Tin tức
Các bệnh nhiễm trùng tim thường gặp và phương pháp chẩn đoán
- 22/07/2021 | Gỡ rối lo lắng: bị bệnh tim có nên quan hệ không
- 15/07/2021 | Tại sao ăn mặn nguy cơ bệnh tim? Liệu pháp khắc phục là gì?
- 10/06/2021 | Các bệnh tim mạch thường gặp ở người cao tuổi và cách phòng ngừa
1. Nhiễm trùng tim nguy hiểm như thế nào?
Tim là cơ quan quan trọng của cơ thể, là trung tâm tuần hoàn máu và thực hiện co bóp liên tục, đều đặn để đảm bảo chức năng này. Vì thế, trái tim được bảo vệ trong lồng ngực bởi xương lồng ngực, bên ngoài là một lớp mô bảo vệ để tránh tổn thương và sự tấn công từ các tác nhân bên ngoài.
Nhiễm trùng tim xảy ra khi vi khuẩn hoặc virus tấn công gây viêm ở tim
So với những cơ quan khác, nhiễm trùng tim hiếm gặp hơn nhưng cũng nguy hiểm hơn bởi hầu hết trường hợp đều do vi khuẩn trong máu xâm nhập vào tim. Khi nhiễm trùng máu xảy ra, nhiều cơ quan khác ngoài tim cũng bị nhiễm trùng cấp, gây ra những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
Nhiễm trùng tim xảy ra khi vi khuẩn hoặc tác nhân lạ tấn công vào bất cứ lớp nào của tim, bao gồm:
Viêm nội tâm mạc
Vi khuẩn tấn công gây viêm ở lớp nội mạc lót bên trong van tim và các buồng tim. Đây là dạng nhiễm trùng tim thường gặp nhất, bệnh nhân thường đồng thời mắc bệnh van tim hoặc vấn đề sức khỏe tim khác.
Viêm cơ tim
Đây là bệnh xảy ra khi tác nhân lạ tấn công và gây viêm ở lớp cơ tim, chủ yếu là virus. Dạng nhiễm trùng tim này khá thường gặp, nguyên nhân có thể do vi khuẩn hoặc virus.
Viêm cơ tim là dạng nhiễm trùng tim thường gặp
Viêm ngoại tâm mạc
Vùng tim bị ảnh hưởng là lớp màng ngoài cùng bao bọc toàn bộ trái tim, tác nhân chủ yếu cũng là virus. Dạng nhiễm trùng tim này không quá nguy hiểm, bệnh nhân được điều trị sớm và tích cực sẽ phục hồi tốt.
Nhiễm trùng tim đa phần không nguy hiểm nếu phát hiện và điều trị sớm, tuy nhiên những bệnh nhân sức khỏe yếu, mắc bệnh lý tim khác hoặc nhiễm trùng huyết nghiêm trọng thì nguy cơ biến chứng rất cao. Cần nhận biết dấu hiệu nguy hiểm của bệnh như: đau tức ngực, lú lẫn, mất ý thức, thay đổi thị lực, cảm giác tê yếu một bên cơ thể,… Lúc này người bệnh cần sớm được đưa đi cấp cứu, nếu không sẽ nguy hiểm đến tính mạng.
2. Các bệnh nhiễm trùng tim thường gặp nhất
Viêm cơ tim là dạng nhiễm trùng tim thường gặp, tác nhân gây bệnh khác nhau sẽ gây những tổn thương và tiến triển bệnh khác nhau. Các dạng thường gặp bao gồm:
2.1. Nhiễm trùng tim do liên cầu beta tan huyết nhóm A
Tác nhân gây bệnh này thường phát triển ở họng, răng,… sau đó xâm nhập vào máu và gây nhiễm trùng tim, cơ tim là vùng thường bị tổn thương và viêm nhiễm nhất. Triệu chứng đặc trưng của bệnh có thể nhận biết gồm:
-
Triệu chứng nhiễm khuẩn liên cầu beta tan huyết nhóm A: Đau họng, sưng hạch ở cổ, đỏ họng, sốt, viêm ngoài da,…
-
Triệu chứng viêm cơ tim: Mạch yếu, nhịp tim nhanh, đau tức ngực, khó thở, hồi hộp,…
Tình trạng đau tức ngực là triệu chứng nhiễm trùng tim điển hình
-
Triệu chứng viêm ở khớp: Thường gặp tình trạng đau, sưng đỏ ở khớp gối, ảnh hưởng đến khả năng vận động và di chuyển của người bệnh. Đa phần triệu chứng viêm ở khớp đáp ứng tốt với thuốc giảm đau như aspirin.
