống
Ăn chậm và nhai thật kĩ luôn là điều tốt bạn có thể làm cho dạ dày cũng như bụng của mình. Chất xơ rất cần để tăng cường sức khỏe nhưng chỉ nên bổ sung từ từ, không dung nạp quá nhanh, quá nhiều.
Cùng với đó, trong bữa, không nên ăn quá no, tốt nhất là chia nhỏ các bữa ăn và ăn vừa đủ để việc tiêu hóa được thuận lợi và dễ dàng hơn.
Ăn nhiều bữa nhỏ vừa dễ dàng hơn cho tiêu hóa, vừa kiểm soát được cân nặng
Massage cơ thể và tập thể dục
Các động tác massage nhẹ nhàng cho vùng bụng có thể là cách giúp thư giãn cũng như kích thích sự tiêu hóa, giảm cảm giác khó chịu do đầy hơi, căng cứng. Đặc biệt, nếu bạn đang gặp phải hiện tượng bụng chướng, đầy hơi, có thể thực hiện massage với hướng từ sườn phải sang trái, theo chiều kim đồng hồ. Thêm chút dầu nóng để tăng hiệu quả và thực hiện khi nào ợ được hơi ra bên ngoài.
Một số bài tập thể dục, đặc biệt thuộc môn yoga có thể giúp cho bạn tăng sức khỏe vùng bụng một cách hiệu quả, điển hình là tư thế thả khí và cánh cung.
-
Với tư thế cánh cung, bạn có thể thực hiện ở tư thế nằm úp, duỗi thẳng chân và tay, sau đó gặp gối, đưa phần thân lên phía trên, hai tay vươn ra sau để nắm vào mắt cá chân, tạo cho cơ thể giống như một cánh cung, thực hiện 5 lần hít thở sâu rồi thả lỏng.
-
Tư thế thả khí: với tư thế nằm ngửa, bạn co hai gối lên rồi đan tay, ôm gối, kéo về phía sát ngực. Sau đó, đưa đầu gối lần lượt qua hai bên phải, trái rồi trở lại tư thế như lúc đầu. Lưu ý, biện pháp này chỉ thực hiện khi không có tình trạng bệnh lý cấp tính.
3. Nên làm gì khi bụng phình to căng cứng?
Có thể nói, bụng phình to căng cứng có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, không chỉ đơn giản do rối loạn tiêu hóa hay khó tiêu thông thường. Vì thế, tư tưởng chủ quan là điều nên tránh, thay vào đó, cần đi khám sớm.
Đến với các bác sĩ chuyên khoa, bạn sẽ được kiểm tra, thăm khám cả về lâm sàng và kết hợp với siêu âm, kiểm tra khi cần thiết. Từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp khắc phục hoặc chữa trị hiệu quả và an toàn.
Định kỳ đi khám là cách để kiểm soát sức khỏe bản thân
Không ít người có thói quen khi cơ thể xảy ra các hiện tượng hoặc vấn đề bất thường thì tự tìm kiếm thông tin và tự áp dụng cho bản thân do tâm lý ngại đi khám, ngại tới các bệnh viện. Điều này có thể dẫn tới nhiều nguy hiểm tới sức khỏe và đôi khi có thể bỏ lỡ giai đoạn vàng trong phát hiện và điều trị bệnh.
Cùng với đó, duy trì việc định kỳ khám, kiểm tra giúp cho bạn nắm được thông tin về sức khỏe bản thân, xây dựng, điều chỉnh kế hoạch chăm sóc sao cho hợp lý và hiệu quả.
Để biết thêm thông tin chi tiết, hoặc đặt lịch khám tại MEDLATEC, quý khách vui lòng liên hệ tới số hotline của bệnh viện - 1900 56 56 56.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!