Tin tức
Các biện pháp hỗ trợ điều trị herpes sinh dục là gì?
- 01/07/2023 | Hướng dẫn cách chăm sóc sức khỏe khi mắc herpes sinh dục
- 01/07/2023 | Cách phát hiện herpes sinh dục như thế nào
- 01/07/2023 | Biến chứng của herpes sinh dục là gì, có nguy hiểm không?
- 01/07/2023 | Tìm hiểu về phương pháp điều trị herpes sinh dục
- 01/07/2023 | Những điều nên biết về biểu hiện và điều trị herpes sinh dục
1.
Vì sao cần điều trị bệnh herpes sinh dục?
Mặc dù có nhiều trường hợp bị herpes sinh dục không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ nên không biết mình mắc bệnh nhưng một khi đã có triệu chứng thì người bệnh sẽ bị mụn nước, vết loét nhiễm trùng gây đau đớn, khó chịu. Thậm chí có nhiều người vì herpes sinh dục nên bị đau buốt, gặp khó khăn trong tiểu tiện.
Herpes sinh dục gây nên các mụn nước, vết loét đau đớn, ảnh hưởng đến đời sống chăn gối
Các triệu chứng trên đây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống tình dục, khiến người bệnh trở nên tự ti và sợ chăn gối. Ở giai đoạn bùng phát, bệnh rất dễ dàng lây cho người khác và nếu không được điều trị thì tần suất tái phát sau đó có nguy cơ tăng lên rất nhiều.
Chính vì thế, người bệnh cần có biện pháp hỗ trợ điều trị herpes sinh dục, càng thực hiện sớm thì càng giảm được khó chịu do triệu chứng của bệnh và thời gian mắc bệnh cũng được rút ngắn.
2. Phương pháp hỗ trợ điều trị herpes sinh dục là gì?
2.1. Chẩn đoán bệnh herpes sinh dục
Muốn có phác đồ hỗ trợ điều trị herpes sinh dục hiệu quả thì người bệnh cần được chẩn đoán bệnh. Thông thường, phương pháp chẩn đoán herpes sinh dục sẽ kết hợp giữa các triệu chứng lâm sàng với kết quả của xét nghiệm cận lâm sàng.
Đặc trưng tổn thương do virus herpes tương đối dễ nhận biết nên bác sĩ sẽ căn cứ vào đây để chẩn đoán. Trường hợp bệnh nhân không có triệu chứng rõ ràng, bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm cận lâm sàng để xác định nhiễm HSV. Các xét nghiệm bao gồm:
Xét nghiệm được thực hiện thông qua mẫu bệnh phẩm là dịch tiết từ vết loét hoặc mụn nước của người bệnh. Mẫu bệnh phẩm sẽ được đưa đến phòng xét nghiệm để nuôi cấy tìm sự hiện diện của virus. Xét nghiệm PCR đang được dùng để chẩn đoán herpes vì có với độ nhạy cao hơn.
Xét nghiệm HSV cung cấp cơ sở chẩn đoán để điều trị herpes sinh dục
Ngoài ra, chẩn đoán herpes sinh dục còn được thực hiện thông qua xét nghiệm khác là xét nghiệm kháng thể HSV.
2.2. Phương pháp hỗ trợ điều trị herpes sinh dục
2.2.1. Nguyên tắc điều trị herpes sinh dục
Việc hỗ trợ điều trị herpes sinh dục cần được tiến hành càng sớm càng tốt, đặc biệt là trong vòng 72 giờ từ thời điểm xuất hiện tổn thương. Có nhiều loại thuốc được dùng để điều trị bệnh nhưng đều cần đảm bảo nguyên tắc:
- Điều trị tại chỗ để dự phòng bội nhiễm.
- Dùng thuốc kháng virus để kiểm soát triệu chứng và giảm thiểu bài xuất HSV.
Trường hợp bội nhiễm cần được sử dụng kháng sinh phổ rộng. Quá trình điều trị cần kết hợp nâng cao thể trạng cho người bệnh.
Hầu hết các trường hợp mắc bệnh chỉ cần hỗ trợ điều trị ngoại trú, chỉ trường hợp mắc bệnh ở mức độ nghiêm trọng hoặc kèm theo biến chứng mới điều trị nội trú. Việc điều trị nên được thực hiện cả từ phía bạn tình để phòng ngừa các bệnh lý lây truyền đường tình dục khác, nhất là HIV.