-
Dấu hiệu múa vờn, vung tay chân vô thức,…
-
Xuất hiện ban đỏ trên da hoặc dưới da, đặc biệt xuất hiện nhiều ở vùng quanh các khớp.
2.2. Nhiễm trùng tim do bạch hầu
Vi khuẩn bạch hầu thường gây nhiễm khuẩn cấp tính, xuất hiện giả mạc ở hầu họng, thanh quản, tuyến hạnh nhân và mũi. Bệnh nhân thường xuất hiện triệu chứng nhiễm khuẩn cấp tính ở các cơ quan khác trước khi dẫn đến nhiễm trùng tim.
Điều nguy hiểm mà vi khuẩn bạch hầu gây ra là vừa gây tổn thương nghiêm trọng và gây nhiễm độc, đa phần biến chứng nặng đều do độc tố vi khuẩn tạo ra. Khoảng 20% bệnh nhân mắc bạch hầu bị nhiễm trùng tim, lúc này tỉ lệ tử vong của bệnh nhân rất cao (lên tới 80 - 90%).
Nhận biết nhiễm trùng tim do bạch hầu bằng các dấu hiệu sau:
-
Nhiễm khuẩn bạch hầu ở đường hô hấp: sưng đỏ vùng cổ, khó nuốt, sốt, mệt mỏi, da xanh xao, xuất hiện giả mạc bạch hầu màu trắng ngà hoặc xám bám chặt ở thanh quản, kèm theo đó là tình trạng viêm xung quanh.
-
Nhiễm khuẩn tim do độc tố vi khuẩn bạch cầu: hạ huyết áp, nhịp tim nhanh, đau tức ngực, khó thở khi hoạt động gắng sức, hồi hộp đập trống ngực, mạch yếu,…
Virus có thể gây nhiễm trùng và tổn thương tim vĩnh viễn
2.3. Nhiễm trùng tim do virus
Hai tác nhân virus thường gây nhiễm trùng tim nhất là Adenovirus và Coxsackievirus B.
Dấu hiệu nhiễm trùng tim do virus rất đặc trưng như sau:
-
Dấu hiệu nhiễm virus: Sốt nhẹ, đau đầu, đau họng, tiêu chảy, cảm giác đau mỏi khớp, mất sức.
-
Dấu hiệu viêm cơ tim: hạ huyết áp, đau tức ngực, mạch yếu, nhịp tim đập nhanh, khó thở cả khi nghỉ ngơi lẫn khi làm việc gắng sức,…
3. Phương pháp chẩn đoán bệnh nhiễm trùng tim
Các triệu chứng lâm sàng có vai trò định hướng bệnh, song để chẩn đoán chính xác bệnh cần thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng. Các kỹ thuật chẩn đoán thường dùng bao gồm:
3.1. Siêu âm tim
Siêu âm tim để đánh giá tình trạng giãn ở tim, chức năng co bóp, tổn thương van tim và vấn đề liên quan đến dịch quanh tim.
3.2. Điện tim
Điện tim có vai trò để đánh giá tim về mặt điện học, phát hiện các tổn thương cơ tim cũng như bất thường về nhịp tim.
Điện tim giúp đánh giá tổn thương tim về mặt điện học
3.3. Chụp X-quang tim phổi
Ảnh chụp X-quang giúp đánh giá kích thước, bóng tim, cấu trúc và hình dáng tim.
3.4. Xét nghiệm máu
Xét nghiệm công thức máu, kiểm tra men tim và các chỉ số như tốc độ máu lắng, protein C để đánh giá tình trạng nhiễm trùng tim.
Nhiễm trùng tim là một bệnh lý phức tạp có thể do rất nhiều tác nhân gây ra, việc xác định chính xác tác nhân gây bệnh cũng như tình trạng tổn thương giúp điều trị hiệu quả hơn. Nếu có những triệu chứng nghi ngờ bệnh, cần sớm tới cơ sở y tế để kiểm tra và chẩn đoán.
Tổng đài 1900 56 56 56 của MEDLATEC luôn sẵn sàng giải đáp bất kỳ thắc mắc nào của khách hàng 24/7.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!