2.2.2. Phương pháp điều trị herpes sinh dục
Thông thường, phương pháp hỗ trợ điều trị herpes sinh dục sẽ được lựa chọn một trong các phác đồ sau:
Các loại thuốc kháng virus thường được dùng để hỗ trợ điều trị herpes sinh dục
- Với trường hợp herpes sinh dục tiên phát: dùng thuốc đường uống với thời gian điều trị 7- 10 ngày:
+ Acyclovir 400mg: 3 lần/ngày.
+ Acyclovir 200mg: 5 lần/ngày.
+ Valacyclovir 500mg: 2 lần/ngày.
+ Famciclovir 250mg: 3 lần/ngày.
- Với trường hợp herpes sinh dục tái phát: tốt nhất nên bắt đầu điều trị bằng thuốc uống kháng virus trong 24 giờ tính từ khi khởi phát triệu chứng:
+ Acyclovir 400mg: 3 lần/ngày (liều 5 ngày) hoặc Acyclovir 800mg 2 lần/ngày (liều 5 ngày) hoặc Acyclovir 800mg 3 lần/ngày (liều 2 ngày).
+ Valacyclovir 500mg: 2 lần/ngày, liên tiếp 3 ngày.
+ Famciclovir 25 mg: 2 lần/ngày, liên tiếp 5 ngày.
- Với trường hợp mắc bệnh herpes sinh dục đồng thời với bị suy giảm miễn dịch và nhiễm HIV thì có thể điều trị bằng 1 trong các phác đồ kháng virus đường uống sau:
+ Acyclovir 400mg: 3 lần/ngày, liên tiếp 5 ngày.
+ Valacyclovir 500mg: 2 lần/ngày, liên tiếp 5 ngày.
+ Famciclovir 500mg: 2 lần/ngày, liên tiếp 5 ngày.
- Phác đồ điều trị dự phòng herpes sinh dục dành cho trường hợp thường xuyên tái phát bệnh: dùng kháng virus đường uống liên tục 6 - 12 tháng tùy từng trường hợp:
+ Acyclovir 400mg: 2 lần/ngày.
+ Valacyclovir 500mg: 1 lần/ngày.
+ Famciclovir 250mg: 2 lần/ngày.
+ Acyclovir 400mg: 2 lần/ngày.
+ Valacyclovir 500mg: 2 lần/ngày.
+ Famciclovir 500mg: 2 lần/ngày.
Trong quá trình điều trị theo phác đồ trên người bệnh cũng cần thực hiện biện pháp hỗ trợ điều trị herpes sinh dục tại chỗ bằng nước muối sinh lý để vệ sinh tổn thương kết hợp với thuốc bôi tại chỗ.
Dù áp dụng phương pháp điều trị herpes sinh dục nào thì chỉ khi được tiến hành điều trị sớm nhất người bệnh mới có thể đạt được mục đích điều trị cao nhất. Đến nay, thuốc đặc trị herpes sinh dục tuy chưa có nhưng bằng việc kiên trì thực hiện theo đúng phác đồ của bác sĩ, người bệnh có thể “chung sống” hòa bình với virus này và tránh được nguy cơ lây nhiễm bệnh cho mọi người.
Nhìn chung, herpes sinh dục không phải là bệnh lý nguy hiểm nhưng lại thuộc nhóm bệnh lây truyền đường tình dục có tính chất lây nhiễm nhanh và dễ. Vì thế, phát hiện để điều trị herpes sinh dục từ sớm là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe người bệnh và ngăn ngừa lây nhiễm.
Mức độ nghiêm trọng của bệnh herpes sinh dục không giống nhau ở mỗi trường hợp mắc bệnh. Vì thế, để biết chính xác trường hợp của mình nên hỗ trợ điều trị herpes sinh dục bằng cách nào là hiệu quả nhất thì người bệnh nên khám bác sĩ da liễu để được chẩn đoán và hướng dẫn cụ thể.
Mọi thắc mắc khác có liên quan đến bệnh lý này hoặc có nhu cầu thăm khám herpes, quý khách hàng có thể gọi đến hotline 1900 56 56 56 để được tổng đài viên thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giải đáp chi tiết, hướng dẫn đặt lịch khám nhanh chóng.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!